Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 96 - 97)

5. Kết cấu của đề tài

4.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, du lịch Bắc Kạn rất cần có một đội ngũ cán bộ năng động, đủ năng lực trong công tác quản lý, điều hành các hoạt động kinh doanh du lịch với hiểu biết rộng về thị trường, về chiến lược marketing, về các chuẩn mực trong kinh doanh du lịch quốc tế, hạn chế các rủi ro của các doanh nghiệp du lịch trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới. Chính vì thế, để có được đội ngũ cán bộ đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của tiến trình phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập, ngành du lịch Bắc Kạn cần có những chính sách phù hợp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực du lịch. Trước mắt, có thể xem xét một số chính sách về đào tạo nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ của đội ngũ lao động du lịch như sau:

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Kạn cần phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan xây dựng chiến lược tổng thể về phát triển nguồn lực phù hợp với nhu cầu phát triển ngành du lịch trên địa bàn tỉnh, cần coi trọng vấn đề nguồn lực con người (cả số lượng và chất lượng) là yếu tố quyết định trong việc thực hiện thành công các mục tiêu phát triển ngành du lịch, đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững.

- Tiến hành đánh giá thực trạng đội ngũ lao động ngành du lịch cả về số lượng và chất lượng và căn cứ yêu cầu phát triển trong từng giai đoạn để xây dựng kế hoạch đào tạo mới và đào tạo lại cho phù hợp và có hiệu quả.

- Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực du lịch cần thực hiện theo hướng tập trung và chuyên môn hóa cao, đảm bảo chất lượng toàn diện từ đội ngũ cán bộ quản lý đến nhân viên phục vụ.

- Trong công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch, cần có một chương trình đào tạo đặc biệt cho đội ngũ cán bộ quản lý, hoạch định chính sách nhằm nâng cao trình độ tiếp cận với trình độ của đội ngũ ở vị trí tương ứng ở các tỉnh, thành phố có hoạt động du lịch phát triển.

- Có chính sách đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hiện có, kết hợp với đào tạo mới cả ở trong và ngoài nước để đáp ứng yêu cầu trước mắt và chuẩn bị cho lâu dài. Ưu tiên gửi những cán bộ có nhiều kinh nghiệm, nhiều sáng kiến phát minh, có năng lực trong lĩnh vực quản lý kinh doanh du lịch đi đào tạo ở các tỉnh, thành phố trong nước có ngành du lịch phát triển để tiếp thu những kinh nghiệm trong tổ chức, quản lý các hoạt động du lịch, áp dụng vào thực tiễn ở doanh nghiệp mình, địa phương mình.

- Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc theo pháp luật về chính sách cán bộ từ quy hoạch, tuyển dụng, sắp xếp, sử dụng và quản lý, đến đãi ngộ…, chú trọng từng bước trẻ hóa đội ngũ cán bộ, kết hợp ưu tiên sử dụng cán bộ có kiến thức, trình độ tay nghề và kinh nghiệm cao, đảm bảo tính kế thừa trong phát triển đội ngũ lao động trong các cơ sở du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Có kế hoạch và chương trình đào tạo cụ thể đối với đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch có chất lượng cao, tinh thông về chuyên môn nghiệp vụ, nhanh nhẹn trong giao tiếp ứng xử, giỏi về ngoại ngữ... Có như vậy, mới đáp ứng được nhu cầu phát triển và hội nhập hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)