5. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp ở huyện Ma
Sơn tỉnh Sơn La
- Huyện đã chú trọng, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp địa phương, trong quy hoạch phát triển nông nghiệp đã xác định phát triển nông nghiệp phải đi cùng với đổi mới, bảo đảm sự hài hoà, liên kết giữa các huyện trong tỉnh về phát triển các loại cây trồng đặc biệt là cây ăn quả; xác định rõ cơ cấu đầu tư ngành nghề, bảo đảm được tính bền vững cho sự phát triển.
- Bước đầu huyện đã xác định được thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của địa phương, làm tốt việc tái cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp, xác định mũi nhọn trong phát triển nông nghiệp đó là tập trung phát triển cây ăn quả trên đất dốc theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũ, lai ghép giống mới trên diện tích cây đã, đang phát triển, đến hết năm 2019 diện tích cây ăn quả trên toàn huyện đã đạt trên 6.300ha, góp phần giải quyết tình trạng canh tác thiếu bền vững, hiệu quả thấp, nâng cao thu nhập đời sống của nhân dân các dân tộc trên địa bàn.
- Đầu tư phát triển cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn, để khắc phục hạn chế về nguồn vốn đầu tư của Nhà nước đối với cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn, huyện
không chỉ dùng tiền ngân sách, mà còn vận động mọi thành phần kinh tế tham gia đóng góp đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, mở rộng nhà xưởng sản xuất, trang thiết bị, phương tiện, cơ giới hóa lao động nông thôn, huy động các tổ chức tín dụng quan tâm tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tiếp cận vốn vay để đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước bằng cách xây dựng đội ngũ công chức có phẩm chất, có năng lực, bảo đảm thực hiện một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững về nghiệp vụ, giỏi về chuyên môn, đồng thời coi đây cũng là nguồn lực quan trọng để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Lãnh đạo các phòng ban, UBND các xã, thị trấn luôn chủ động, tích cực xuống cơ sở để tìm hiểu, động viên, giải quyết vướng mắc tại chỗ, coi vướng mắc, khó khăn của nông dân là khó khăn và trách nhiệm của huyện trong việc tạo điều kiện phát triển nông nghiệp.
- Tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, Huyện đã tập trung tuyên truyền vận động nông dân tham gia lập HTX, lấy HTX làm trung tâm, là đầu mối chỉ đạo sản xuất, chuyển giao, áp dụng KHKT, thu hoạch, bảo quản sản phẩm, bao tiêu tiêu thụ sản phẩm, đến hết năm 2019 toàn huyện đã có 80 HTX sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng nông sản, trình độ thâm canh cho nông dân, ổn định đầu ra cho sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong vấn đề quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp của huyện Mai Sơn vẫn còn những hạn chế, như: quy hoạch thiếu tầm nhìn xa về môi trường sinh thái, mất cân đối giữa đầu tư phát triển nông nghiệp với xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng; sự phát triển của công nghiệp cũng gây áp lực cho nông nghiệp, nông thôn về đất đai, nhân lực, môi trường, nhưng chưa có cơ chế để tháo gỡ.