Mặt tích cực

Một phần của tài liệu NHỮNG DẤU ẤN CỦA NỀN VĂN HÓA ẤN ĐỘ TRONG HỆ THỐNG THÁP CHĂM Ở NINH THUẬN (Trang 97 - 99)

7. Bố cục của đề tài

3.2.1. Mặt tích cực

Từ việc phân tích các yếu tố Ấn Độ tác động đến hệ thống tháp Chăm ở Ninh Thuận, chúng ta rút ra được đặc điểm chung, kết luận chung về các yếu tố ấy nó ảnh hưởng như thế nào đến hệ thống tháp Chăm ở Ninh Thuận nói riêng và các hệ thống tháp Chăm khác trên cả nước nói chung.

Về vai trò của yếu tố Ấn Độ, những ảnh hưởng Ấn Độ đã góp một phần cực kỳ quan trọng vào quá trình hình thành nên vương quốc Chăm Pa cũng như hình thành nên một nền văn hóa phát triển rực rỡ và đầy bản sắc – Văn hóa Chăm Pa.

Văn hóa Ấn Độ là nền tảng để Chăm Pa xây dựng nền nghệ thuật của mình. Văn hóa Ấn Độ là chất xúc tác quan trọng để Chăm Pa tạo nên nền nghệ thuật của họ. Văn hóa Ấn Độ chính là sự kết hợp hài hòa giữa 3 yếu tố: Tôn giáo, triết học và thần thoại. Trong 3 yếu tố đó, tôn giáo là yếu tố bao trùm nhất. Tôn giáo Ấn Độ chi phối các lĩnh vực khác của văn hóa, là mảnh đất màu mỡ để cho những hạt mầm của văn học, nghệ thuật nảy nở sinh sôi. Chăm Pa đã tiếp thu văn hóa Ấn Độ, nhiều nhất là tôn giáo, dựa trên sự đồng cảm sâu sắc về tâm linh. Có thể nói rằng, khi tôn giáo Ấn Độ du nhập vào Chăm Pa thì một nền nghệ thuật nhằm chuyền tải những cái đẹp, những quan niệm sâu xa về thế giới đã xuất hiện. Sự đậm đà của những yếu tố Hinđu cho phép chúng ta xác định là: Đã có một ảnh hưởng trực tiếp, một ảnh hưởng rất sâu đậm và rất xưa của Ấn Độ đối với Chăm Pa. Ngoài ra, Chăm Pa còn tiếp thu gián tiếp văn hóa Ấn Độ thông qua các nước trong khu vực thời bấy giờ là Phù Nam, Java, Chân Lạp.

Nhìn chung, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Chăm tuy có những nét ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ nhưng người Chăm không tiếp thu, sao chép văn hóa Ấn Độ một cách nguyên vẹn mà luôn luôn cải biến, sáng tạo trên cơ sở văn hóa bản địa. Người Chăm tôn thờ, đề cao thần Shiva Ấn Độ nhưng Shiva của người Chăm không giống Shiva của Ấn Độ. Shiva

98 Chăm vẫn hướng về vẻ đẹp nữ tính (tín ngưỡng phồn thực – giống cái tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, không ngừng phát triển), gần gũi với tín ngưỡng thờ Mẫu (Inư) của người Chăm và luôn kết hợp với cặp Linga – Yoni (tín ngưỡng phồn thực). Điều đó thể hiện được tính bản địa – Một cá tính riêng trong tục thờ thần của người Chăm.

Kiến trúc Chăm luôn dựa vào mô típ của Ấn Độ giáo để rồi biến hóa thành cái riêng của mình. Chẳng hạn, tháp Chăm chỉ xây bằng gạch chứ không xây bằng đá như các tháp ở Ấn Độ. Các tháp Chăm hướng về hình khối đơn giản, nhỏ, không quy mô bề thế như các tháp ở Ấn Độ.

Tháp Chăm luôn hướng về tiểu phẩm cân xứng, đẹp mắt, vừa độc đáo vừa có cá tính, kỹ thuật, bí quyết riêng mà đến nay nó vẫn còn là một điều bí ẩn. Đó là thành tựu rực rỡ, là nét bản sắc riêng biệt, thể hiện sự sáng tạo, tài hoa độc đáo của những nhà kiến trúc, điêu khắc Chăm thời xa xưa. Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Chăm là những công trình, những tác phẩm nói lên sự lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân lao động (đặc biệt là các nghệ nhân Chăm). Trải qua nhiều thế kỷ, những công trình nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Chăm vẫn còn nguyên vẹn giá trị và được coi là di sản văn hóa của nhân loại.

Kỳ thực, ảnh hưởng văn hóa – tôn giáo của Ấn Độ đối với Chăm Pa là rất mạnh mẽ và không ai có thể phủ nhận được. Tuy nhiên, trong quá trình tiếp thu văn hóa Ấn Độ, người Chăm Pa đã kết hợp hài hòa giữa yếu tố văn hóa địa phương (nội sinh) và văn hóa bên ngoài (ngoại sinh) trên cơ sở môi trường tự nhiên và tâm lý dân tộc để sáng tạo ra nền văn hóa của mình có những nét chung, song cũng có nhiều nét riêng so với những văn hóa láng giềng khác ở Đông Nam Á – cũng tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.

Do thâm nhập chủ yếu bằng phương thức hòa bình nên những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đã để lại những dấu ấn thật sâu đậm đối với vương quốc Chăm Pa.

+ Mô hình tổ chức chính trị và vương quốc giống với Ấn Độ: Các vua Chăm là những người sùng đạo (các tôn giáo Ấn Độ). Quan niệm của tôn giáo Ấn Độ: Vua là hiện thân của thần trên mặt đất và cũng là người bảo vệ nhân dân, giữ gìn trật tự đối với nước theo

99 luật riêng. Nhà vua dùng anh em làm phó vương hay thứ vương và lập quan lại cai trị mà tên gọi các chức quan hay đơn vị hành chính đều có nguồn gốc từ các thuật ngữ Ấn Độ. + Tiếp nhận các mô hình tôn giáo: Phật giáo và Hinđu giáo. Người Chăm dung hòa, hợp nhất các tôn giáo giống như ở Ấn Độ. Người Chăm Pa tiếp nhận tất cả: Đức hiếu sinh, từ bi của Phật giáo; tình thương của Vishnu giáo và cả tính hung bạo, quyền lực của Shiva giáo. Tính chất Shiva giáo là đặc trưng chủ đạo trong đời sống tôn giáo của vua chúa Chăm Pa.

Một phần của tài liệu NHỮNG DẤU ẤN CỦA NỀN VĂN HÓA ẤN ĐỘ TRONG HỆ THỐNG THÁP CHĂM Ở NINH THUẬN (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)