Lịch sử hình thành

Một phần của tài liệu NHỮNG DẤU ẤN CỦA NỀN VĂN HÓA ẤN ĐỘ TRONG HỆ THỐNG THÁP CHĂM Ở NINH THUẬN (Trang 42 - 47)

7. Bố cục của đề tài

2.2.1. Lịch sử hình thành

Ẩn sau vẻ khô cằn, nắng gió của vùng đất Ninh Thuận là sự duyên dáng, quyến rũ với những nét đẹp hoang sơ. Khi đặt chân đến đây chúng ta còn được chiêm ngưỡng những dấu tích của hệ thống tháp Chăm cổ kính với kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc tinh xảo. Nét đẹp văn hóa Chăm lôi cuốn nhất ở Ninh Thuận chính là 3 cụm tháp cổ xưa Hoà Lai, Po Klong Garai và Po Rome thuộc kinh đô Panduranga của Vương quốc Chăm cổ - nay là thành phố Phan Rang. Các cụm tháp đẹp đến ngỡ ngàng với vẻ đẹp bí ẩn pha chút rêu phong, hoài cổ: những hoa văn điêu khắc tinh xảo trên vòm cửa, trụ ốp, diềm mái được lưu giữ nguyên vẹn vượt qua bao năm tháng.

43

Lịch sử tháp Poklong Garai

Hình Tháp Poklong Garai

Tháp Poklong Garai được xem là một trong những danh lam thắng cảnh tuyệt vời ở Ninh Thuận, ngôi tháp mang đậm bản sắc văn hóa Chăm. Tháp được xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 12 – đầu thế kỷ 13. Đây là cụm tháp được xây dựng để thờ vị vua Chăm trị vì xứ Panduranga (Ninh Thuận ngày nay); ông có tên là Poklong Garai (1151 - 1205) – vị vua có công với dân với nước Chăm Pa nên được nhân dân suy tôn là thần thánh30. Hiện nay cụm tháp còn nguyên vẹn về cả công trình kiến trúc lẫn việc tổ chức thờ phượng, cúng kính của người Chăm.

Tháp Po Klaung Garai ngày nay tọa lạc trên đồi Trầu của phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm tỉnh Ninh Thuận, và cách trung tâm thành phố khoảng chừng 7km về hướng Tây Bắc. Tháp Po Klong Garai là tên gọi chung của một cụm tháp gồm ba đền tháp: tháp chính (kalan po) cao 20,5m; tháp cổng (Kalan Pabah mbang) cao khoảng 8,56m; tháp lửa (sang cuh yang apuer).

30 Báo Dân trí, (2014), “Đẹp mê hồn những dấu tích tháp Chăm cổ ở Ninh Thuận”.

https://dantri.com.vn/du-lich/dep-me-hon-nhung-dau-tich-thap-cham-co-o-ninh-thuan-1398866558.htm [truy cập ngày 1/11/2020, lúc 12:12]

44

Lịch sử tháp Po Rôme

Hình: Tháp Po Rome

Được biết đến là ngôi tháp cuối cùng được xây dựng bằng gạch tại vùng Panduranga, tháp Po Rome là những gì còn sót lại của một thời vàng son sau hơn 17 thế kỷ tồn tại trên dải đất miền Trung. Tuy không phải là công trình kiến trúc đền tháp uy nghi, rộng lớn như bao đền tháp khác nhưng đền tháp Po Rome đã để lại cho hậu thế một giá trị về văn hóa lẫn tinh thần to lớn. Quan trọng, tháp là nơi ghi dấu công ơn về cuộc đời và sự nghiệp của vị vua độc lập cuối cùng Champa là Po Rome.

