Sự hình thành

Một phần của tài liệu NHỮNG DẤU ẤN CỦA NỀN VĂN HÓA ẤN ĐỘ TRONG HỆ THỐNG THÁP CHĂM Ở NINH THUẬN (Trang 33)

7. Bố cục của đề tài

1.4.1.Sự hình thành

Thời cổ trung đại Ấn Độ đã có một nền nghệ thuật phong phú đặc sắc, bao gồm nhiều mặt, trong đó nổi bật nhất là ngành kiến trúc, điêu khắc. Thời Harappa, nhà cửa chỉ mới xây bằng gạch, đến vương triều Morya nghệ thuật kiến trúc đá mới bắt đầu phát triển mà các công trình tiêu biểu là cung điện, chùa tháp, chùa tháp, trụ đá. Như vậy, tất cả những công trình công cộng, công trình tôn giáo đều làm bằng vật liệu bền, thể hiện sức mạnh uy quyền của nhà vua và vương triều. Nói chung nghệ thuật tạo hình Ấn Độ phần lớn nhằm vào đề tài tôn giáo, nhưng vì bắt nguồn từ cuộc sống thực tế, nên tính hiện thực vẫn thể hiện rất rõ nét, ví dụ tượng nhiều tay nhiều đầu là phỏng theo tư thế của đội múa trong đền chùa và cung đình. Chăm Pa cũng đón nhận dòng chảy của nền văn minh Ấn Độ từ biển đông.Một điều dễ nhận thấy kiến trúc đi cùng với tôn giáo. Hầu hết, các công trình kiến

trúc ở Champa đều phục vụ cho nhu cầu tôn giáo, dù cho những tác phẩm điêu khắc, kiến trúc đạt được giá trị mỹ thuật cao so với đương đại cũng đều nói lên đề tài tôn giáo.

Đền tháp Chăm Pa xây dựng kéo dài từ cuối thế kỷ VII đến đầu thế kỷ XVII trùng với thời kỳ Ấn Độ hóa từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ XV. Trong khoảng thời gian này, những người Chăm Pa xưa đã để lại một số lượng lớn các công trình kiến trúc đền tháp, thành lũy, các tác phẩm điêu khắc.

Theo tiếng Chăm, các đền tháp Chăm Pa này được gọi là kalan, nghĩa là “lăng”. Các lăng này được các đời vua Chăm xây dựng để thờ cúng các vị thần. Các vị thần được thờ phụng có thể là các vị thần Ấn Độ giáo tiêu biểu như thần Siva, thần Brahma, thần Vishnu, thần Ganesha,… hoặc đấy còn có thể là các vị Phật24. Điều này tùy thuộc vào lòng tin và kính mộ của mỗi thời kỳ, kiến trúc tôn giáo thờ các vị thần thuộc Ấn Độ giáo và Balamon giáo. Nhưng ở thánh địa Đồng Dương (thuộc địa phận huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) đây là kinh đô Phật giáo lớn nhất của Chăm Pa.

Một phần của tài liệu NHỮNG DẤU ẤN CỦA NỀN VĂN HÓA ẤN ĐỘ TRONG HỆ THỐNG THÁP CHĂM Ở NINH THUẬN (Trang 33)