Tín ngưỡng thờ thần: Thờ voi, thờ bò Nandin, thờ Mẫu và thờ sinh thực khí

Một phần của tài liệu NHỮNG DẤU ẤN CỦA NỀN VĂN HÓA ẤN ĐỘ TRONG HỆ THỐNG THÁP CHĂM Ở NINH THUẬN (Trang 74 - 82)

7. Bố cục của đề tài

2.3.4. Tín ngưỡng thờ thần: Thờ voi, thờ bò Nandin, thờ Mẫu và thờ sinh thực khí

Trong tín ngưỡng thờ thần này, thờ voi và thờ mẫu là 2 tín ngưỡng mà nhóm tác giả nói thêm để cung cấp cho mọi người có cái nhìn sâu hơn về ảnh hưởng của tín ngưỡng Ấn Độ đối với đời sống của người dân Chăm Pa. Và vì vậy, trong phạm vi đề tài này, thờ bò

54 Vnexpress, Độc đáo tượng Kut Chăm Pa.

75 Nandin và thờ sinh thực khí (Linga – Yoni) là 2 tín ngưỡng có ảnh hưởng trực tiếp và đậm nét đến hệ thống tháp Chăm ở Ninh Thuận.

Thờ voi:

Voi là biểu tượng của vật linh trong Ấn Độ giáo, nó là vật cưỡi của thần Inđra (Thần sấm sét, thần chiến tranh hay thần hộ mệnh – gọi chung là Dikapala). Song hành với việc tôn thờ voi theo triết lý tôn giáo, người Chăm còn coi voi là bạn hoặc ân nhân của con người. Chính vì thế hình tượng voi được thể hiện rất phong phú, sinh động với nhiều tư thế khác nhau. Khi tả thực thì nó sống động như con vật thực tế ngoài đời. Khi linh hóa thì nó có nhiều đầu, lắm ngà, trang sức sặc sỡ, mang ý nghĩa tôn giáo.

Voi được khắc tạc cùng với thần Inđra, khi thì thể hiện độc lập, khi thì thể hiện từng cặp trên bệ thờ, khi thì đi thành từng đàn trên các dải băng trang trí ở các tháp Chăm. Các hình tượng tròn thể hiện voi thường có tính độc lập, là vật trang trí, người Chăm thường khắc tạc voi với nhiều loại hình như: Tượng, phù điêu, đất nung trang trí,...

Tượng đầu voi mình người55:

Ở một dạng khác, voi có tên gọi là “Ganasa” – nghệ thuật tạo hình đầu voi mình người. Ganasa là một vị thần Ấn Độ giáo được người dân tôn sùng, là vị phúc thần ban tặng nhiều điều tốt lành cho người dân. Thần có nhiều tài năng, dập tắt mọi trở ngại khó khăn, có quyền ban tặng mọi điều tốt lành. Thần bảo vệ bếp lửa, thần là hiện thân của sự thông minh và trí tuệ của thần Shiva. Một hóa thân khác là Gajasimha – nghệ thuật tạo hình là đầu voi mình sư tử. Đây là loài thú lưỡng hợp có sức mạnh vô song, kết hợp sức mạnh của sư tử (hóa thân của thần Vishnu) và voi của thần Inđra. Trong nghệ thuật điêu khắc Chăm, loại hình này khá phổ biến.

55 Lê Thị Mộng Trinh, (2008), “Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Chăm Pa”, Luận văn Ths Lịch Sử thế giới, ĐHSP TPHCM.

76  Tín ngưỡng thờ Mẫu:

Người Chăm cũng có nét tương đồng với người Việt ở tục thờ Mẫu (mẹ). Cụ thể là người Chăm thờ bà mẹ xứ sở (Po yan Ina Nagar) theo truyền thống tín ngưỡng mẫu hệ lâu đời của cư dân Đông Nam Á. Tín ngưỡng này vẫn còn tồn tại khá đậm nét trong xã hội người Chăm hiện nay.

