Thuật phong thủy xây dựng đền, tháp

Một phần của tài liệu NHỮNG DẤU ẤN CỦA NỀN VĂN HÓA ẤN ĐỘ TRONG HỆ THỐNG THÁP CHĂM Ở NINH THUẬN (Trang 82 - 84)

7. Bố cục của đề tài

2.3.6. Thuật phong thủy xây dựng đền, tháp

Người Chăm xưa thường xây dựng đền, tháp của mình ở vùng đồng bằng, trên nhưng vùng đất cao ráo gần nguồn nước thiêng65: Sông, biển (Tháp Hòa Lai, tháp Bình Lâm, Hưng Thạnh,...) hoặc trên những ngọn núi thiêng tại sườn núi, đỉnh núi hay trên những ngọn đồi biệt lập (Tháp Po nagar, Pô Klaung Garai, Pô Rome). Đó cũng là những vị trí mà

65 Ấn Độ giáo.

https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%BA%A4n_%C4%90%E1%BB%99_gi%C3%A1o [truy cập ngày 29/10/2020, lúc 22:07]

83 người Ấn Độ ưu tiên lựa chọn nhằm đảm bảo sự thanh khiết của các đền đài, sự hài lòng của các vị thần và tạo thuận lợi cho việc tế tự.

Chịu ảnh hưởng của quan niệm kiến trúc tôn giáo Ấn Độ, đền tháp Chăm Pa thường được xây dựng thành một quần thể66, mô phỏng hình ảnh của vũ trụ với ngôi đền chính tượng trưng cho ngọn núi Mê ru thần thoại, những ngôi đền nhỏ tượng trưng cho các thiên thể và những bờ tường thấp tượng trưng cho các đại dương bao bọc xung quanh. Điều này chúng ta có thể thấy ở tháp Hòa Lai ở Ninh Thuận (cụm tháp gồm 3 tháp: Tháp Chính – tháp trung tâm, tháp cổng và tháp lửa).

Hướng tháp: Hướng chính của tháp luôn quay về phía Đông – tượng trưng cho sự khởi đầu may mắn, tốt lành; các vị thần sẽ ban phúc báu, che chở cho dân cho nước; làm ăn phát đạt; xua đuổi âm khí, tà ma,...

2.3.7. Chữ viết

Về chữ viết:

Người Chăm đã sớm tiếp thu hệ thống Văn tự cổ Ấn Độ để sáng tạo ra chữ viết của mình. Từ chữ Phạn (Sankrit) – một thứ chữ cổ ở Ấn Độ, người Chăm đã sáng tạo ra chữ Chăm cổ (khoảng thế kỷ thứ 4 – 5). Sử liệu Trung Quốc còn cho rằng: Ngay từ trước thế kỷ 7, người Chăm đã dùng văn tự của mình để ghi chép kinh sách và trao đổi thư từ. Như vậy, bên cạnh chữ Phạn, chữ Chăm cổ luôn được người Chăm cải tiến và sử dụng.

Vương triều Simhapura – vương triều đầu tiên của Vương quốc Chăm Pa – mang rất nhiều yếu tố Hinđu trong bản thân của nó, đặc biệt là chữ viết. Từ tên nước, tên hiệu các vị vua, tên các vùng miền, thành phố,...đến ngôn ngữ mà Vương triều Simhapura sử dụng đều là chữ Phạn cổ (chữ Sankrit). Và hiện nay, trên một số ngôi tượng và phù điêu trong hệ thống các tháp Chăm ở Ninh Thuận, người ta thấy kiểu chữ cổ Sankrit và chữ Chăm cổ này.

84  Về lịch67 (phần này trong quá trình tìm hiểu, nhóm tác giả thấy hay nên mở

rộng thêm vào bài):

Từ thời xa xưa, người Chăm đã biết dùng lịch. Có một hệ thống lịch pháp ở Ấn Độ đã du nhập vào Chăm Pa và người Chăm đã dùng lịch này từ đó cho đến nay. Trong hệ thống lịch này, ngày âm (ngày tính theo lịch mặt trăng) là đơn vị cơ bản. Một tháng được chia làm 2 tuần: Tuần sáng và tuần tối. Một năm có 12 tháng âm, 6 mùa. Một tuần có 7 ngày, có tên gọi riêng và tương ứng với một hành tinh. Ngoài ngày tháng năm, lịch Ấn Độ còn có cách tính thời gian theo kỷ nguyên. Căn cứ vào các triều đại, các tiểu vương, kỷ nguyên được sử dụng thông dụng ở Ấn Độ và có ảnh hưởng tới vùng Đông Nam Á là kỷ nguyên Saka (năm 78 SCN). Lịch Chăm vì thế còn được gọi là lịch Saka.

Một phần của tài liệu NHỮNG DẤU ẤN CỦA NỀN VĂN HÓA ẤN ĐỘ TRONG HỆ THỐNG THÁP CHĂM Ở NINH THUẬN (Trang 82 - 84)