Các truyền thuyết và câu chuyện thần thoại liên quan đến hệ thống tháp Chăm

Một phần của tài liệu NHỮNG DẤU ẤN CỦA NỀN VĂN HÓA ẤN ĐỘ TRONG HỆ THỐNG THÁP CHĂM Ở NINH THUẬN (Trang 47 - 50)

7. Bố cục của đề tài

2.2.2.Các truyền thuyết và câu chuyện thần thoại liên quan đến hệ thống tháp Chăm

Tháp Poklong Garai33

Có một truyền thuyết liên quan đến tháp Poklong Garai kể rằng ngày xưa ở Play Chakling có hai ông bà tên Ôn Paxa và Muk Chakling dù đã cao niên nhưng chưa có con. Một lần ra biển mò cua bắt ốc ông bà thấy có một đứa bé đang trôi trên bọt nước bèn đem về nuôi và đặt tên là Karit.

Karit lớn lên trở thành một cô gái xinh đẹp, nết na nên được nhiều người quý mến. Một hôm, Karit cùng cha vào rừng hái củi. Trời nóng nực, hai cha con khát nước nhưng chung quanh lại không có sông suối. Bỗng Karit thấy một tảng đá bên trên đọng ít nước trong, liền đến uống. Lạ thay nàng uống đến đâu nước trong đá tràn ra đến đó. Nhưng khi nàng đi gọi cha đến uống thì chẳng thấy giọt nước nào

Sau dạo đó Karit có thai và rồi sinh ra một cậu bé đã xấu xí lại rất háu ăn. Ông bà đặt tên cho cậu là Jatol. Karit không chịu nổi lời đàm tiếu là gái chửa hoang nên bỏ đi để con lại cho ông bà nuôi. Đứa bé càng lớn càng xấu xí, mình lại đầy ghẻ nên chẳng ai chịu chơi chung. Khi ông bà mất, cậu cũng vừa khôn lớn. Cậu cùng bạn là Po Klonchanh đi buôn trầu. Một hôm trên đường về, Jatol thấy mệt nên nghỉ ở tảng đá bên đường. Pô Klonchanh về trước rồi đem cơm ra cho bạn. Khi trở lại Pô Klonchanh thấy có hai con rồng trắng đang liếm mình Jatol. Po Klonchanh chạy đến thì hai con rồng biến mất và lạ thay

33 Theo Vnexpress (2016), Truyền thuyết về cụm tháp Chăm Po Klong Garai tại Ninh Thuận, Tạp chí kiến thức, https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/truyen-thuyet-ve-cum-thap-cham-po-klong-garai-tai-ninh-

48 Jatol đã trở thành một thanh niên tuấn tú, khôi ngô khác thường. Điềm lạ đó dần lan ra khắp miền và rồi đến tai vua Nuhol, người đang quản thủ Iaru. Được biết Jatol sẽ là một vị thiên tài xuất chúng, vua Nuhol cho mời Jatol đến. Thấy đúng như lời đồn đại vua đã giữ Jatol lại và gả công chúa Thakol cho.

Năm 1167, vua Xulika ở thành Balcribanơi băng hà mà không có người nối ngôi. Biết Jatol là một nhân tài, quần thần đã cho voi trắng rước về nối ngôi. Jatol lên làm vua, xưng là Po Klong Garai. Sau 5 năm, ông dời đô ra Bal Hangâu. Bấy giờ, Panduranga, quê hương của ông bị quân Chân Lạp thường xuyên đánh phá. Pô Klong Garai phải mang quân vào Panduranga tiếp sức và dẹp loạn. Theo sử liệu Chăm thì vào năm Sửu, Chăm lịch, vua Po Klong Garai từ Balcribanơi vào Panduranga xem địa thế để xây tháp kỷ niệm thuở hàn vi của mình. Khi đến vùng Balhul thì bị tướng Hakral người Miên đang cai quản hạt này ngăn cản. Vua Po Klong Garai không muốn xảy ra cuộc đổ máu vô ích nên thách tướng Miên thi tài xây tháp, ai xây xong trước sẽ thắng. Biết khó đánh thắng vua Pô Klong Garai bằng sức mạnh quân sự, Hakral đã chấp thuận. Vua Po Klong Garai xây tháp trên đồi Balhla, còn tướng Hakral xây ở vùng Balhul. Kết cục, bên vua Pô Klong Garai với sự tài trí của mình đã hoàn thành trước, tướng Hakral thua cuộc đành rút quân về.