Thờ sinh thực khí56

Thực chất là thờ Linga - Yoni (Cặp sinh thực khí nam và nữ). Thờ sinh thực khí là tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp; càng nông nghiệp điển hình bao nhiêu thì tín ngưỡng này càng mạnh bấy nhiêu. Người du mục không có truyền thống thờ sinh thực khí; Kinh Vê đa nói rằng: Những kẻ lấy Linga làm thượng đế là kẻ thù của đạo giáo Aryan. Ở Ấn Độ, việc thờ sinh thực khí vốn là tín ngưỡng của thổ dân Dravidien. Sự xâm nhập của nó vào Bà La Môn giáo và việc đồng nhất Shiva với Linga chắc chắn đã xảy ra vào thời kỳ hậu Vê đa.

Về hình dáng, Linga Chăm có 3 loại57:

Loại đơn giản nhất chỉ có một thành phần hình trụ tròn, có khi gặp dựng thành hàng cả hàng chục cái. Loại này mang đậm nét tính cách bản địa Chăm.

Loại linga thứ hai có cấu tạo 2 phần. Phần trên vẫn hình trụ, phần dưới là một vật thể to tròn. Phần dưới này mô phỏng chiếc cối giã gạo. Toàn bộ Linga mô phỏng bộ chày cối – biểu tượng của tín ngưỡng phồn thực điển hình của cư dân Đông Sơn. Hoặc phần hình trụ tròn được thay thế bằng một vật hình vuông mang tính cách biểu tượng: Tròn vuông – là hình ảnh điển hình của triết lý âm dương. Như vậy, ở loại Linga 2 phần này không chỉ có chất dương tính của tính cách bản địa Chăm mà còn có cả chất âm tính. Nó là một tổng thể âm dương hài hòa – dấu ấn rất rõ ràng của truyền thống văn hóa nông nghiệp khu vực.

56Lê Thị Mộng Trinh, (2008), “Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Chăm Pa”, Luận văn Ths Lịch Sử thế giới, ĐHSP TPHCM.

77 Loại Linga thứ 3 có cấu tạo 3 phần. Ngoài phần trụ tròn ở trên và phần hình vuông ở dưới còn có một đoạn hình bát giác ở giữa. Cấu trúc 3 phần này phản ánh ảnh hưởng triết lý Bà La Môn giáo Ấn Độ: Phần hình vuông (âm tính) ở dưới ứng với thần Brama sáng tạo; khúc hình bát giác ở giữa là đoạn chuyển tiếp ứng với thần Vishnu Bảo Tồn. Còn phần hình trụ tròn (dương tính) ở trên ứng với thần Shiva Hủy Diệt. Một biến thể của loại này có dạng 4 phần về hình thức nhưng về cấu trúc cũng chỉ có 3 mà thôi.

Trong loại 2 và 3, phần hình vuông âm tính ở dưới gọi là Yoni (sinh thực khí nữ). Đáng chú ý là Linga trong những trường hợp này đã không còn là sinh thực khí nam nữa, song nó vẫn cứ được gọi là Linga the nghĩa rộng. Như vậy, chúng ta thấy rằng, chất dương tính trong tính cách bản địa Chăm đã lấn át như thế nào.

Bên trong lòng của tháp phía Nam (trong cụm Tháp Hòa Lai) có thờ bệ thờ Linga – Yoni.

Ngôi tháp chính trong tháp Pô Rome cao 19m, bên trong có thờ tượng vua Pô Rome bằng đá dưới hình thể Mukhalinga:Trên đầu vua có ba đầu cùng chồng lên nhau, một đầu ở bên trái, một đầu ở bên phải và có hai đầu nữa, bên trái một bên phải một, có bốn tay mỗi bên, tay trái trên cầm lược, một tay cầm búp sen, một tay cầm dao. Bên phải tay trên cùng cầm cốc rượu thờ, tay cầm kiếm và tay cầm xiên58. Hai tay chính đặt trước bụng, phía sau phù điêu chạm phồng hình đầu của đức vua. Mặt trước viên xung quanh biểu tượng cho trí tuệ của vua. Có hai con bò Nadin bằng đá nhỏ chầu hai bên. Toàn bộ được đặt trên bệ – phù điêu đá được làm bằng sa thạch. Phía bên tay trái của vua có một tượng thờ hoàng hậu Bia Than Chan bằng đá – người Ê Đê. Cửa tháp hai cánh cổng bằng gỗ, thường được đóng, chỉ khi nào có làm lễ hoặc có khách thăm quan mới mở. Phía sau tháp chính còn có một ngôi miếu nhỏ thờ tượng hoàng hậu Bia Than Cih bằng đá – người Chăm. Còn hai ngôi tháp: Tháp cổng và tháp lửa đã sụp đổ.

