Thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 77 - 81)

5. Kết cấu của đề tài

3.3.6. Thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm

a. Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra

Thực hiện các quy định về thanh tra, kiểm tra từ năm 2017 đến năm 2019, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1283/QĐ-UBND ngày 12/8/2016 về việc phê duyệt Kế hoạch kiểm tra năm 2017; Quyết định số 1250/QĐ-UBND ngày 25/8/2017 về việc phê duyệt Kế hoạch kiểm tra năm 2018 của Đội kiểm tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch liên ngành tỉnh Bắc Kạn; Quyết định số 2084/QĐ-UBND ngày 05/12/2018 về việc phê duyệt Kế hoạch kiểm tra năm 2019 của Đội Kiểm tra văn hóa, thể thao và du lịch liên ngành tỉnh Bắc Kạn. Trên cơ sở các kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 429/QĐ-SVHTTDL ngày 15/12/2016 về việc phê duyệt Kế hoạch thanh tra năm 2017; Quyết định số 477/QĐ-SVHTTDL ngày 21/12/2017 về việc phê duyệt Kế hoạch thanh tra năm 2018; Quyết định số 343/QĐ-SVHTTDL ngày 20/12/2018 về việc phê duyệt Kế hoạch thanh tra năm 2019. Bên cạnh đó, để tăng cường hiệu quả trong công tác kiểm tra, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan

tham mưu trình UBND tỉnh ban hành Quyết định số 42/QĐ-UBND ngày 13/01/2017; Quyết định số 68/QĐ-UBND ngày 15/01/2018; Quyết định số 82/QĐ-UBND ngày 17/01/2019 của UBND tỉnh về việc kiện toàn Đội kiểm tra văn hóa, thể thao và du lịch liên ngành tỉnh Bắc Kạn.

b. Thực hiện kế hoạch và kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm

Trong giai đoạn 2017-2019, Đội kiểm tra văn hóa, thể thao và du lịch liên ngành tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện 44 cuộc kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực du lịch. Kết quả thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2017-2019 được thể hiện ở bảng 3.7.

Bảng 3.7: Kết quả thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2017-2019

TT Nội dung kiểm tra Số cuộc

kiểm tra Kết quả xử lý vi phạm

1 Hoạt động tổ chức

Lễ hội 15

Lập biên bản, yêu cầu các địa phương thường xuyên duy trì các hoạt động, thực hiện tốt các quy định của pháp luật

trong tổ chức Lễ hội

2

Cơ sở tín ngưỡng, di

tích lịch sử văn hóa 3

Lập biên bản, yêu cầu Ban Quản lý các đền, chùa, Thủ nhang và chính quyền

địa phương duy trì việc chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật

trong hoạt động tín ngưỡng

3

Hoạt động cơ sở lưu trú du lịch, doanh nghiệp lữ hành, doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch 26 Ban hành 34 Quyết định xử lý vi phạm hành chính, trong đó: đình chỉ hoạt động

kinh doanh 02 cơ sở; phạt cảnh cáo 14 cơ sở; phạt tiền 18 cơ sở.

- Kiểm tra hoạt động tổ chức Lễ hội

+ Thực hiện kiểm tra: đã tiến hành 15 cuộc kiểm tra, gồm Lễ hội Mù Là,

xã Cổ Linh, huyện Pác Nặm; Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể, huyện Ba Bể; Lễ hội Lồng Tồng Bằng Vân, xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn; Lễ hội Lồng Tồng Phủ Thông; Lễ hội Lồng Tồng thành phố Bắc Kạn.

+ Kết quả kiểm tra: các Lễ hội được kiểm tra đã chấp hành đúng quy định về công tác quản lý và tổ chức lễ hội, cụ thể chính quyền các địa phương đã xây dựng Chương trình, Kế hoạch, ban hành Quyết định thành lập Ban Tổ chức và các Tiểu ban phục vụ Lễ hội; công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy và vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo; công tác tuyên truyền và thực hiện nếp sống văn minh trong Lễ hội được các địa phương thực hiện đúng quy định. Tuy nhiên, trong việc tổ chức Lễ hội còn một số tồn tại, hạn chế như: công tác vệ sinh còn để rác thải bừa bãi, gây phản cảm về cảnh quan, môi trường; việc quản lý bến thuyền tại Lễ hội Lồng tồng Ba Bể chưa đảm bảo chặt chẽ, một số thuyền chở khách tham quan trên hồ Ba Bể vượt quá số người theo quy định; chưa chấp hành việc yêu cầu du khách mặc áo phao khi tham gia giao thông đường thủy.

