Công tác khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 76 - 77)

5. Kết cấu của đề tài

3.3.5. Công tác khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch

- Xác định việc bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái là nhiệm vụ quan trọng để phát triển du lịch một cách bền vững, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chính quyền các cấp, các đơn vị, tổ chức, các khu du lịch thực hiện tốt việc bảo vệ tài nguyên, giữ gìn vệ sinh môi trường; tổ chức các đợt ra quân làm vệ sinh, thu gom rác thải, trồng cây xanh…tại các khu, điểm du lịch. Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thường xuyên phối hợp với các ngành Lao động, Thương binh - Xã hội; Tài nguyên và Môi trường; Y tế; Giao thông vận tải; Công an và chính quyền các địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiểm tra công tác vệ sinh môi trường, bảo đảm an toàn giao thông, giữ gìn an ninh trật tự tại các khu, điểm du lịch và trong các cơ sở lưu trú.

- Để tăng cường công tác quản lý bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên, môi trường; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh phát triển du lịch, tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện việc ký kết quy chế phối hợp tại các vùng giáp ranh với các tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn trong quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, cảnh quan môi trường.

- Xây dựng và bảo tồn hệ thống tài nguyên du lịch: bao gồm các tài nguyên có tính đa dạng sinh học cao như vườn quốc gia Ba Bể, khu bảo tồn tự nhiên Kim Hỷ, khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc; các di tích đã được xếp hạng; khu vực cảnh quan có tiềm năng khai thác du lịch... dễ bị ảnh hưởng do các hoạt động phát triển du lịch và các hoạt động phát triển kinh tế khác. Tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức theo dõi thường xuyên những biến động để có những giải pháp kịp thời khắc phục sự cố, tình trạng xuống cấp về tài nguyên và môi trường du lịch; quản lý chặt chẽ những hoạt động du lịch và hoạt động kinh tế - xã hội khác có nguy cơ gây ảnh hưởng đến hệ tài nguyên môi trường du lịch.

- Nâng cao nhận thức cộng đồng và xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. Hiện nay, các quan điểm, chủ trương chưa thật sâu sát với tình hình cụ thể của các hoạt động bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên. Vì vậy, hoạt động bảo vệ môi trường của cộng đồng thường không bền vững, hiệu quả không cao. Trước thực trạng đó, tỉnh Bắc Kạn đã tăng cường giáo dục, đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục công tác điều tra, nghiên cứu và quản lý tài nguyên, môi trường du lịch. Giáo dục, đào tạo về bảo vệ môi trường cho cộng đồng nhằm tăng cường hiểu biết của cộng đồng về mối quan hệ cộng sinh giữa môi trường, du lịch và con người. Bên cạnh đó, giáo dục, đào tạo về môi trường còn giúp cộng đồng hiểu, sử dụng bền vững, khai thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch góp phần vào sự phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)