Đánh giá chung về tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 55 - 57)

5. Kết cấu của đề tài

3.1.3. Đánh giá chung về tỉnh Bắc Kạn

3.1.3.1. Những thuận lợi

- Được sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và sự phối hợp của các cấp, các ngành và các địa phương, kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn đã có những bước phát triển đáng ghi nhận, có sự chuyển biến căn bản, góp phần quan trọng vào mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng tưởng kinh tế, tăng nguồn thu cho ngân sách, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

- Bắc Kạn là tỉnh có nhiều tiềm năng về du lịch, đặc biệt là tài nguyên du lịch tự nhiên đa dạng, phong phú, có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch, trong đó nổi bật là vườn quốc gia Ba Bể mà trung tâm là hồ Ba Bể, danh lam thắng cảnh đẹp nổi tiếng được công nhận di tích lịch sử văn hóa quốc gia (năm 1996), được công nhận là di tích danh thắng quốc gia đặc biệt (năm 2012). Bên cạnh nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên hấp dẫn, Bắc Kạn còn có nguồn tài nguyên du lịch văn hóa đa dạng, phong phú, mà điển hình là các phong tục tập quán, lễ hội của đồng bào các dân tộc mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc vùng cao. Ngoài ra, Bắc Kạn còn có những di tích lịch sử mang dấu ấn một thời về cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, của quân đội và nhân dân Bắc Kạn trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân và đế quốc xâm lược.

- Đa số các nguồn tài nguyên du lịch còn được bảo tồn tương đối tốt; hiện nay, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi những hoạt động phát triển kinh tế - xã hội đang ngày càng mở rộng (khai thác khoáng sản, thủy điện), song nhìn chung, các nguồn tài nguyên du lịch Bắc Kạn còn chưa bị ảnh hưởng nhiều.

- Tài nguyên du lịch tương đối dễ tiếp cận:Cách Hà Nội không xa, nằm trên các trục đường giao thông quan trọng chính của vùng Đông Bắc (Quốc lộ 3, 3B, 3C; Quốc lộ 279; đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên - Chợ Mới - Bắc Kạn; đường Hồ Chí Minh), đây là điểm mạnh của Bắc Kạn trong tổ chức khai thác tài nguyên du lịch của mình.

3.1.3.2. Những khó khăn, hạn chế

- Chất lượng phát triển kinh tế còn thấp so với mặt chung của toàn quốc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Thu nhập bình quân đầu người vẫn thấp so với khu vực và bình quân cả nước.

- Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nhìn chung còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội nói chung, cho phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh nói riêng.

- Đời sống của nhân dân khu vực miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn. Tăng trưởng chưa đủ mạnh để tạo ra những đột phá trong cải thiện thu nhập của người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc. Tỷ lệ giảm nghèo chưa bền vững, số hộ thoát nghèo lên cận nghèo còn lớn. - Sự phát triển của ngành du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Với những lợi thế nhất định về tiềm năng du lịch nhưng trong thời gian qua việc khai thác các lợi thế đó để phát triển du lịch ở Bắc Kạn còn rất hạn chế, số lượt khách du lịch đến Bắc Kạn, đặc biệt là khách quốc tế còn ít, tổng thu từ du lịch còn thấp, chưa có những đóng góp lớn cho kinh tế - xã hội của địa phương.

- Các nguồn tài nguyên đang đứng trước nguy cơ bị suy giảm, xuống cấp, mặc dù chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi các hoạt động hiện tại của con người, nhưng nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân phát

triển kinh tế, đời sống khó khăn đã ảnh hưởng đến việc bảo tồn, như hiện tượng chặt phá rừng vẫn còn xảy ra đang đe dọa đến việc bảo toàn đa dạng sinh học; nhiều nét văn hóa truyền thống bị mai một vì sức ép mưu sinh và những ảnh hưởng của lối sống hiện đại.

- Sự phân bố của tài nguyên không tập trung trên một địa bàn rộng, do vậy việc khai thác kết hợp để xây dựng sản phẩm du lịch đa dạng còn gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, khoảng cách của các điểm du lịch khá xa nhau nên khó xây dựng các tuyến du lịch một cách hợp lý và hiệu quả, không hấp dẫn sự lựa chọn của khách du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)