58Tìm hiểu tháp Pô Rome.

78

2.3.5. Tôn giáo

Từ những thế kỷ TCN, Chăm Pa đã tiếp thu Phật giáo và Hinđu giáo59 của Ấn Độ. Theo thời gian, cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều của những đoàn thuyền buôn, những tu sĩ, nhà sư; văn hóa Ấn Độ cũng như tinh thần của Phật giáo, Hinđu giáo đã thấm dần vào trong tâm thức của người dân bản địa Chăm. Điều này được thể hiện rất rõ qua những nội dung được khắc trên bia đá, đặc biệt là qua các tác phẩm tạo hình tôn giáo: Đền tháp, tượng, phù điêu.

Tôn giáo chính của người Chăm là Ấn Độ giáo (Hinduism)60, thờ 1 hay cả 3 vị thần của Tam vị nhất thể là Brahma61 – Vishnu62 – Shiva. Người Chăm cổ tôn sùng thần Shiva hơn cả. Các văn bia cổ bằng chữ Phạn (Sanskrit) trong khu Mỹ Sơn đã tôn thần Shiva là chúa

59Hindu giáo là tôn giáo ra đời dựa trên cơ sở kế thừa những giáo lý, hạt nhân tư tưởng của các tôn giáo cổ. Thực chất, đó là bước phát triển cao hơn, nằm trong quá trình vận động, biến đổi của tôn giáo Ấn Độ, từ đạo Vê đa cho đến đạo Bà La Môn rồi đạo Hinđu. Tên gọi Hinđu giáo chính thức ra đời vào thế kỷ 4. Tôn giáo này lấy kinh Vê đa của người Aryan làm nền móng giáo lý, nghi thức và thần phả. Hinđu giáo thờ 3 vị thần chủ là Brahma – thần Sáng Tạo, Vishnu – thần Bảo Tồn và Shiva – thần Hủy Diệt. Bên cạnh đó, tôn giáo này vẫn tiếp tục dành sự tôn kính cho các vị thần thời Vê đa (Inđra, Agni, Varuna, Vayu, Kubera, Surya, Isana,...) và các vị á thần mới được bổ sung vào từ thời Bà La Môn. Mỗi vị thần trong Hinđu giáo thường gắn liền với nhiều với nhiều điển tích khác nhau. Chính vì thế, với sự đa dạng của các vị thần, kho tàng thần thoại Ấn Độ vô cùng phong phú.

Tuy sản sinh ra nhiều vị thần nhưng Hinđu giáo luôn đề cao sự hợp nhất. Ba vị thần trên chỉ là một, là một bản thể thống nhất vì theo quan niệm của triết học Ấn Độ, vũ trụ là một bản thể thống nhất. Người Ấn Độ đặt tên vũ trụ là Brahman. Brahman sinh ra linh hồn con người (Atman), đến khi con người chết đi, Atman lại quay về với cội nguồn đã sinh ra nó.

Giáo lý Hinđu giáo còn giải thích số phận con người bằng Karma (hành động) và Sansara (nghiệp chướng). Từ sự giải thích đó, Hinđu giáo chỉ ra cho con người 3 con đường để giải thoát, đó là: Tu khổ hạnh, làm điều thiện, tránh điều ác và sùng tín. Trong đó, sùng tín là con đường giải thoát rộng rãi nhất. Tín đồ chỉ cần hết lòng tôn kính thần thánh, hiến dâng tinh thần phụng sự cho đấng tối cao và hướng về đấng tối cao bằng tất cả tình yêu của mình.

