Về quá trình văn hóa Ấn Độ du nhập vào Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến

Một phần của tài liệu NHỮNG DẤU ẤN CỦA NỀN VĂN HÓA ẤN ĐỘ TRONG HỆ THỐNG THÁP CHĂM Ở NINH THUẬN (Trang 88 - 90)

7. Bố cục của đề tài

3.1.1. Về quá trình văn hóa Ấn Độ du nhập vào Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến

hệ thống đền tháp của Vương quốc cổ Chăm Pa

Lịch sử nhân loại đã chứng kiến quá trình lên ngôi và chuyển đổi không ngừng của các nền văn hóa thế giới. Trên con đường định hình và phát triển, kiến tạo đất nước, gìn giữ và bảo vệ bản sắc văn hóa là nhiệm vụ then chốt của mỗi quốc gia trong việc khẳng định giá trị thiêng liêng cốt lõi, cũng như nâng cao tiếng nói của dân tộc mình. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, bên cạnh việc giữ gìn văn hóa ngàn đời, các quốc gia cũng không ngừng “thay máu”, tiếp thu và giao hòa với những nền văn minh khác nhau, tạo thành những giá trị đẹp làm phong phú kho tàng văn hóa dân tộc. Giao lưu văn hóa là cơ hội mở ra cánh cửa đa dạng văn hóa của mỗi quốc gia, thông qua quá trình tiếp xúc giữa người với người trên các phương diện lịch sử, địa lý, kinh tế- xã hội, qua đó không chỉ bổ sung cái nhìn sâu sắc về giá trị của mỗi quốc gia mà còn thu được nhiều lợi ích tinh thần từ việc giao lưu văn hóa.

Việt Nam và Ấn Độ là hai quốc gia có mối quan hệ “máu thịt” lâu đời mà ảnh hưởng của nó vẫn còn nguyên vẹn những giá trị thuần túy, sống động trong tập quán và trở thành một biểu tượng cao đẹp cho đến tận ngày nay. Theo nhiều nguồn tài liệu của các sử gia, văn hóa Ấn Độ đã có sự tiếp xúc với vùng Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng vào những thế kỷ đầu Công nguyên. Theo đó, vào khoảng nửa đầu thế kỷ I sau Công nguyên chắc chắn đã có cuộc tiếp xúc giữa những người mang văn hóa Ấn Độ với những người dân bản địa 3 vùng Bắc- Trung- Nam nước ta lúc bấy giờ… Nhiều tu sĩ đã đến tu và truyền giáo ở nước ta, đó là cơ sở hình thành một lớp văn minh Phật giáo - Bà la môn giáo đầu tiên73. Rõ ràng, sức hấp dẫn đầu tiên thu hút những thương gia Ấn Độ đặt chân đến

73Nguyễn Duy Ninh, (1998), “Đền Độc Cước- dấu chân thần- biểu tượng Phật”, Tạp chí Khảo cổ học, số 1-2, tr.82-83.

89 Việt Nam là “món hời” từ việc buôn bán và trao đổi nguyên vật liệu. Trên con đường vượt đại dương đó, các đoàn lái buông thường mang theo những giáo sĩ, thầy tu để cầu nguyện. Đây là điều kiện thuận lợi để tri thức từ kho tàng văn minh Ấn Hằng lan tỏa vào tâm thức người Việt chúng ta, bao gồm cả chữ viết, nghệ thuật khắc tượng, những điệu múa hay triết lý nhân sinh từ tôn giáo. Những vị thần có quyền lực tối cao của Ấn Độ được thay đổi theo hướng hỗn dung với tín ngưỡng thờ Mẫu thần và tín ngưỡng phồn thực ở nước ta, tạo điều kiện cho văn hóa Ấn Độ trở thành một phần của đời sống tâm linh người Việt.

