Lĩnh vực nghệ thuật điêu khắc

Một phần của tài liệu NHỮNG DẤU ẤN CỦA NỀN VĂN HÓA ẤN ĐỘ TRONG HỆ THỐNG THÁP CHĂM Ở NINH THUẬN (Trang 25 - 31)

7. Bố cục của đề tài

1.3.3.Lĩnh vực nghệ thuật điêu khắc

Ngay từ những thế kỷ đầu Công nguyên, nghệ thuật điêu khắc tôn giáo Ấn Độ đã du nhập vào Chăm Pa và được người Chăm tiếp nhận. Cũng như Ấn Độ, nghệ thuật

26 điêu khắc Chăm Pa chủ yếu phục vụ tôn giáo, cụ thể là mang đậm ấn tượng của Phật giáo và Ấn Độ giáo. Ngắm nhìn các tác phẩm điêu khắc Chăm Pa, chúng ta không thể không nghĩ đến Ấn Độ. Với quan niệm sâu sắc về vũ trụ, cuộc sống, người Ấn Độ đã cho ra đời một nền văn hóa đặc sắc hòa quyện giữa đời và đạo. Và chính những tác phẩm điêu khắc Chăm cũng nói lên điều đó. Các bức tượng và phù điêu Chăm Pa đã cho thấy được điêu khắc Chăm Pa đã chịu ảnh hưởng rất sâu đậm bởi điêu khắc tôn giáo Ấn Độ.

Thứ nhất là về đề tài thể hiện trong điêu khắc Chăm. Hầu hết các vị thần Hindu giáo xuất hiện trong thần thoại Ấn Độ là Siva, Visnu, Brhama đều được các nghệ nhân Chăm thể hiện trong điêu khắc. Không chỉ tên gọi, các nhân vật còn được khắc họa kèm theo những nét đặc trưng và những điển tích liên quan (con vật cưỡi như Sera, bò thần Nadin, các vật biểu trưng, những điển tích lớn có liên quan…)14. Trước hết phải kể đến Brahma, Visnu, Siva, ba vị thần chủ của Hindu giáo. Brahma, vị thần sáng tạo trong thần thoại Ấn Độ. Bức phù điêu “đản sinh Brahma” trên mí cửa Mỹ Sơn E1 được thể hiện khá trung thành với những điều thần thoại Ấn Độ đã nêu (Brahma nằm dài trên lưng con rắn bảy đầu đang trôi bồng bềnh trên biển vũ trụ. Từ rốn thần mọc lên một hoa sen, trên hoa sen, thần Brahama có ba mặt, được sinh ra từ một quả trứng vàng hay trôi trên biển vũ trụ hay từ một đóa hoa sen mọc lên). Ngoài bức phù điêu trên, người ta còn tìm được trong kho tàng điêu khắc Chăm mười bức tượng về vị thần này. Bên cạnh Brahma, Visnu được tôn sùng như các vị thần bảo hộ. Trong kho tàng điêu khắc Chăm, ta có thể tìm thấy nhiều tượng, phù điêu Visnu ở Mỹ Sơn, Phong Lệ, Khương Mỹ. Trong các bức phù điêu đó, Visnu được thể hiện chủ yếu trong hai tư thế: Nằm trên lưng con rắn trôi giữa biển Ananta, bên cạnh có nhân điểu Garuda, Visnu có bốn tay, cầm các vật biểu trưng như trong thần thoại Ấn Độ. Thần Visnu thường xuất hiện cùng với vật cưỡi là nhân điểu Gruda. Các hóa thân và những câu chuyện nơi trần thế của Visnu cũng được các nghệ nhân Chăm Pa thể hiện. Trong các bức phù điêu ký hiệu 45.2, 45.3, ở Trà Kiệu, ta thấy có sự xuất hiện của hoàng tử Rama, Laskmana, Hunuman – thần khỉ, hợp thành một câu chuyện về hoàng tử Rama và chiến công của chàng cùng thần khỉ. Đây là lần hóa thân thứ bảy của Visnu, để

27 cứu thoát con người. Trong ba vị thần chủ đạo Hindu, Siva là vị thần được người Chăm tôn sung nhất. Theo thần thoại Ấn Độ, Siva vừa là thần hủy diệt, vừa là thần bảo tồn và sáng tao. Văn hóa Chàm xác định là: Ở đâu có màu sắc tôn giáo thì ở đó có bóng dáng Siva15. Có lẽ vì người Chăm Pa đã tìm thấy những năng lực phù hợp với khát vọng sống của mình. Là vị thần pháp lực vô biên, Siva được miêu tả trong thần thoại Ấn Độ như là vị thần có nhiều đầu, nhiều tay, giữa trán có mắt thứ ba.

