Lập kế hoạch và triển khai kế hoạch QLNN về phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 51 - 56)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Lập kế hoạch và triển khai kế hoạch QLNN về phát triển nông nghiệp

3.2.2.1. Lập kế hoạch quản lý Nhà nước về phát triển nông nghiệp

Trong những năm qua đã có nhiều chính sách liên quan đến việc quản lý và phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Mường Ảng được triển khai. Mỗi chính sách có những vai trò khác nhau nhưng chung quy lại đều nhằm mục đích xây dựng kế hoạch trong việc phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng. Việc triển khai và thực hiện các chính sách đã góp phần quan trọng vào việc giảm tỷ lệ hộ nghèo hằng năm thông qua các chính sách hỗ trợ kịp thời cho đồng bào các

dân tộc trên địa bàn huyện phát triển sản xuất góp phần nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn.

Bảng 3.2: Một số chương trình phát triển nông nghiệp của huyện Nội dung quản lý cụ thể Cơ quan ban hành Địa bàn thực hiện Đơn vị chịu trách nhiệm chính

- Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025 UBND huyện Mường Ảng Toàn huyện UBND, Phòng TC-KH, Phòng NN&PTNT

- Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp 2017-2020, định hướng 2025 UBND tỉnh Điện Biên Toàn tỉnh UBND tỉnh, Sở NN&PTNT, UBND huyện, phòng NN&PTNT các huyện - Chương trình mục tiêu quốc

gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015-2020

Trung Ương Toàn

tỉnh UBND tỉnh

- Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững 2015-2020

Trung Ương Toàn

tỉnh UBND tỉnh

- Chương trình đầu tư nâng cao giá trị cây trồng trên một đơn vị diện tích năm 2019 Phòng NN&PTNT Toàn huyện UBND, phòng NN&PTNN huyện - Chương trình nâng cao chất

lượng sản phẩm chăn nuôi năm 2019

Phòng NN&PTNT

Toàn

huyện Phòng NN&PTNT

- Chương trình giao đất, giao

rừng UBND huyện Vùng đồi núi Phòng NN&PTNT, phòng TNMT, UBND các xã - Chương trình đào tạo nghề

cho lao động nông thôn UBND huyện

Toàn

Việc quy hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2017 - 2020 huyện Mường Ảng phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với quy hoạch các ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu của tỉnh, phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của huyện gắn với việc khai thác và phát huy có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Mường Ảng, tăng cường hợp tác với các địa phương trong tỉnh nhằm huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, gắn chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội; góp phần giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Bên cạnh đó quy hoạch phát triển kinh tế của huyện cũng gắn với thị trường trong tỉnh, tạo môi trường và điều kiện tốt cho việc phát triển kinh tế hàng hóa, khai thác có hiệu quả tiềm năng của địa phương. Kết hợp cải tạo tự nhiên với phòng tránh thiên tai, đặc biệt là những bất lợi của điều kiện thời tiết, địa hình. Sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực tại chỗ, khai thác các nguồn lực bên ngoài vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh và có tính bền vững. Đưa huyện Mường Ảng thoát khỏi tình trạng nghèo, đói, chậm phát triển.

Bên cạnh quy hoạch phát triển kinh tế xã hội là quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp 2017-2020, định hướng 2025. Quy hoạch này đã xác định Mường Ảng là huyện trọng điểm trong phát triển nông nghiệp của tỉnh với việc tập trung phát triển các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh như: Lúa gạo, cà phê,... Bên cạnh đó huyện cũng chú trọng phát triển, mở rộng diện tích một số loại cây ăn quả theo các chuỗi liên kết từ khâu cung ứng giống đến sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm, mở rộng diện tích cây ăn quả có múi như bưởi da xanh, cam tạo vùng sản xuất tập trung, an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP và cùng với một số địa phương khác trong tỉnh tạo thành những vùng sản xuất hàng hóa trong thời gian tới.

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của Chính phủ trong những năm qua đã góp phần quan trọng vào việc phát triển hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng… tại hầu hết các xã trong huyện. Mặc dù xuất phát điểm thấp, nhưng với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn, huyện Mường Ảng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Chương trình

xây dựng NTM trên địa bàn huyện đã trở thành phong trào thi đua sôi nổi; diện mạo nông thôn đổi thay rõ rệt, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên. Tính đến năm 2020, 1/9 xã được công nhận xã đạt chuẩn NTM, 1/9 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí, 7/9 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí, không có xã nào đạt dưới 5 tiêu chí. Bình quân các xã đạt 8,6 tiêu chí, tăng 3,9 tiêu chí so với giai đoạn 2010-2015. Đặc biệt, nhờ thực hiện tốt công tác chỉ đạo điều hành, sự chung sức đồng lòng của nhân dân trong xây dựng NTM, đến nay thu nhập bình quân đầu người bình quân ước đạt 16,7 triệu đồng/người/năm, tăng 5,7 triệu đồng so với năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều đầu năm 2020 còn 40,36%, giảm 20,97% so với năm 2015. Dự kiến đến hết năm 2020, trên địa bàn huyện có 3/9 xã đạt và cơ bản đạt chuẩn NTM, đạt tỷ lệ 33,3%, các xã còn lại đạt tối thiểu từ 7 tiêu chí trở lên, trung bình các xã đạt 11,7 tiêu chí/xã, tăng trung bình 7 tiêu chí so với giai đoạn 2010-2015, đạt mục tiêu kế hoạch của tỉnh giao.

