Về đặc trưng chung của kiến trúc tháp Chăm

Một phần của tài liệu NHỮNG DẤU ẤN CỦA NỀN VĂN HÓA ẤN ĐỘ TRONG HỆ THỐNG THÁP CHĂM Ở NINH THUẬN (Trang 92 - 94)

7. Bố cục của đề tài

3.1.3. Về đặc trưng chung của kiến trúc tháp Chăm

Văn hóa Chăm Pa từng có một thời kỳ phát triển huy hoàng và rực rỡ trong lịch sử Đông Nam Á. Trong đó phải kể đến sự giao thoa hoàn hảo giữa văn hóa Ấn Độ và Đại Việt, từ đó tạo nên những giá trị vĩnh cữu và là minh chứng cho mối quan hệ gắn bó giữ hai quốc gia từ bao đời nay. Điều này được thể hiện qua những công trình hiện hữu trên lãnh thổ miền Trung nước ta. Những công trình kiến trúc Chăm Pa, bên cạnh sự hùng vĩ của nó, các chi tiết điêu khắc nghệ thuật còn ẩn chứa nhiều giá trị không chỉ phản ánh tư duy nghệ thuật của người Chăm cổ, mà còn nói lên sức sáng tạo mạnh mẽ và vượt bậc của họ, góp phần tạo nên sức hấp dẫn của nền văn hóa cổ đại này.

Đầu tiên, có thể dễ dàng nhận thấy đặc trưng chung của kiến trúc đền tháp Chăm Pa là mặt bằng tháp đa số là hình vuông. Vì diện tích xây dựng mỗi tòa tháp khá nhỏ nên không gian bên trong mỗi ngôi khá chật hẹp, thường có cửa duy nhất mở về hướng Đông là hướng mặt trời mọc. Giải thích về điều này, các nhà nghiên cứu cho rằng: Người cổ xưa ở đây quan niệm thế giới có hình vuông, xung quanh là núi và đại dương bao bọc, chính giữa là một trục xuyên đến mặt trời. Vì thế, đặc điểm kiến trúc các ngôi đền tháp ở đây đều mô phỏng theo quan niệm đó75. Ngoài ra, xây dựng theo kiến trúc quay về hướng mặt trời mọc còn thể hiện cái nhìn của họ trong quan điểm về thần thánh, mong cầu sự sinh sôi, nảy nở và hạnh phúc sẽ đến với vương quốc.

Nói về các thành phần trang trí kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc trên vòm cuốn là sự kết hợp đa dạng các biểu tượng văn hóa. Đây là chi tiết dễ dàng được nhận thấy trong hầu hết các công trình kiến trúc nghệ thuật Chăm, được sử dụng chủ yếu trên các cửa chính, chân cột hay nền móng… Vòm cuốn trong kiến trúc Chăm Pa không chỉ chứa đựng giá trị

75Nguyễn Thị Hoa (2018), Tìm hiểu đặc điểm kiến trúc đền tháp Champa ở Việt Nam, nguồn:

93 thẩm mỹ, mà thông qua từng dạng thức hay motift lại mang trong mình một ngôn ngữ riêng. Một mặt, nó phản ánh quá trình nhận thức và cảm thụ thẩm mỹ của nghệ thuật điêu khắc Chăm nói riêng và văn hóa Chăm Pa nói chung, đồng thời còn chuyển tải nhân sinh quan, thế giới quan và có ý nghĩa văn hóa tâm linh sâu sắc bằng các biểu tượng văn hóa tôn giáo đối với dân tộc76.

Có thể nói, kiến trúc vòm cuốn là biểu tượng cho thế giới quan của người Chăm về vũ trụ, về vạn vật, ngoài ra còn thể hiện nhận thức của họ về sự hài hòa, cân đối và cái đẹp hoàn mỹ. Hình ảnh được các nghệ nhân Chăm khai thác phổ biến và phong phú nhất là chi tiết hình cây, được xem là biểu tượng trung gian giữa trời và đất, là ý nghĩa cho sự sinh sôi, cho sức sống tràn trề và tinh thần mãnh liệt. Cái đẹp trong kiến trúc vòm cuốn của người Chăm còn là biểu tượng cho khát vọng lưu truyền dòng dõi, gìn giữ sự trường tồn của dân tộc. Trên tổng thể điêu khắc của vòm cuốn kiến trúc, nếu như đỉnh tam giác hướng lên trên là tượng trưng cho lửa và sinh thực khí nam, thì ngược lại, khi đỉnh nhọn hướng xuống dưới là tượng trưng cho nước và sinh thực khí nữ; cũng như khi “hai hình tam giác nếu đặt cạnh nhau là biểu thị của Siva và Srakti, Linga và Yoni, lửa và nước …” điều này thể hiện người Chăm xưa đặc biệt quan tâm và đề cao ý nghĩa của các biểu tượng sinh thực khí và việc “lưu truyền tôn thống”77.