Tháp Po Rome34

Nằm trên một quả đồi tháp Po Rome ở xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, tháp Po Rome được xây dựng vào thế kỷ 17, là nơi thờ vua Po Rome - vị vua cuối cùng của vương quốc Chăm Pa. Theo sử liệu của người Chăm, vua Po Rome thuộc tộc người Chu Ru, thuở nhỏ tên là Jakathaot. Ông sinh ra trong một gia đình khá giả ở Panduranga (Phan Rang – Tháp Chàm ngày nay). Vì mẹ của ông chưa có chồng mà có con, nên 2 mẹ con Po Rome bị đuổi khỏi nhà, phải lang thang để kiếm sống. Lớn lên, Po Rome trở thành một chàng trai tuấn tú, tài trí phi phàm. Do số phận đưa đẩy, chàng làm mục đồng

34 Quốc Lê (2020), Ly kỳ truyền thuyết về tòa tháp của vị vua Chăm cuối cùng, Kiến Thức, https://kienthuc.net.vn/kho- tri-thuc/ly-ky-truyen-thuyet-ve-toa-thap-cua-vi-vua-cham-cuoi-cung-1406624.html

49 cho vua Po Mưh Taha. Ngày nọ, trong một chuyến săn nai, chàng đi sâu vào rừng đến khi mệt lả rồi nằm nghỉ dưới gốc cây cổ thụ. Đang thiu thiu ngủ, chàng mở mắt ra và nhìn thấy hai hòn lửa đỏ rực sau tán lá. Nhận ra đó là một con rồng khổng lồ đang nhìn mình, chàng hoảng hốt bỏ chạy và lạc đường, đến tối mới tìm được lối về. Sáng hôm sau, thần sắc Po Rome đã thay đổi: Chàng trở nên vạm vỡ, oai vệ lạ thường. Thời điểm ấy, vua Po Mưh Taha đã già nhưng chưa tìm được người nối ngôi, vì ông chỉ có một người con gái. Một hôm, nghe thấy tiếng Po Rome đuổi chó sau nhà, vị chiêm tinh của vua bảo đấy chính là giọng vua tương lai của Chăm Pa. Sau khi khi xem tướng mạo Po Rome, vị chiêm tinh tiến cử chàng lên làm vua và được chấp thuận. Công chúa Bia Than Cih được gả cho Po Rome. Vài tháng sau, Po Rome lên ngôi vua trị vì đất nước. Po Rome là một vị vua giỏi nhưng cũng là một người đàn ông rất đam mê nữ sắc. Sau một thời gian mà công chúa Bia Than Cih không có con, vua Po Rome buồn rầu và cất công đi tìm thuốc chữa cho hoàng hậu có người nối dõi. Trên đường đi tìm thuốc, vua đến xứ sở của người Ê Đê. Tại đây, ông tình cờ gặp và say đắm nàng công chúa Ê Đê xinh đẹp tên H Drah Jan Kpă, con gái cưng của một vị tù trưởng Ê Đê. Trong tiếng Ê Đê, H Drah Jan Kpă có nghĩa là công chúa Hạt Mưa. Vua Po Rome đã thuyết phục tù trưởng Ê Đê cho đưa công chúa Hạt Mưa về kinh thành. Tại đây, nàng đã lấy lòng được các thần dân và sinh cho vua những đứa con nối dõi, đúng như cái tên công chúa Hạt Mưa – biểu tượng của sự đâm chồi, nảy lộc. Nhưng thói mê nữ sắc của Po Rome đã gây hại cho vương triều của ông. Sau này vua Po Rome cưới thêm một người vợ, là công chúa Ngọc Khoa - con gái của chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Do say mê nhan sắc của bà mà vua bỏ quên chuyện chính sự. Khi vua Po Rome qua đời, ông được phong thần và xây tháp thờ. Khi đó vương quốc của Po Rome đứng bên bờ vực sụp đổ, và ông là vị vua Chăm cuối cùng. Theo tục lệ, những người vợ của vua phải lên giàn hỏa thiêu cùng chồng, nhưng chỉ có công chúa Hạt Mưa thực hiện điều này. Để tưởng nhớ công chúa Hạt Mưa, dân chúng đã lập một ngôi tháp phụ bên cạnh tháp Po Rome để thờ bà. Sau này khi ngôi tháp sụp đổ, tượng bà được đưa vào tháp chính, bên cạnh tượng vua Po Rome,...

50

Một phần của tài liệu NHỮNG DẤU ẤN CỦA NỀN VĂN HÓA ẤN ĐỘ TRONG HỆ THỐNG THÁP CHĂM Ở NINH THUẬN (Trang 47 - 50)