Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 47 - 51)

5. Kết cấu của đề tài

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc Bộ. Mặc dù là tỉnh có địa hình núi cao, nằm sâu trong nội địa, giao thông duy nhất là đường bộ, tuy nhiên có thể liên thông với hầu hết các tỉnh trong vùng và khu vực, là điều kiện thuận lợi để Bắc Kạn giao lưu với tỉnh Cao Bằng và các tỉnh của Trung Quốc ở phía Bắc, với tỉnh Thái Nguyên, Hà Nội cũng như các tỉnh của vùng Đồng bằng sông Hồng ở phía Nam, Tuyên Quang và các tỉnh vùng Tây Bắc. Tỉnh Bắc Kạn có vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, tỉnh Cao Bằng;

- Phía Đông giáp các huyện Tràng Định, Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn; - Phía Nam giáp các huyện Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên;

- Phía Tây giáp các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

3.1.1.2. Địa hình

Bắc Kạn có địa hình đa dạng, phức tạp, chủ yếu là đồi, núi cao, có thể chia làm 3 khu vực:

- Khu vực phía Đông: là các dãy núi kéo dài của cánh cung Ngân Sơn, cánh cung liên tục nhất, điển hình nhất ở vùng Đông Bắc. Đây là dãy núi cao có cấu tạo tương đối thuần nhất. Địa hình nơi đây được chia cắt phức tạp, cùng với các điều kiện tự nhiên khác thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp, rừng

còn nhiều tạo nên cảnh quan đẹp, hấp dẫn, là điều kiện thuận lợi cho phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, thể thao mạo hiểm.

- Khu vực phía Tây: với thành phần chủ yếu là đá phiến thạch anh, đá cát kết và đá vôi có lớp dày nằm trên đá kết tinh cổ. Đây là khu vực địa hình độc đáo và có giá trị về mặt du lịch nhất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Nơi đây có hố sụt karst điển hình nhất ở Việt Nam, hình thành nên cảnh quan vô cùng độc đáo và là điểm tài nguyên du lịch hấp dẫn nhất của Bắc Kạn, đó là hồ Ba Bể.

- Khu vực trung tâm: có địa hình thấp hơn nhiều so với khu vực phía Đông và phía Tây của tỉnh Bắc Kạn. Khu vực này là một nếp lõm được cấu tạo chủ yếu bởi đá phiến, đá vôi, đá sét vôi cổ, địa hình nơi đây thích hợp phát triển nông nghiệp và là khu vực thuận lợi nhất trong tỉnh để xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch.

3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

- Khí hậu: Bắc Kạn có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng có sự phân hoá theo độ cao của địa hình và hướng núi. Với chế độ nhiệt đới gió mùa, một năm ở Bắc Kạn có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 75 - 80% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 20 - 25% tổng lượng mưa trong năm, tháng mưa ít nhất là tháng 12.

+ Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20 - 22,50C, nhiệt độ thấp tuyệt đối - 0,10C ở thành phố Bắc Kạn, - 0,60C ở Ba Bể và - 20C ở Ngân Sơn, gây băng giá ảnh hưởng lớn đến cây trồng, vật nuôi.

+ Số giờ nắng trung bình của tỉnh là 1.400 - 1.600 giờ. Lượng mưa trung bình năm ở mức 1.400 - 1.900mm và tập trung nhiều vào mùa hạ, độ ẩm trung bình trên toàn tỉnh từ 82%- 85%. Bắc Kạn có lượng mưa thấp so với các tỉnh Đông Bắc do bị che chắn bởi cánh cung Ngân Sơn ở phía Đông Bắc và cánh cung Sông Gâm ở phía Tây Nam.

- Thủy văn: Bắc Kạn có mạng lưới sông, suối tương đối phong phú nhưng do ảnh hưởng của yếu tố địa hình nên đặc điểm chung của sông, suối ở đây là dốc, ngắn, thủy chế thất thường. Đa số sông, suối là các nhánh thượng nguồn của các sông lớn, có 5 sông lớn trong đó tổng chiều dài các tuyến sông 343 km, gồm sông Phó Đáy, sông Năng, sông Bằng Khẩu, sông Bắc Giang, sông Cầu. Sông, suối có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất và đời sống của nhân dân tỉnh Bắc Kạn, là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho nông nghiệp, ngư nghiệp. Với đặc điểm ngắn, dốc hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn tạo nên những cảnh quan đẹp, hùng vĩ (thác, ghềnh) hấp dẫn thu hút khách du lịch và thuận lợi cho việc phát triển thủy điện.

