Về ý nghĩa tâm linh của hệ thống tháp Chăm đối với người Chăm

Một phần của tài liệu NHỮNG DẤU ẤN CỦA NỀN VĂN HÓA ẤN ĐỘ TRONG HỆ THỐNG THÁP CHĂM Ở NINH THUẬN (Trang 94 - 97)

7. Bố cục của đề tài

3.1.4. Về ý nghĩa tâm linh của hệ thống tháp Chăm đối với người Chăm

Mỗi một công trình nghệ thuật đều mang một ý nghĩa nhất định của nó, và tháp Chăm cũng không ngoại lệ. Có thể nói, cuộc sống của người Chăm gắn bó mật thiết với đền tháp. Những công trình này không những là minh chứng cho khả năng sáng tạo và sự tài hoa nghệ thuật của họ, bên cạnh đó còn chứa đựng một ý nghĩa tâm linh to lớn, là chổ

95 dựa tinh thần của cư dân Chăm Pa và niềm tin về những giá trị vô hình trong cuộc sống đời thường.

Thứ nhất, tháp Chăm là biểu tượng cho sự sống sinh sôi và khát vọng phồn vinh của dân tộc. Trong tháp Chăm, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy vật thờ phổ biến nhất là Linga và Yoni. Đây là tín ngưỡng thường nhất của cư dân nông nghiệp. Linga và Yoni được chạm khắc lên các bệ thờ trên tháp, ở những vị trí có tính cách trang trí, thậm chí là trên đỉnh tháp hay trên các bức tượng thần. Trên tháp không chỉ thờ Linga- Yoni mà còn là nơi người Chăm hành lễ nông nghiệp. Hằng năm, vào những dịp lễ hội quan trọng, họ thường đến đền tháp để cầu nguyện với các thế lực thần linh, mong cho mưa thuận gió hòa để mùa màng được bội thu. Những nghi lễ cầu mưa, đạp lửa… của người Chăm còn mang ý nghĩa tống đi cái nóng bức, điều không may của năm cũ. Cứ như thế, tháp Chăm là nơi truyền tải đời sống tâm linh và vũ trụ quan của dân tộc Chăm.

Không chỉ như vậy, người Chăm vốn có truyền thống với nghề đi biển. Vì là dân biển nên họ thường hướng về những mỏm núi cao để làm dấu mốc định vị mỗi lần ra khơi. Chính vì thế, chúng ta thường thấy đền tháp của người Chăm được xây dựng trên những gò đất cao, đồi núi trùng điệp nhằm mục đích định hướng cho ngư dân Chăm trong công việc của họ. Ngoài ra, đối với họ, núi cao còn có tính linh thiêng, được xem là nơi cư ngụ của các vị thần, do đó các đền tháp Chăm được xây dựng trên những đỉnh núi cao, qua đó thể hiện sự tôn kính của họ đối với các bật thần thánh. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển của lịch sử, tư tưởng của người Chăm ngày một hoàn thiện hơn, những nghi lễ liên quan đến nghề chài lưới cũng được tổ chức một cách long trọng. Đền tháp trở thành nơi những người con Chăm gửi gắm niềm tin của mình vào những vị thần biển khơi cầu mong sự chở che cho cuộc sống ấm no, công việc thuận lợi.

Thứ hai, tháp Chăm được xem là nơi cư ngụ của các vị thần theo quan niệm tâm linh của người Chăm Pa. Theo quan niệm của họ, tất cả mọi sự vật trên thế gian đều do thần linh tạo ra và do thần định đoạt. Tuy nhiên, nơi ngự trị cao nhất của thần không phải là đất, cũng chẳng phải rừng hay sông suối, ao hồ mà là các đền tháp. Đó là lý do tại tất cả

96 các nơi có người Chăm sinh sống đều có hệ thống đền tháp sừng sững, nguy nga để các thần linh trú ngụ và che chở cho muôn loài. Quan niệm này ăn sâu vào tiềm thức của người dân Chăm Pa bao đời nay. Mỗi một triều vua Chăm Pa khi lên ngôi đều cho tu sửa và xây dựng các hệ thống đền tháp hùng vĩ, không chỉ để thể hiện sức mạnh của triều đại mà còn bày tỏ lòng tôn kính đối với các vị thần. Đền tháp cũng vì vậy mà trở thành trung tâm sinh hoạt rực rỡ nhất của người Chăm qua nhiều giai đoạn lịch sử.

Không chỉ là nơi thờ phụng thần linh, tháp Chăm còn là nơi thờ phụng những anh hùng của họ, những người có công với nhận dân, đất nước, đồng thời còn là lăng tẩm thờ phụng các vua chúa. Họ thờ thần linh qua tục thờ Linga- được xem là biểu tượng của thần Shiva. Trong mỗi ngôi tháp đều có bục thờ Shiva bên cạnh tượng vua chúa Chăm, một số tượng bán thân của vua cũng được gắn một cây Linga. Từ đó hình thành nên tín ngưỡng thờ cúng vua chúa gắn liền với tín ngưỡng thờ thần. Tất cả tạo nên một sắc màu văn hóa độc đáo của người Chăm Pa, góp phần làm cho văn hóa Việt Nam thêm phần đậm đà.

Thứ ba, tháp Chăm là nơi cử hành các nghi lễ tôn giáo của người dân Chăm Pa.

Vì tháp Chăm được cho là nơi cư ngụ của các thần linh, các nghi thức tôn giáo được tổ chức hằng năm ở đây rất long trọng và có sự chi phối mạnh của quan niệm tôn giáo. Tuy nhiên, chỉ có những vị chức sắc Bà La Môn mới được cử hành nghi lễ bên trong tháp, mọi hoạt động khác như thờ cúng, dân lễ vật đều được diễn ra bên ngoài tháp. Như vậy có thể thấy tháp Chăm là cầu nối giữa người dân và các đấng toàn năng, là nơi chuyển tiếp giữa những linh hồn và cá thể hoàn mỹ trong vũ trụ, cũng là không gian linh thiêng để con người có thể thanh tịnh trước khi tiếp xúc với thần thánh. Chính vì thế qua bao sự khắc nghiệt của thời gian, người dân Chăm Pa vẫn giữ nguyên được tín ngưỡng thờ phụng thần linh thông qua đền tháp, đồng thời vẫn lưu giữ và tiến hành những nghi lễ truyền thống long trọng. Những ngôi đền tháp sừng sững với thời gian, là phương tiện gắng kết cộng đồng, cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị trong đời sống tâm linh của người dân Chăm Pa.

97

Một phần của tài liệu NHỮNG DẤU ẤN CỦA NỀN VĂN HÓA ẤN ĐỘ TRONG HỆ THỐNG THÁP CHĂM Ở NINH THUẬN (Trang 94 - 97)