Trên những tuyến đường mà các lái buông Ấn Độ vào nước ta là các tuyến vào các vùng duyên hải miền Trung như Ninh Thuận - Bình Thuận - Khánh Hòa - Phú Yên - Bình Định, Quảng Nam. Đây là những vùng đất thuộc địa bàn của cư dân Chăm cổ, hay còn được biết đến là thời kỳ phát triển cực thịnh của vương quốc Chăm Pa. Chính vì thế, có thể dễ dàng nhận thấy người Chăm Pa là dân tộc chịu ảnh hưởng đậm nét nhất của văn hóa Ấn Độ mà đến tận ngày nau vẫn còn lưu lại nhiều di chỉ chứng minh cho một thời hưng thịnh của nền văn minh rực rỡ này. Đây cũng là cơ sở hình thành văn hóa Chăm sau này.

Như vậy, có thể thấy văn hóa Ấn Độ du nhập vào Việt Nam dưới hình thức giao lưu văn hóa thông thường và được tiếp thu một cách tự nguyện, không cưỡng bức. Chính những giá trị văn hóa Ấn Độ đã để lại một di sản rực rỡ, góp phần không nhỏ vào việc hình thành và phát triển nền kiến trúc và nghệ thuật Chăm Pa, từ đó trở thành một phần của đời sống tinh thần Việt Nam, góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hóa nghệ thuật nước nhà. Trong quá trình biến động của lịch sử, những giá trị ấy vẫn tiếp tục được gìn giữ và biến đổi, song vẫn giữ được toàn vẹn những giá trị đẹp đẽ và cho đến nay vẫn trở thành dấu ấn sống động đánh dấu sự hòa nhập của hai dân tộc anh em có truyền thống quý báu lâu đời.

Chính vì là vùng đất giao thoa đậm nét giữa hai nền văn hóa Việt- Ấn, cho đến tận ngày nay, khi nghiên cứu về văn hóa của các dân tộc miền Trung nước ta, đặc biệt là vương quốc Chăm Pa cổ, các di chỉ của nó đều là minh chứng sống động cho nền nghệ thuật Chăm Pa một thời hoàng kim rực rỡ, mang đậm dấu ấn của văn hóa tôn giáo Ấn Độ, đặc biệt là Bà la môn giáo và Phật giáo. Nghệ thuật Chăm là nghệ thuật độc đáo, duy nhất và đạt đến

90 đỉnh cao trong thời kỳ cổ đại từ thế kỷ IX đến thế kỷ XII. Sự phát triển rực rỡ của vương quốc Chăm Pa được thể hiện thông qua trình độ cao của lĩnh vực nghệ thuật tôn giáo bao gồm việc xây dựng hệ thống chùa chiềng, điêu khắc trên đá và sản xuất đồ vật bằng vàng, bạc và đồng. Đặc biệt, đền tháp Chăm Pa đã đạt đến trình độ vượt trội cả về mặt điêu khắc và ý tượng nghệ thuật độc đáo. Mỗi một công trình điêu khắc Chăm Pa đều chứa đựng hơi thở của văn hóa truyền thống Ấn Độ. Từ việc sử dụng nguyên liệu truyền thống là đất nung, đến sự tinh tế của các hình mẫu thần thánh đã khiến cho các kiến trúc đền tháp vẫn tồn tại nhiều thế kỷ dù cho điều kiện thời tiết có khắc nghiệt. Không chỉ như vậy, thông qua hệ thống đền tháp, chúng ta còn có thể thấy nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống tâm linh của cư dân Chăm Pa. Rõ ràng, dân tộc Chăm Pa là sự giao hòa giữa hai dòng tư tưởng Ấn giáo và Phật giáo thông qua các bức tượng thờ thần Shiva bên cạnh tượng Phật. Tất cả thể hiện một đời sống tinh thần riêng không chỉ của cư dân Chăm Pa mà còn với dân tộc mà nó chịu ảnh hưởng, góp phần làm sâu sắc thêm nền nghệ thuật điêu khắc của người Việt.

Một phần của tài liệu NHỮNG DẤU ẤN CỦA NỀN VĂN HÓA ẤN ĐỘ TRONG HỆ THỐNG THÁP CHĂM Ở NINH THUẬN (Trang 88 - 90)