3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên - Tài nguyên đất Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bắc Kạn năm 2019 TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ trọng (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 485.996 100 1 Đất nông nghiệp 44.116 9,1 2 Đất lâm nghiệp 413.366 85,1 3 Đất khác 28.514 5,8

(Nguồn: Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Bắc Kạn)

Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn năm 2019 là 485.996 ha. Trong đó: diện tích đất nông nghiệp là 44.116 ha chiếm 9,1% diện tích đất tự nhiên; diện tích đất lâm nghiệp là 413.366 ha, chiếm 85,1% diện tích đất tự nhiên; diện tích đất khác (đất chuyên dùng, đất ở, đất chưa sử dụng…) là 28.514 ha, chiếm 5,8% diện tích đất tự nhiên. Qua phân tích cho thấy, do địa hình tỉnh Bắc Kạn chủ yếu là đồi, núi nên diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, tới 85,1%. Nhìn chung, đất đai tương đối màu mỡ, nhiều nơi tầng

đất dày, đất đồi núi có lượng mùn cao, thích hợp cho sản xuất nông lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả.

- Tài nguyên rừng

Hệ thực vật Bắc Kạn có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất trong các tỉnh vùng Đông Bắc. Tài nguyên rừng của tỉnh khá đa dạng, phong phú. Ngoài khả năng cung cấp gỗ, tre, nứa nguyên liệu, trong rừng còn có nhiều loại thực vật quý hiếm, có giá trị được coi là một trung tâm bảo tồn nguồn gen thực vật của vùng Đông Bắc. Qua điều tra cho thấy tỉnh Bắc Kạn có 148 họ, 537 chi với 826 loài, trong đó có 52 loài được xếp vào sách đỏ Việt Nam như đinh, ngũ gia bì gai, trai lý, nghiến, trò đãi, trầm hương, cầu điệp

- Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn tỉnh hiện có 273 mỏ và điểm khoáng sản với một số loại khoáng sản chính: Sắt (17 mỏ và điểm khoáng sản, tài nguyên dự báo 10 triệu tấn); chì kẽm (77 mỏ và điểm khoáng sản, tài nguyên dự báo khoảng 4,8 triệu tấn, tập trung chủ yếu ở vùng Chợ Điền - Chợ Đồn, Ngân Sơn, Pác Nặm, Na Rì); đá hoa, đá vôi trắng (trữ lượng đã thăm dò đạt 3,088 triệu m3 đá ốp lát, 19,5 triệu tấn đá làm bột carbonat); đá vôi, vật liệu xây dựng thông thường (trữ lượng đã phê duyệt là 26,6 triệu m3). Ngoài ra, còn có một số loại khoáng sản khác như vàng (19 mỏ và điểm quặng); mangan (7 điểm quặng, chủ yếu phân bố tại huyện Chợ Đồn); đồng, nhôm, thủy ngân, thiếc - vonfram; antimon; photphorit; thạch anh; titan; kaolin; si lic…Tài nguyên khoáng sản của Bắc Kạn khá phong phú, đa dạng và giàu tiềm năng. Hiện tỉnh đã xây dựng quy hoạch khai thác và sử dụng khoáng sản phù hợp đến năm 2020.

- Tài nguyên du lịch

Bắc Kạn có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch, với điểm đến lý tưởng nhất chính là Vườn Quốc gia Ba Bể. Ngoài các điểm đến hấp dẫn trong khu vực Vườn Quốc gia Ba Bể, hồ Ba Bể, Bắc Kạn còn có rất nhiều điểm du lịch tự nhiên hấp dẫn như động Nàng Tiên, thác Nà Đăng (huyện Ngân Sơn),

thác Khuổi Đeng (huyện Chợ Mới), thác Nà Khoang (huyện Ngân Sơn), thác Bạc, động Áng Toòng (thành phố Bắc Kạn). Là căn cứ địa cách mạng, nằm trong an toàn khu kháng chiến, Bắc Kạn còn lưu giữ rất nhiều di tích lịch sử mang dấu ấn cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, của quân đội và nhân dân Bắc Kạn như ATK Chợ Đồn, di tích lịch sử Nà Tu, đồn Chiến thắng Phủ Thông… Bắc Kạn hiện có 01 di tích quốc gia đặc biệt, 12 di tích cấp quốc gia, 31 di tích cấp tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)