Trong kho tàng điêu khắc Chăm Pa, tác phẩm về Siva được tìm thấy nhiều ở Mỹ Sơn, Phong Lệ, Trà Kiệu, Chánh Lộ, tháp Mắm… đa số các tác phẩm đều thể hiện hình ảnh vị chúa tể vũ trụ đang đắm mình trong điệu múa. Tay cầm những vật biểu trưng như đinh ba, kiếm, cung… Bên dưới Siva là các điệu múa của các nhạc công hay thủy quái Makara đang dâng hoa sen như tác phẩm điêu khắc Chăm thể hiện Siva đang quay cuồng trong điệu múa mười tay cầm chắc một sợi dây, hình ảnh này gợi nhớ điển tích Siva quấy biển sữa trong thần thoại Ấn Độ. Cũng theo thần thoại Ấn Độ, có một thời kỳ Siva hóa thân thành người đi khuất thực. Sự kiện này cũng được người Chăm Pa phản ánh qua bức tượng đứng “Siva ăn mày” tìm thấy ở Mỹ Sơn. Trong bức tượng này, Siva không có phong thái dữ dội, không nhiều mắt, nhiều chân, tay mà có thêm hình mặt trăng lưỡi liềm ở giữa trán. Linga – một hình tượng độc đáo của Siva cũng được Chăm Pa thể hiện. Ngoài Brahman, Visnu, Siva, người Chăm còn thể hiện nhiều vị thần khác của Ấn Độ gắn liền với những vật biểu trưng và điển tích liên quan tới họ. Chẳng hạn, Ganesa vị thần mình người đầu voi được yêu mến ở Ấn Độ, đã được Chăm Pa thể hiện với nhiều tác phẩm, với Ganesa thường có bốn tay, cầm củ cải hay chum lá, chỉ có một ngà. Hình ảnh này gợi lại một điển tích trong thần thoại Ấn Độ, cho rằng Ganesa đã bị gãy một ngà khi giao chiến với Parashura bị gãy.

Thứ hai, điêu khắc Chăm ảnh hưởng từ những quan niệm được thể hiện trong điêu khắc Ấn Độ. Một đặc điểm trong tư tưởng người Ấn là tính dung hòa, trong đó có cả

tôn giáo. Điêu khắc Ấn Độ đã thể hiện điều này qua hình tượng Phật Thích Ca là hóa thân

28 thứ 9 của Visnu. Trong điêu khắc Chăm Pa cũng thể hiện sự hòa hợp giữa Phật giáo và Hindu giáo, dấu hiệu của sự hòa hợp này là hình tượng Đức Phật có đeo sợi dây thiêng đính huy hiệu Balamon giáo hay Phật ngồi trên những cuộn rắn Nagar. Theo quan điểm của người Ấn Độ, nguyên lý nữ tính (shakti) là lực lượng chủ yếu trong vũ trụ, chỉ có nó mới có khả năng biến đổi sức mạnh tiềm tàng nam tính thành hành động. Chính vì vậy, các thần linh như Brahma, Vishnu, Siva… đều có thuộc tính nữ, thể hiện ra bên ngoài bởi các vị phu nhân của họ. Điêu khắc Chăm Pa đã dễ dàng tiếp thu quan điểm này của Ấn Độ, thế nên bên cạnh các vị thần Brahma, Visnu, Siva người Chăm đã tạo nên rất nhiều tác phẩm thể hiện hình tượng vợ của các thần (Saravati, Laskmi, Uma…).

Nghệ thuật điêu khắc Chăm Pa đồng thời còn tiếp thu quan niệm thẩm mỹ về vẻ đẹp cơ thể của Ấn Độ, theo Ấn Độ một cơ thể đẹp phải là cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy sức sống, những đường nét trên cơ thể phải toát ra một nguồn sinh lực, hứa hẹn một khả năng sinh sôi dạt dào, quan niệm này phù hợp với tín ngưỡng phồn thực bản địa của cư dân Chăm Pa. Việc đưa những hình ảnh nhục cảm vào mỹ thuật tôn giáo đối với người Ấn Độ là “cách thức lấy vẻ đẹp của thế giới vật chất như là một phương tiện để hướng các tín đồ tới vẻ đẹp tâm linh của sự giác ngộ chân thành”16.

