5. Kết cấu của luận văn
4.2.1. Chính sách về phát triển nông nghiệp
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách về nông nghiệp nhằm phát triển nông nghiệp huyện Mường Ảng với những nội dung cụ thể, phù hợp, đồng thời chú trọng phát huy lợi thế cạnh tranh của địa phương. Cần xác định rõ chính sách về phát triển các ngành sản phẩm nông nghiệp cho phù hợp theo từng vùng, thích ứng với thị trường, tạo ra các vùng sản xuất ổn định; cần rà soát chính sách sử dụng đất để phát triển các loại cây trồng có giá trị cao theo tín hiệu thị trường trên mỗi vùng sinh thái, phù hợp với đặc tính thổ nhưỡng của đất canh tác.
Công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng trong quản lý nhà nước đối với nông nghiệp, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển nông nghiệp, vì vậy, quy hoạch phát triển nông nghiệp phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đô thị, các trung tâm thương mại, dịch vụ, quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Trong thời gian tới, để tạo đột phá về phát triển nông nghiệp, cần phải tăng cường thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với nông nghiệp, xác định công tác quy hoạch là trọng tâm, cần được hoàn thiện, đổi mới nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp. Đặc biệt chú trọng quy hoạch phát triển các ngành, nghề nông nghiệp có lợi thế, có tầm chiến lược, có sức tác động mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, giải quyết việc làm. Ủy ban nhân dân huyện cần tập trung chỉ đạo thực hiện một số nội dung chủ yếu sau:
- Củng cố và tăng cường năng lực quản lý nhà nước của các cơ quan có liên quan đến việc thẩm định và tổ chức thực hiện quy hoạch; bố trí hợp lý và đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ chuyên môn về quản lý quy hoạch; tăng cường công khai, minh bạch, dân chủ; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch để kịp thời giải quyết những hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện quy hoạch. Thường xuyên rà soát, kịp thời điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển nông nghiệp huyện phù hợp với yêu cầu phát triển nông nghiệp của từng giai đoạn, quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch ngành, vùng, lĩnh vực có liên quan và theo hướng phát huy lợi thế; liên kết phát triển nông nghiệp vùng chuyên canh để tận dụng và phát huy kết cấu hạ tầng, nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, sự đầu tư của nhiều chủ thể kinh tế và nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp. - Ủy ban nhân dân các xã rà soát và quy hoạch lại để xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm, cơ sở ngành nghề gắn với quy hoạch nông thôn mới như: Mở mang hệ thống giao thông các công trình điện, nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt; hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường, bố trí mặt bằng sản xuất hợp lý xa khu dân cư.
- Xây dựng quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu tập trung bảo đảm phục vụ cho công nghiệp chế biến. Có cơ chế, chính sách gắn kết chặt chẽ giữa nhà nước, người dân và doanh nghiệp trong phát triển vùng nguyên liệu nhằm bảo đảm hài hoà lợi ích giữa các bên; hỗ trợ các điều kiện sản xuất bảo đảm ổn định vùng nguyên liệu, nâng cao năng suất, chất lượng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
- Thực hiện quy hoạch vùng nguyên liệu về nông, lâm sản, cây công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, đất đai để tạo điều kiện đảm bảo cung ứng nguồn nguyên liệu ổn định cho phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề, bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống.
- Rà soát, điều chỉnh kịp thời các cơ chế, chính sách của huyện liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm bảo đảm hiệu quả, phù hợp với thực tế. Một số chính sách cần sớm hoàn thiện, như các chính sách về quản lý đất đai, sử dụng đất; về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; khuyến khích mở mang, phát triển ngành nghề, làng nghề ở nông thôn; cơ chế khuyến khích sự liên kết “bốn nhà” có hiệu lực hơn nữa trong việc phát triển nông nghiệp và nông thôn; chính sách tín dụng; chính sách thị trường; chính sách khuyến khích lập trang trại kinh doanh quy mô lớn; chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho nông thôn; chính sách khuyến khích ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Mặt khác, cần bổ sung những văn bản mới tập trung vào vấn đề chuyển đổi cơ cấu và ngành nghề trong nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt chú ý đến vấn đề khôi phục và phát triển những ngành nghề mới trong nông thôn. Đây là vấn đề không chỉ
liên quan đến việc giải quyết công ăn việc làm cho số lao động nông thôn, mà còn liên quan đến việc tạo cơ sở cho tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
- Bên cạnh đó, huyện cũng cần chú trọng tập trung tới ngành nông nghiệp công nghệ cao bằng việc áp dụng và ứng dụng các tiến bộ KHKT, cần có chính sách phù hợp để từng bước triển khai và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như công nghệ cao trong nông nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.