60 Trần Ngọc Thêm, (1999), “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, NXB Giáo dục, tr227.

61Brahma là vị thần Sáng Tạo, thường được mô tả trong thần thoại Ấn Độ như là một vị thần có 4 đầu (tượng trưng cho 4 pho kinh Vê đa). Thần có 4 tay, mang các vật biểu trưng như: Chiếc bình, tràng hạt, bộ kinh Vê đa, phương trượng. Theo thần tích, Brahma được sinh ra từ một quả trứng vàng trôi trên biển vũ trụ hay từ một đóa sen mọc trên rốn của thần Vishnu.

62Vishnu là vị thần Bảo Tồn, có 4 tay, cầm vỏ ốc Sanka, tù và, chiếc đĩa hay chiếc vòng, gậy, đóa hoa sen hay cánh cung, thanh kiếm,...

79 tể của muôn loài, là cội rễ của nước Chăm Pa. Chính vì vậy, mà trong hệ thống đền tháp Chăm cả nước nói chung và ở Ninh Thuận nói riêng đều thờ các vị thần của Ấn Độ giáo như đã nói ở trên.

Dòng dương tính và chất bản địa còn được thể hiện qua việc thờ cúng thần Shiva. Ở nhiều pho tượng Shiva, chất ngoại lai chỉ còn nơi tên gọi, vị thần được tạc hoàn toàn là một người Chăm. Để nhấn mạnh tính cách dương tính, nhiều pho tượng Shiva được tạc ở tư thế ngồi, tay cầm Linga. Không chỉ thần dạng người, mà cả thần voi Ganesa tay cũng cầm Linga. Thậm chí không chỉ nam thần, mà cả nữ thần hai tay cũng cầm 2 linga nữa.

Đối tượng thờ cúng trong các đền tháp Chăm: Người Chăm Pa như đã nói ở trên, thờ Phật và các vị thần Hinđu. Ảnh hưởng của tôn giáo, tín ngưỡng Ấn Độ khá sâu sắc đến nỗi: Những vị thần bản địa của người Chăm cũng được thờ trong hình ảnh của một vị thần Ấn Độ nào đó. Trong tháp Pô Klaung Garai và tháp Pô Rome, 2 tháp này được đặt tên theo tên của 2 vị vua có công trị vì đất nước của người Chăm. Và người Chăm đã tạc tượng thờ 2 vị vua này dưới dạng Munkhalinga, suy tôn họ là thần thánh. Đây cũng là một yếu tố mang đậm ảnh hưởng của quan niệm Ấn Độ giáo – cho rằng vua chính là hiện thân vĩ đại của thần thánh. Có một sự khác biệt là, nếu như ở Ấn Độ thì quan niệm này chỉ tồn tại trong tiềm thức, trong tư tưởng của người dân. Còn ở Chăm Pa, quan niệm này được cụ thể hóa thành các hành động. Khi đăng quang, nhà vua Chăm Pa được nhận một Linga – tượng trưng cho sự hòa hợp giữa quyền lực quốc vương và thần thánh. Khi mất, nhiều vị vua Chăm Pa được phong miếu hiệu với ý nghĩa là hòa hợp với một vị thần chủ tối cao. Đặc biệt, một số vị vua Chăm đã được thờ trong tháp dưới dạng Mukhalinga như đã nói. Linga tượng trưng cho Shiva, bên trên lại có mặt người mô phỏng theo gương mặt của nhà vua. Mukhalinga chính là biểu hiện nghệ thuật độc đáo mà Chăm Pa đã tiếp thu từ tôn giáo Ấn Độ. Đặc biệt, những quan niệm của người Ấn Độ về kiến trúc và tinh thần Hinđu giáo thì Chăm Pa vẫn lưu giữ.

Ngoài ra, người Chăm cổ còn theo cả Phật giáo với trung tâm Phật giáo Đồng Dương (Quảng Nam) phát triển cực thịnh hồi thế kỷ 9 – 10. Bên cạnh việc tiếp nhận tôn giáo Ấn

80 Độ, người Chăm cổ đã tiếp thu cả mô hình tổ chức chính quyền của nhà nước Ấn Độ mà nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra đặc trưng chủ yếu là vương quyền kết hợp với thần quyền. Các vị vua (Quốc Vương Chăm Pa) thường được đồng nhất với thần Shiva.