Không chỉ như vậy, kiến trúc vòm cuốn với đỉnh nhọn nhô lên trên giống như hình ảnh của ngọn lửa. Lửa là hình ảnh biểu tượng cho sự hủy diệt và sáng tạo, của sự chuyển hóa và sự tái sinh. Người Chăm xưa sử dụng hình ảnh ngọn lửa để ám chỉ sự hiện diện của thần linh, qua đó mở ra con đường giác ngộ và thức tỉnh dành cho con người. Một số chi tiết khác tượng trưng cho trời và đất cũng được cách điệu hóa một cách tinh tế và tỉ mỉ trên những kiến trúc đền tháp của người Chăm là hình ảnh cây lá sum xuê, hoa sen hay hình ảnh chim muông bay lượn trên bầu trời… Tất cả những hình ảnh này đều là biểu tượng cho

76Trần Văn Tâm (2017), Ý nghĩa biểu tượng trên vòm cuốn của kiến trúc đền tháp Champa, nguồn

https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/y-nghia-bieu-tuong-tren-vom-cuon-cua-kien-truc-den-thap- champa.html, truy xuất ngày 27/10/2020.

77Trần Văn Tâm (2017), Ý nghĩa biểu tượng trên vòm cuốn của kiến trúc đền tháp Champa, nguồn

https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/y-nghia-bieu-tuong-tren-vom-cuon-cua-kien-truc-den-thap- champa.html, truy xuất ngày 27/10/2020.

94 tâm hồn thanh khiết, trong sạch, từ đó hướng tới ý niệm về sự sinh sôi, phát triển, giác ngộ của đời sống xã hội. Qua đó thể hiện tư tưởng thẩm mỹ và dụng ý nghệ thuật của người Chăm xưa khi dùng những hình ảnh thiêng liêng này với ý nghĩa giáo dục nhân tâm và luôn hướng về một tương lai tươi sáng.

Ngoài những đường nét chạm khắc về các loài chim muông, thảo mộc, người Chăm còn sử dụng hình ảnh cách tân những loài thần vật linh thiêng trong tư tưởng của văn hóa Ấn Độ như Thủy quái Makara, nguyên thủy là một con cá sấu Ấn Độ, Rắn thần Naga… Những hình ảnh này thường kèm theo những câu chuyện và giai thoại của nó, thể hiện triết lý nhân sinh về hai mặt thiện và ác trong đời sống con người, qua đó thể hiện tư tưởng cái ác sẽ bị thần linh trừng phạt, cái tốt sẽ được che chở và hướng đến những giá trị chân, thiện, mỹ.

Như vậy, những yếu tố đặc trưng chung của đền tháp Chăm Pa là hình ảnh cách điệu về những hình ảnh tượng trưng cho trời đất, qua đó thể hiện được lăng kính chủ đạo của họ về vũ trụ, về thiên nhiên và con người, cũng như quan niệm nhân sinh về sự sống luôn phát triển. Bằng việc tiếp thu đặc trưng của văn hóa Ấn Độ một cách có chọn lọc, người Chăm Pa đã sang tạo ra hơi hướng nghệ thuật riêng, thể hiện rõ ràng nét đẹp của dân tộc mình. Những kiến trúc đền tháp sừng sững theo phong cách Ấn giáo, qua bàn tay của những người thợ Chăm Pa tài hoa lại trở thành những hình khối hài hòa, cứng rắn, vững chải, mạnh mẽ, gần gũi nhưng cũng đầy bí ẩn. Qua đó đã góp một màu sắc riêng làm giàu cho văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa Đông Nam Á nói chung.

Một phần của tài liệu NHỮNG DẤU ẤN CỦA NỀN VĂN HÓA ẤN ĐỘ TRONG HỆ THỐNG THÁP CHĂM Ở NINH THUẬN (Trang 92 - 94)