Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về du lịch trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 84 - 85)

5. Kết cấu của đề tài

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về du lịch trên

địa bàn tỉnh Bắc Kạn

* Nhóm các yếu tố chủ quan

- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch

Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bắc Kạn được tổ chức từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã gồm: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các phòng, trung tâm, các đơn vị chuyên môn ở cấp huyện và cấp xã. Ở cấp tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan đầu mối, có nhiệm vụ tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng các quy hoạch phát triển du lịch trên địa bản tỉnh. Tổ chức bộ máy du lịch thống nhất từ tỉnh xuống huyện, xã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về du lịch.

- Đội ngũ cán bộ, công chức ngành du lịch

Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đã chú trọng công tác xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Tổ chức tập huấn, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng cho đội ngũ về quản lý nhà nước. 100% cán bộ tham gia công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đều có trình độ đại học. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau mà đội ngũ này hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Đội ngũ cán bộ, công chức tham gia công tác quản lý nhà nước du lịch là 46 người nhưng đa số không được đào tạo chuyên sâu về du lịch; đội ngũ cán bộ quản trị du lịch chủ yếu là cán bộ quản lý kiêm nhiệm; riêng về trình độ ngoại ngữ, nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu, số cán bộ biết sử dụng ngoại ngữ cơ bản còn chiếm tỷ lệ rất thấp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý nhà nước về du lịch.

* Nhóm các yếu tố khách quan

- Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước

Nhà nước đã ban hành luật và nhiều văn bản quy pháp luật liên quan đến công tác quản lý nhà nước về du lịch như: Luật Du lịch, Quyết định số

2473/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2011 về phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22 tháng 1 năm 2020 về phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030…Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để tỉnh Bắc Kạn triển khai xây dựng công tác quy hoạch và thực hiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Điều kiện tự nhiên

Bắc Kạn là tỉnh có nhiều tiềm năng về du lịch, đặc biệt là tài nguyên du lịch tự nhiên đa dạng, phong phú, có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch. Đây là điều kiện thuận lợi cho công tác phát triển du lịch. Tuy nhiên, bên cạnh đó, các nguồn tài nguyên đang đứng trước nguy cơ bị suy giảm, xuống cấp. Sự phân bố của tài nguyên không tập trung trên một địa bàn rộng, do vậy việc khai thác kết hợp để xây dựng sản phẩm du lịch đa dạng còn gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, khoảng cách của các điểm du lịch khá xa nhau nên khó xây dựng các tuyến du lịch một cách hợp lý và hiệu quả, không hấp dẫn sự lựa chọn của khách du lịch. Đây là yếu tố gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về du lịch.

- Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)