5. Kết cấu của luận văn
2.2.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích thông tin
2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê là phương pháp nghiên cứu mặt lượng trong mối quan hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng kinh tế, xã hội trong thời gian và địa điểm cụ thể. Phương pháp thống kê sử dụng trong việc chọn mẫu, điều tra, tổng hợp và phân tích các dữ liệu thu thập được trên cơ sở đó phân tích tìm ra bản chất của vấn đề nghiên cứu.
Mô tả thống kê trình bày tổng quát về quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Mường Ảng. Sử dụng thống kê mô tả phân tích và đánh giá thực trạng. Các đại lượng được sử dụng trong thống kê mô tả là số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình, độ lệch chuẩn, số lớn nhất, nhỏ nhất, tần suất và phần trăm để phân tích thực trạng.
2.2.3.2. Phương pháp phân tích so sánh
Phương pháp này dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa cùng nội dung và tính chất tương tự như nhau thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian để có được những nhận xét xác đáng về vấn đề nghiên cứu của đề tài.
Trên cơ sở các chỉ tiêu đã được tính toán cho từng nhóm phân tổ, có thể so sánh các vùng khác nhau, giữa các năm với nhau, nhằm rút ra những ưu điểm, những hạn chế công tác quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp, làm cơ sở cho việc đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện.
2.2.3.3. Phương pháp phân tích dãy số thời gian
Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm, 2 năm và 3 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động của hiện tượng theo thời gian bao gồm:
- Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (∆i): - Tốc độ phát triển
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc độ phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm.
- Tốc độ tăng (hoặc giảm)
+ Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc (Ai)
Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc được dùng để phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) ở thời gian i so với thời gian đầu trong dãy thời gian nghiên cứu.