Theo như tài liệu ghi chép của Champa, tháp Po Rome được xây dựng vào cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII vào thời vua Po Rome (1627 - 1653)31. Tổng thể kiến trúc được xây dựng theo phong cách kiến trúc muộn như tháp PoKlong Garai. Cũng như tháp PoKlong Garai, đây là ngôi tháp không phải thờ thần như phần lớn các tháp Chăm khác mà là thờ vua Po Rome, vị vua được người Chăm hóa thần khi băng hà. Nhiều tác giả

31 VTV online, (2017), “Độc đáo nghệ thuật kiến trúc tháp Chăm ở Ninh Thuận”.

https://vtv.vn/doi-song/doc-dao-kien-truc-nghe-thuat-thap-cham-o-ninh-thuan-20170512103042507.htm [truy cập ngày 1/11/2020, lúc 12:25]

45 nghiên cứu cho rằng tháp Pô Rome được xây vội vàng, không kỹ lưỡng, không trau chuốt. Tháp Pô Rome không cao to bề thế như Tháp Pô Klong Garai nhưng tháp có một phong cách nghệ thuật riêng biệt – Phong cách Pô Rome. Tháp Pô Rome được xem là ngôi tháp cuối cùng trong lịch sử nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc đền tháp của người Chăm ở Việt Nam. Tháp Pô Rome với phong cách riêng của mình đã được Bộ Văn hóa xếp di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1992.

Tháp Pô Rome ngày nay nằm về hướng Nam thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 15km; cách trung tâm huyện Ninh Phước 7km và quốc lộ 1A 6km về hướng Tây theo hướng đường đi thẳng đến tận di tích.

46

Lịch sử Tháp Hòa Lai:

Công trình kiến trúc nghệ thuật Champa xưa hơn 1.000 năm tuổi

Hình: Tháp Hòa Lai

Cùng với đền tháp Poklong Garai và đền tháp Po Romé trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận (Parang – vương quốc Champa vùng Panduranga xưa). Công trình kiến trúc nghệ thuật đền tháp Hòa Lai là những gì còn sót lại của một thời vàng son, rực rỡ của vương quốc Champa vùng Panduranga. Một công trình kiến trúc nghệ thuật đến nay chưa có lời giải về cách xây dựng, ai là người xây nên và xây lên vì mục đích gì khi bên trong đền tháp không thờ bất kỳ một vị thần; vị vua hay người có công nào với vương quốc Champa.

Tháp Hòa Lai (hay còn gọi là Ba Tháp), là công trình được xây dựng theo phong cách Hòa Lai của thế kỷ IX, xếp vào phong cách Hòa Lai. Cụm tháp Hòa Lai gồm có 3 ngôi tháp và chúng được xây dựng vòng thành bao quanh. Trải qua thời gian, ngôi tháp trung tâm và vòng thành đã bị sụp đổ hoàn toàn, chỉ còn lại 2 ngôi tháp ở phía Bắc và phía Nam32. Tháp Hòa Lai mặc dù có phong cách riêng nhưng nó cũng mang một số đặc điểm chung của các tháp Chăm.

32Báo Dân trí, (2014), “Đẹp mê hồn những dấu tích tháp Chăm cổ ở Ninh Thuận”.

https://dantri.com.vn/du-lich/dep-me-hon-nhung-dau-tich-thap-cham-co-o-ninh-thuan-1398866558.htm [truy cập ngày 1/11/2020, lúc 12:27]

47 Phong cách kiến trúc Hòa Lai nổi bật với vòm cửa nhiều mũi tròn, các trụ bổ tường hình bát giác cùng lối trang trí hình lá uốn cong. Cụm tháp Hòa Lai được qúy như một quần thể rất có giá trị về kiến trúc và điêu khắc của người Chăm thời bấy giờ. Chính vì điều này mà tháp mang một dấu ấn kiến trúc đặc biệt trên dải đất miền Trung.Tháp Hòa Lai ngày nay nằm sát quốc lộ 1, thuộc địa bàn xã Tân Hải cách TP Phan Rang 14 km.

2.2.2. Các truyền thuyết và câu chuyện thần thoại liên quan đến hệ thống tháp Chăm ở Ninh Thuận 3 tháp

Một phần của tài liệu NHỮNG DẤU ẤN CỦA NỀN VĂN HÓA ẤN ĐỘ TRONG HỆ THỐNG THÁP CHĂM Ở NINH THUẬN (Trang 42 - 47)