Tiếp thu quan niệm sâu sắc về nhục cảm và cái đẹp của thân thể của Ấn Độ và thể hiện nó khá trung thành trên các bức tượng, phù điêu, người Chăm đã thể hiện những hình tượng nữ đầy gợi cảm trên các đền tháp và trong điêu khắc, ví như hình tượng các thánh mẫu bằng đất nung với chiếc mông tròn và bộ ngữ lớn, tượng nữ thần Hindu và Bồ Tát với khuôn ngực trần, hông rộng, eo thon… Giống như ở Ấn Độ, những nữ thần Ấn Độ giáo, Bồ Tát Phật giáo của Chăm Pa vừa hừng hực sức hấp dẫn trần tục vừa siêu thoát, thanh cao. Robbert Fisher đã nhận xét: “… những phụ nữ khiêu gợi như thế hiếm khi xuất hiện trong nghệ thuật Chăm trừ khi chịu ảnh hưởng trực tiếp của Ấn Độ”17.

16Ngô Văn Doan (1994), Tháp cổ Chăm Pa - huyền thoại và sự thật, Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội, tr. 2.

29

Có thể nhận thấy, những nội dung tôn giáo Ấn Độ đã ảnh hưởng sâu sắc đến điêu khắc Chăm Pa. Những quan điểm và thần tích tôn giáo Ấn Độ đã cung cấp cho người

Chăm những đề tài vô tận để sáng tạo. Tuy vậy, điêu khắc Chăm Pa không chỉ phản ảnh quan niệm tôn giáo Ấn Độ, nghệ thuật luôn mang tính sáng tạo của chủ thể, chính vì thế bên trong bóng dáng Ấn Độ, điêu khắc Chăm Pa mang tiếng nói riêng của người Chăm. Các nghệ nhân Chăm Pa cũng có sự chọn lọc đối với các hình tượng, nội dung sự kiện… theo hướng phù hợp với tâm tư, tình cảm của mình. Trong điêu khắc Chăm, không thể tìm được tác phẩm nào thể hiện sự giáng hạ của sông Hằng – một đề tài phổ biến ở Ấn Độ. Hay hình tượng Visnu hóa thân vào lợn rừng ủi đất làm thành lục địa Ấn Độ, được thay thế bằng hình tượng Visnu hóa thân trong Krisna, tay đang nâng quả núi - cư dân Chăm đã gửi gắm trong hình ảnh Krisna ước mơ chống lại loại bão, lũ.

Điêu khắc Chăm Pa đã học tập những nguyên tắc tiếu tượng của Ấn Độ, đồng thời mô phỏng các phong cách nghệ thuật điêu khắc qua từng thời kỳ khác nhau của nghệ thuật điêu khắc Ấn Độ. Đó chính là sự ảnh hưởng thứ ba, về mặt nguyên tắc tiếu tượng trong điêu khắc. Những nguyên tắc tiếu tượng này do chính con người tạo nên trên nền tảng đức tin và những nội dung cụ thể. Mỗi tôn giáo có những nguyên tắc tiếu tượng riêng của nó. Đối với Phật giáo, trong những thế kỷ đầu, người Ấn Độ đã mượn hình ảnh cây bồ đề, dấu chân, bánh xe pháp luân… để nói về Đức Phật, không được đắp vẽ tượng Phật vì như vậy là xúc phạm thần thánh. Từ đầu Công nguyên, ở Ấn Độ, những tác phẩm thể hiện Đức Phật dưới dạng người đã xuất hiện với các phong cách đa dạng như Gandhara ở Bắc Ấn, phong cách Gupta, Amaravati, Cholo18... Nhưng Đức Phật được thể hiện với một số nét đặc trưng như một nấm tròn nổi trên đỉnh đầu, một xoáy tròn giữa đôi lông mày, đôi tay lớn, dái tai dài, đôi tay thể hiện các thủ ấn…Bồ Tát là trung gian giữa Phật và chúng sinh. Bồ Tát luôn mang một hình Adida trước búi tóc, Bồ Tát thể hiện có bốn tay, cầm bốn vật biểu trưng như quyển kinh, bình nước, chỗi hạt, hoa sen. Trái với sự dịu dàng của điêu khắc Phật giáo, ngự trị trong điêu khắc Hindu là nhịp điệu mạnh mẽ và năng động. Các thần linh tối cao của Hindu giáo thường được miêu tả với nhiều đầu, nhiều mắt và chân tay… tượng trưng

30 cho sứ mệnh, quyền năng siêu nhiên. Hindu giáo có nhiều thần khác nhau, trong điêu khắc Hindu những vị thần này thường được thể hiện kèm theo các vật biểu trưng và con vật cưỡi.

