Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 73 - 76)

5. Kết cấu của đề tài

3.3.4. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch

Tính đến 31/12/2019, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có khoảng 1.100 lao động đang làm việc tại các đơn vị kinh doanh du lịch, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh cá thể. Lực lượng lao động chủ yếu làm việc ở các cơ sở lưu trú và ăn uống (lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp), và tại các khu vực vui chơi giải trí, các cơ sở dịch vụ bổ sung khác.

- Cơ cấu lao động theo giới tính: Tỷ lệ lao động nữ luôn chiếm tỷ lệ cao hơn so với lao động nam vì tính chất đặc thù của du lịch là một ngành khá tỉ mỉ, cần những bàn tay khéo léo của phụ nữ trong những công việc buồng, bàn, bar, hướng dẫn viên. Trong tổng số 1.100 lao động thì có 396 lao đông là nam giới, chiếm tỷ lệ 36%; 704 lao đông là nữ giới, chiếm tỷ lệ 64%.

- Cơ cấu lao động theo độ tuổi: Cơ cấu lao động của ngành du lịch tỉnh Bắc Kạn có xu hướng trẻ hóa, nhóm lao động có độ tuổi từ 24 - 40 tuổi chiếm

tỷ trọng lớn nhất với 67,4%; nhóm lao động có độ tuổi từ 41 đến 55 tuổi chiếm 22,5%; nhóm lao động có độ tuổi dưới 24 tuổi chỉ chiếm 7,3%; thấp nhất là nhóm lao động có độ tuổi trên 55 tuổi với 2,8%. Như vậy, có thể nói rằng với cơ cấu lao động như trên là phù hợp, đáp ứng được yêu cầu và đặc điểm kinh doanh của ngành du lịch, góp phần thành công vào quá trình thực hiện trẻ hóa, năng động hóa ngành du lịch tỉnh Bắc Kạn nói riêng và của Việt Nam nói chung.

Bảng 3.6: Nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Bắc Kạn thời điểm 31/12/2019 Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ trọng (%) 1. Lao động phân theo giới tính 1.100 100

- Nam 396 36,0

- Nữ 704 64,0

2. Lao động phân theo độ tuổi 1.100 100

- Dưới 24 tuổi 80 7,3

- Từ 24-40 tuổi 741 67,4

- Từ 41-55 tuổi 248 22,5

- Trên 55 tuổi 31 2,8

3. Lao động phân theo trình độ đào tạo 1.100 100

- Đã qua đào tạo 315 28,6

- Chưa qua đào tạo 785 71,4

4. Lao động phân theo ngành nghề 1.100 100

- Lĩnh vực lưu trú và ăn uống 981 89,2

- Lĩnh vực lữ hành 76 6,9

- Lĩnh vực vận chuyển 43 3,9

- Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo:

Một trong những điều đáng chú ý của du lịch Bắc Kạn trong những năm qua là lượng lao động phổ thông (chưa qua đào tạo) còn chiếm tỷ lệ cao, tập trung chủ yếu tại các bản làng phát triển loại hình du lịch cộng đồng và tại các hộ kinh doanh du lịch nhà nghỉ, nhà hàng tư nhân. Trong số 1.100 lao động hoạt động trong ngành du lịch thì có tới 785 lao động chưa qua đào tạo, chiếm tỷ lệ 71,4%; có 315 lao động đã qua đào tạo, chiếm tỷ lệ 28,6% (20,2% đã qua đào tạo đại học và sau đại học; 8,4% đã qua đào tạo cao đẳng, trung cấp, sơ cấp).

- Cơ cấu lao động theo ngành nghề:

Trong cơ cấu lao động theo nghề nghiệp, lĩnh vực lưu trú và ăn uống chiếm tỷ lệ cao nhất với 89,2%; số lao động làm việc trong lữ hành chiếm 6,9% và lĩnh vực vận chuyển chiếm 3,9%.

Việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho người lao động là vấn đề quan trọng để nâng không ngừng cao chất lượng dịch vụ. Trong những năm qua bằng nguồn kinh phí của địa phương, sự hỗ trợ của dự án Phát triển du lịch bền vững tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, dự án Quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển nông lâm tỉnh Bắc Kạn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội và các đơn vị tổ chức hàng chục lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý, buồng bàn, bar, bếp, hướng dẫn viên, thuyết minh viên, lái xuồng... cho hàng trăm lượt cán bộ quản lý các đơn vị, doanh nghiệp, chủ các khách sạn, nhà hàng, chủ tàu xuồng và người lao động trong các khu, điểm du lịch. Tuy nhiên, qua phân tích trên có thể thấy, mặc dù đã được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nhưng số lao động phục vụ trong ngành du lịch tỉnh Bắc Kạn chưa qua đào tạo vẫn còn chiếm tỷ lệ cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)