Tiềm năng du lịch tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 57 - 59)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.1. Tiềm năng du lịch tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú có tiềm năng lớn để phát triển du lịch, tiềm năng du lịch tỉnh Bắc Kạn gồm:

- Tiềm năng du lịch sinh thái

Bắc Kạn được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh, hang động, thác nước. Nổi bật là khu du lịch Ba Bể, đây là khu du lịch trọng điểm của tỉnh với nhiều điểm tham quan du lịch độc đáo, là nơi tập trung hầu hết các tài nguyên du lịch quan trọng nhất của Bắc Kạn với các thắng cảnh: Ao Tiên, Đảo Bà Góa, Đền An Mã, Động Puông, thác Đầu Đẳng, thác Tát Mạ, sông Năng; Động Hua Mạ, động Nà Phoòng (căn cứ đầu tiên của Đài tiếng nói Việt Nam), hang Thẳm Kít, hang Thẳm Phầy…Các bản nhà sàn ven hồ với mô hình du lịch Homestay được gìn giữ nét văn hóa truyền thống dân tộc lâu đời, với nhiều loại hình du lịch phong phú như: du lịch thăm quan, nghỉ dưỡng; du lịch văn hóa, lịch sử; du lịch thể thao, leo núi mạo hiểm, bơi thuyền; nghiên cứu khoa học hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Ngoài ra, Bắc Kạn có Động Nàng tiên, Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ (Na Rỳ); sinh vật cảnh Xuân Lạc, Đỉnh Phya Khao (Chợ Đồn); Hồ Bản Chang, thác Nà Khoang (Ngân Sơn); thác Bạc, thác Rọom (thành phố Bắc Kạn).

- Tiềm năng du lịch văn hóa

Bên cạnh nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên hấp dẫn, tỉnh Bắc Kạn còn có nguồn tài nguyên du lịch văn hóa phong phú như: các phong tục tập quán, lễ hội văn hóa, các món ẩm thực ngon, độc đáo của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao...; các bản nhà sàn bên sườn núi, ven sông, hồ; các làn điệu then, shi, lượn... mang đậm bản sắc văn hoá của đồng bào các dân tộc Bắc Kạn, tạo nên sự hấp dẫn đối với du khách, nhất là khách du lịch quốc tế. Một số Lễ hội tiêu biểu, thu hút được đông đảo du khách và người dân tham gia gồm:

+ Lễ hội Lồng tồng xã Hà Vị, Lễ hội Phủ Thông (huyện Bạch Thông); Lễ hội Bằng Vân (huyện Ngân Sơn); Lễ hội Mù Là, xã Cổ Linh (huyện Pác Nặm).

+ Hội xuân Ba Bể (xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể); Hội xuân thành phố Bắc Kạn và Hội chợ Văn hóa Truyền thống Xuân Dương Na Rì (mỗi năm họp một lần vào ngày 25/3 âm lịch).

+ Về các làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc: người Tày có Lượn Cọi, Phong Slư, hát Quan làng (hát đám cưới), hát then, hát pụt, múa bát, múa quạt, múa đàn tính; người Nùng có hát Sli, lượn Nàng ới, hát then, múa Xiêng tâng; người Dao có hát Páo dung, múa chuông, múa bắt Ba Ba, thổi khèn Pí lè, có Lễ cấp sắc; người Mông có múa Khèn, thổi sáo mèo, lễ hội gầu tào…

Bên cạnh đó đồng bào các dân tộc thiểu số Bắc Kạn còn có các phong tục tập quán, nếp sinh hoạt truyền thống, lễ nghi, tiếng nói, chữ viết, tri thức dân gian, trang phục, kiến trúc nhà ở, làng nghề thủ công, văn hóa ẩm thực… rất phong phú, độc đáo và đa dạng.

- Tiềm năng du lịch lịch sử

Các di tích lịch sử cách mạng tiêu biểu gồm: các di tích lịch sử cách mạng thuộc khu ATK Chợ Đồn, di tích Nà Tu, di tích Đồn Phủ Thông, di tích chiến thắng Đèo Giàng... là những di tích lịch sử mang dấu ấn một thời về cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, nhà nước, của quân đội và nhân dân Bắc Kạn. Ngoài

ra, Bắc Kạn có một số đền, chùa tiêu biểu (Đền Thắm, chùa Thạch Long thuộc huyện Chợ Mới); đền Mẫu, đền Cô, đền Thác Giềng thuộc TP.Bắc Kạn; đền An Mã, chùa Phố Cũ thuộc huyện Ba Bể...) với kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên đẹp, là những điểm du lịch văn hóa tâm linh có thể khai thác thu hút khách du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)