Trong điêu khắc tôn giáo Ấn Độ, nguyên tắc tiếu tượng như khung sườn thể hiện cái tinh thần tinh túy của tôn giáo. Các nghệ nhân có thay đổi chăng là một vài chi tiết nhỏ không làm ảnh hưởng đến tinh thần tôn giáo chung. Và chính những sáng tạo thay đổi đó tạo ra những phong cách nghệ thuật khác nhau cho điêu khắc Ấn Độ qua các thời kỳ. Những nguyên tắc tiếu tượng và các phong cách nghệ thuật Ấn Độ qua các thời kỳ đã ảnh hưởng sâu đậm đến Chăm Pa, cung cấp những mẫu hình để các nghệ nhân Chăm tạo nên những tác phẩm điêu khắc. Xem xét cách thể hiện các tác phẩm điêu khắc qua các giai đoạn phát triển của nền nghệ thuật điêu khắc Chăm Pa, ta thấy được sự ảnh hưởng cũng như mức độ ảnh hưởng của nghệ thuật Ấn Độ đối với Chăm Pa. Dấu chân là một biểu tượng của Đức Phật, tại Quảng Ngãi, núi Đại Điếm, Bình Thuận người ta tìm thấy những dấu chân Đức Phật. Chứng tỏ rằng, từ rất sớm, Chăm Pa đã tiếp thu giáo lý và nguyên tắc tiếu tượng Phật giáo Ấn Độ19.

Trong giai đoạn thế kỷ II đến giữa thế kỷ VIII, các tác phẩm điêu khắc Chăm ảnh hưởng rõ nét của phong cách nghệ thuật Ấn Độ. Chỉ từ nửa thế kỷ VIII, nền nghệ thuật điêu khắc Chăm Pa mới bộc lộ những “cá tính Chăm Pa” của mình. Đến giữa thế kỷ VIII, với Phong cách Mĩ Sơn E1 – ảnh hưởng của Ấn Độ đã phai nhạt, thay vào đó là ảnh hưởng của nghệ thuật Khơ Me như mi cửa Mỹ Sơn E1 gần giống với mi của Vat Eng Khna (620), và Tuoi Baset (640 TCN) và tính bản địa Chăm tăng dần với những vẻ đẹp riêng như sự xuất hiện của chiếc sampot mà nam giới Chăm Pa thường hay mặc, là đôi lông mày hình một đường kẻ quanh co, liên tục, là động tác múa phóng khoáng .

Đến sau thế kỷ X, nét trang nhã của phong cách Trà Kiệu (phù điêu vũ nữ Trà Kiệu với tư thế nhẹ nhàng, duyên dáng, gợi cảm), qua việc trực tiếp tiếp thu phong cách nghệ thuật Java, Chăm Pa gián tiếp nhận trở lại phong cách nghệ thuật Ấn Độ. Giai

31 đoạn thế kỷ XI - XIII, các bức tượng vẻ thô phác cầu kỳ của phong cách Tháp Mắm (tượng Lokesvara (Bình Định), tượng Phật (Huế)…) thể hiện dấu ấn sâu sắc của nghệ thuật Campuchia (qua các hình tượng của nhân vật hao hao giống các tượng Khơ Me có mặt hình bầu dục kéo dài, trán rộng, mũi lớn, mày cong, đôi mắt lớn, miệng rộng… Đồ đội của nhân vật cũng kém mềm mại với hình chiếc nón nhiều bậc kéo dài xuống đôi tai và còn ảnh hưởng của phong cách nghệ thuật Đại Việt (ở cách thể hiện con rồng, hoa lá, mây trời…). Nghệ thuật Chăm Pa giai đoạn XIV – XVI là một sự đoạn tuyệt với truyền thống tạc tượng Ấn Độ tỉ mỉ, duyên dáng qua tượng Visnu (Biên Hòa), tượng Siva (Tây Nguyên). Càng về sau, nghệ thuật điêu khắc Chăm càng nhạt nhòa cùng với sự nhạt nhòa của vai trò chính trị trong khu vực Đông Nam Á.

Như vậy, ta thấy nghệ thuật điêu khắc của Chăm Pa chịu ảnh hưởng sâu sắc của điêu khắc Ấn Độ từ đề tài thể hiện đến quan điểm (dung hòa, nguyên lý nữ tính, vẻ đẹp của cơ thể) đến nguyên tắc tiếu tượng với những tác phẩm Phật giáo Chăm Pa dịu dàng, thanh thản, những tác phẩm Hindu lại mạnh mẽ, năng động, các hình tượng nữ thần đầy quyến rũ và các phong cách nghệ thuật Ấn Độ, không quá khó để nhận ra dấu ấn của phong cách Amaravati, Gupta… trên các bức tượng và phù điêu của Chăm Pa.

Một phần của tài liệu NHỮNG DẤU ẤN CỦA NỀN VĂN HÓA ẤN ĐỘ TRONG HỆ THỐNG THÁP CHĂM Ở NINH THUẬN (Trang 25 - 31)