+ Hình thức xử lý: đội kiểm tra đã lập biên bản, yêu cầu các địa phương thường xuyên duy trì các hoạt động, thực hiện tốt các quy định của pháp luật trong tổ chức Lễ hội, rút kinh nghiệm về những tồn tại, hạn chế để tổ chức Lễ hội trong những năm tiếp theo được tốt hơn.

- Kiểm tra Cơ sở tín ngưỡng, di tích lịch sử văn hóa

+ Thực hiện kiểm tra: đã tiến hành 03 cuộc kiểm tra, gồm Đền Thắm,

Chùa Thạch Long, Đền Thác Giềng, huyện Chợ Mới; Đền Cô, Đền Mẫu Thượng, thành phố Bắc Kạn.

+ Kết quả kiểm tra: Qua kiểm tra Ban quản lý di tích, các cơ sở tín ngưỡng đã thực hiện việc xây dựng kế hoạch hoạt động gửi chính quyền địa phương theo quy định; trong khu vực di tích, đền, chùa đã có sơ đồ chỉ dẫn, có nội quy, quy định đối với khách tham quan; bố trí nơi chứa rác thải, nhà vệ

sinh; các hoạt động dịch vụ thuận lợi, đảm bảo vệ sinh môi trường và phòng chống, cháy nổ theo quy định; không có tình trạng lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo để tổ chức các hoạt động chống lại chính quyền, gây mất trật tự, an ninh, tuyên truyền trái pháp luật, các hoạt động mê tín dị đoan, các hình thức cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác; Ban quản lý di tích, cơ sở tín ngưỡng đã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân và du khách đặt tiền lễ, tiền công đức có mệnh giá nhỏ hợp lý, đúng mục đích; tại các đền, chùa không có hiện tượng kinh doanh dịch vụ đổi tiền lẻ; việc quản lý tiền công đức, tiền giọt dầu, tiền cúng tiến dâng lễ đều có có ghi chép công khai, minh bạch và được quản lý thu, chi theo quy định. Tuy nhiên, tại Đền Mẫu Thượng, Đền Cô, thành phố Bắc Kạn thực hiện chưa đúng quy định về trùng tu, nâng cấp các hạng mục trong Đền, chưa có thông tin giới thiệu tóm tắt lịch sử, giá trị kiến trúc, văn hóa theo quy định; công tác quản lý nhà nước đối với Đền Thác Giềng hiện còn bỏ ngỏ.

+ Hình thức xử lý: đội kiểm tra liên ngành đã lập biên bản, yêu cầu Ban quản lý các đền, chùa, Thủ nhang và chính quyền địa phương, thường xuyên duy trì việc chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật trong hoạt động tín ngưỡng.

- Kiểm tra hoạt động cơ sở lưu trú du lịch, doanh nghiệp lữ hành, doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch.

+ Thực hiện kiểm tra: đã thực hiện 26 cuộc, kiểm tra 92 cơ sở lưu trú du

lịch, 02 doanh nghiệp lữ hành, 01 doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch.

+ Kết quả kiểm tra: phát hiện 56/95 cơ sở lưu trú du lịch, doanh nghiệp lữ hành, doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh. Lỗi vi phạm chủ yếu là: không thực hiện đúng chế độ báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định, sử dụng hướng dẫn viên du lịch để thực hiện chương trình du lịch mà không có hợp đồng bằng văn bản với hướng dẫn viên du lịch hoặc hợp đồng

không có đầy đủ các nội dung cơ bản theo quy định, không thực hiện việc đề nghị cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch.

+ Hình thức xử lý: lập biên bản nhắc nhở và yêu cầu các cơ sở thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh. Ban hành 34 Quyết định xử lý vi phạm hành chính, trong đó: đình chỉ hoạt động kinh doanh 02 cơ sở; phạt cảnh cáo 14 cơ sở; phạt tiền 18 cơ sở.

Nhìn chung, công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh đã được thực hiện nghiêm túc theo đúng kế hoạch đề ra. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và tiến hành xử lý các vi phạm theo đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số khó khăn, hạn chế. Đội ngũ thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra của đơn vị chưa đảm bảo về số lượng (hiện Sở có 03 công chức làm thanh tra, gồm: 01 thanh tra viên chính; 01 thanh tra viên; 01 công chức thanh tra); kinh phí hàng năm cấp cho hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành còn hạn hẹp; cán bộ thanh tra thường xuyên thay đổi vị trí việc làm, không ổn định. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)