Ba ngôi Tháp Chăm ở Ninh Thuận được xây dựng để thờ các vị thần Hindu, các vua Chăm Pa và là nơi diễn ra các lễ hội gắn liền với tôn giáo Bà La Môn.

Thờ vua và suy tôn vua là thần thánh, đồng nhất vua với thần Shiva63:

Tháp chính của tháp Pô Rome là nơi thờ phượng vua Po Rome và hoàng hậu Bia Than Chan. Tháp còn lại là tháp phụ thờ hoàng hậu Bia Than Cil, đặc biệt gần tháp phụ còn là khu mộ táng của vua Po Rome.Tháp Pô Klaung Garai thờ Mukhalinga. Mukhalinga là một khối tượng hình Linga đặt trên một Yoni mà non nửa phần trước tạc tượng hình vua Chăm. Sự đồng nhất Shiva (thần Ấn Độ) với Linga (tín ngưỡng phồn thực khu vực) với Vua (lãnh tụ dân tộc Chăm) trong Mukhalinga khiến cho sự hòa quyện 3 yếu tố bản địa – khu vực – Ấn Độ trên cơ sở tính cách bản địa dương tính đã đạt đến mức nhuần nhuyễn. Theo đó, việc gắn mặt vua Pô Klong Garai vào Linga (trụ đá) có ý nghĩa suy tôn vị vua này là thần thánh.Tháp lửa (Sang cuh yang apui) nằm trong hệ thống tháp Pô Klong Garai, cao 9.31m. Ở phía sau tháp chính còn có một ngôi miếu nhỏ thờ một phiến đá.

Ngoài ra, tháp chính còn thờ một tượng bò thần Nandin64 bằng đá đặt ở lối ra vào tháp cổng (Kalan tahah libang). Tháp cổng cao khoảng 8.56m. Việc thờ tượng bò thần Nanđin đã thể hiện sự ảnh hưởng đậm nét của yếu tố Ấn Độ trong hệ thống tháp Chăm ở Ninh Thuận; thể hiện việc tiếp thu tôn giáo Ấn Độ của người Chăm, đó là tiếp thu Hinđu giáo.

Theo đạo Hinđu, Bò Nandinlà một con bò mộng giống đực, có màu lông trắng như tuyết và là vật cưỡi của thần Shiva. Nó được cho là có khả năng truyền ý nghĩ cho thần Shiva. Bò Nandi được cho rằng có con mắt thứ ba. Con mắt này gọi là thiên nhãn phát ra những phép thuật nhiệm mầu và là mối liên kết giữa con người với thần linh. Sự thần thánh hóa

63 Trương Quang Cẩm, (2015), “Vũ trụ luận, siêu hình học và nhận thức luận”.

http://triethoc.edu.vn/vi/truong-phai-triet-hoc/triet-hoc-hy-lap/vu-tru-luan-sieu-hinh-hoc-va-nhan-thuc- luan_1000.html [truy cập ngày 30/10/2020, lúc 22:21]

64 Bò Nandin

81 của bò Nanđin bắt nguồn từ việc nó là vật cưỡi của thần Shiva. Nó có nhiệm vụ đưa linh hồn người chết qua con sông và có một nhiệm vụ khác là bảo vệ, giữ gìn và dẫn đường cho linh hồn người quá cố lên thiên đường hòa nhập với đại linh hồn vĩ đại của thế giới cực lạc.

Trong văn hóa của người Ấn Độ, bò là loài vật thiêng liêng, được tôn thờ như những vị thần, nhất là với cộng đồng những người theo đạo Hindu, bởi bò mộng Nandi vốn là con vật cưỡi của thần Shiva là đấng Hủy diệt - một trong ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo. Do đó, người Ấn Độ kiêng ăn thịt bò, cấm kỵ việc giết mổ bò. Bò có tên Nanđi là vì Nandi là

Một phần của tài liệu NHỮNG DẤU ẤN CỦA NỀN VĂN HÓA ẤN ĐỘ TRONG HỆ THỐNG THÁP CHĂM Ở NINH THUẬN (Trang 74 - 82)