3.2.2.2. Triển khai kế hoạch quản lý Nhà nước về phát triển nông nghiệp

Song song với việc lập các kế hoạch quản lý Nhà nước trong việc phát triển nông nghiệp trong những năm vừa qua, địa phương cũng chú trọng tới việc triển khai các kế hoạch cụ thể của địa phương.

- Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2015-2020 được triển khai trên địa bàn huyện đã cải thiện cơ bản cơ sở hạ tầng thiết yếu như hệ thống thủy lợi, điện, đường, trường, trạm y tế của huyện, đến hết năm 2019 toàn huyện đã có 10/10 xã thị trấn có trạm y tế, đường đến đến trung tâm các xã đã được cứng hóa, cơ bản các thôn bản đã có đường giao thông đến trung tâm xã đi lại ổn định 2 mùa, trên 90% số thôn bản có điện lưới quốc gia, các trường học đã được kiên cố và bán kiên cố, không còn nhà tạm, hệ thống kênh mương tưới đã được cứng hóa đến các cánh đồng lớn của huyện, từ đó góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện hàng năm giai đoạn 2017-2019 là 6,23%, số hộ nghèo cuối kỳ năm 2017 là 4.831 hộ đến cuối kỳ năm 2019 còn 3.794 hộ.

- Chương trình nâng cao giá trị cây trồng trên một đơn vị diện tích và chương trình nâng cao chất lượng sản phẩm chăn nuôi do phòng NN&PTNT triển khai năm 2019 nhằm xác định mỗi địa phương trong huyện cần ưu tiên sản xuất các loại cây

trồng có lợi thế, thị trường tiêu thụ ổn định. Với chương trình nâng cao giá trị cây trồng huyện khuyến khích phát triển sản phẩm chủ lực trồng trọt gắn với xây dựng cách đồng mẫu, sử dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, nâng cao hiểu biết của người dân trong sản xuất nông nghiệp góp phần nâng cao giá trị cây trồng trên toàn huyện. Đối với chương trình nâng cao chất lượng sản phẩn chăn nuôi dần hạn chế tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông gia súc, tạo tiền đề vững chắc xây dựng vùng sản xuất hàng hóa; phát huy tối đa lợi thế của địa phương theo hướng liên kết hóa - doanh nghiệp hóa - xã hội hóa các sản phẩm nông nghiệp.

- Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước với mục đích sử dụng hiệu quả rừng và đất lâm nghiệp gắn quyền lợi và trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ và phát triển rừng, năm 2017 UBND huyện đã triển khai chương trình giao đất, giao rừng gắn kết với đời sống sinh hoạt của cộng đồng. Thông qua hoạt động giám sát, đánh giá sau khi giao đất giao rừng cho cộng đồng, cho thấy rừng được bảo vệ tốt hơn, nhận thức của các cấp chính quyền và người dân địa phương về công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng được nâng lên, đã làm thay đổi nhận thức của cộng đồng trước đây là việc bảo vệ rừng, phát triển rừng là việc của các cơ quan Nhà nước, nay họ đã nhận ra việc bảo vệ rừng, phát triển rừng là sự nghiệp của toàn dân. Chất lượng rừng có tăng lên thông qua hỗ trợ hoạt động của dự án để người dân trồng bổ sung các loài cây bản địa quí hiếm. Công tác giao đất giao rừng cho cộng đồng đã góp phần đẩy mạnh công tác xã hội hoá hoạt động quản lý, bảo vệ rừng, huy động các nguồn lực là các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư tham gia bảo vệ diện tích rừng hiện có, phát huy tối đa lợi thế của rừng, sử dụng tiềm năng lao động ở địa phương để bảo vệ rừng gắn với phát triển bền vững tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần phát triển kinh tế.

- Cùng với các chương trình về phát triển nông nghiệp, từ năm 2018 UBND huyện đã triển khai chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Việc triển khai chương trình này đã góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; trong đó, tập trung đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn đủ trình độ, năng lực vào làm việc ở các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ, làng nghề, các khu kinh tế,

khu công nghiệp, và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để chuyển đổi nghề; đào tạo nghề nông nghiệp cho một bộ phận lao động nông thôn để thực hành sản xuất nông nghiệp tiên tiến góp phần nâng cao chất lượng lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, thực hiện hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo trên địa bàn huyện Mường Ảng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)