Thực trạng quản lý Nhà nước nhằm phát triển nông nghiệp về quy mô và số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 56 - 73)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Thực trạng quản lý Nhà nước nhằm phát triển nông nghiệp về quy mô và số

số lượng trên địa bạn huyện Mường Ảng

3.2.3.1. Thực trạng quản lý đối với sử dụng đất trong phát triển nông nghiệp tại huyện Mường Ảng

Triển khai thực hiện Luật Đất đai năm 2013, cũng như chủ trương của tỉnh Điện Biên, huyện Mường Ảng đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến những nội dung cơ bản của Luật. Triển khai, thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp. Tiếp tục thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất trong giai đoạn 2015-2020 đã được HĐND thông qua điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng cho những năm tiếp theo.

Bảng 3.3: Hiện trạng quản lý sử dụng đất tại huyện Mường Ảng trong năm 2019

STT Loại đất Diện tích (Ha)

Cơ cấu (%) Tổng số 44.341,44 100,00

I. Đất phi nông nghiệp 1.493,56 3,37

II. Đất chưa sử dụng 3.231,05 7,29

III. Đất nông nghiệp 39.616,83 89,34

1 Đất sản xuất nông nghiệp 27.55,77 62,14

2 Đất trồng cây hàng năm 24.042,66 54,22

3 Đất trồng lúa 5.027,86 11,34

4 Đất trồng cây hàng năm khác 19.014,80 42,88

5 Đất trồng cây lâu năm 3.513,11 7,92

STT Loại đất Diện tích (Ha) Cơ cấu (%) 7 Rừng sản xuất 5.846,98 13,19 8 Rừng phòng hộ 5.948,16 13,41 9 Đất nuôi trồng thuỷ sản 260,90 0,59 10 Đất nông nghiệp khác 5,02 0,01

Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Mường Ảng năm 2020

Theo số liệu từ Chi cục thống kê huyện Mường Ảng thì tính đến hết năm 2019 tổng diện tích đất của toàn huyện là 44.341,44 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện là 39.616,83 ha chiếm tới 89,34%, diện tích đất phi nông nghiệp là 1.93,56 ha chỉ chiếm 3,37%. Diện tích đất chưa sử dụng của huyện vẫn còn 3.231,05 ha chiếm 7.29%. Mặc dù diện tích đất nông nghiệp của huyện chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng lại có xu hướng giảm trong vài năm gần đây do tiến trình đô thị hóa cũng như tình trạng lấn chiếm đất, sử dụng đất nông nghiệp không đúng mục đích diễn biến phức tạp, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất chưa bảo đảm quy định.

Đến nay, huyện Mường Ảng bước đầu đã hình thành những vùng nông - lâm nghiệp mang tính đặc thù nên hiệu quả sử dụng đất tiếp tục được nâng lên, tăng sản lượng lương thực, hạn chế tình trạng du canh du cư, bảo đảm an ninh lương thực, công tác quản lý, sử dụng đất nông nghiệp đã góp phần quan trọng vào mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh.

Bảng 3.4. Hiện trạng quản lý sử dụng đất nông nghiệp theo cấp xã năm 2019 Địa phương Đất sản xuất Đất lâm nghiệp

Đất nuôi trồng DT % DT % DT % TỔNG SỐ 27.555,77 62,14 11.795,14 26,60 260,90 0,59 Thị trấn Mường Ảng 311,97 0,70 108,15 0,24 12,28 0,03 Xã Mường Đăng 3.846,32 8,67 2.321,03 5,23 31,87 0,07 Xã Ngối Cáy 3.039,43 6,85 1.213,14 2,74 30,14 0,07

Địa phương Đất sản xuất Đất lâm nghiệp Đất nuôi trồng DT % DT % DT % Xã Búng Lao 2.659,51 6,00 1.457,64 3,29 13,12 0,03 Xã Xuân Lao 3.565,57 8,04 1.756,30 3,96 13,53 0,03 Xã Ẳng Nưa 1.608,64 3,63 484,70 1,09 29,41 0,07 Xã Ẳng Cang 3.174,16 7,16 1.692,55 3,82 50,88 0,11 Xã Nậm Lịch 2.680,56 6,05 719,78 1,62 14,55 0,03 Xã Mường Lạn 2.199,72 4,96 1.105,76 2,49 35,20 0,08

Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Mường Ảng năm 2020

The thống kê trong cơ cấu diện tích đất nông nghiệp thì đất sản xuất chiếm tỷ trọng lớn nhất với 62,14% so với 26,60% diện tích đất lâm nghiệp. Trong khi đó diện tích đất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện là không đáng kể với tổng diện tích chỉ 260,90 ha chiếm 0,59%. Xét về cơ cấu diện tích đất giữa các xã trong huyện thì về cơ bản diện tích đất nông nghiệp của huyện được phân bổ chưa đều, các xã tập trung đông dân cư thường là các xã đồng bằng có diện tích nhỏ. Điển hình như thị trấn Mương Ảng mặc dù là trung tâm của huyện có số lượng dân số và mật độ dân cư cao nhất nhưng chỉ có diện tích đất sản xuất 311,97 ha, trong khi đó xã Ẳng Tở quy mô dân số không cao nhưng diện tích đất sản xuất tương đối lớn với 4.469,89 ha. Tương tự như vậy, diện tích đất lâm nghiệp của huyện cũng phân bố không đều, nếu như ở xã Mường Đăng diện tích đất lâm nghiệp đạt 2.321,03 ha thì ở xã Ảng Nưa và Nậm Lịch diện tích đất lâm nghiệp chỉ là 484,70 ha và 719,78 ha.

Bên cạnh việc phân bố không đều đều thì việc sử dụng đất nông nghiệp của huyện hiện nay còn manh mún, gây khó khăn cho việc thực hiện cánh đồng lớn. Công tác cấp Giấy chứng nhận QSDĐ nông, lâm nghiệp chưa hoàn thành theo tiến độ; Nhiều dự án có thu hồi đất nông nghiệp chậm hoặc không có khả năng thực hiện; Việc triển khai các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp còn lúng túng, chưa tạo ra được sự liên kết để nâng cao hiệu quả trong quản lý sử dụng đất nông nghiệp; Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp còn khó khăn và tình trạng di dịch cư tự do, đốt phá rừng, khiếu kiện về đất đai,

tranh chấp hành chính liên quan đến đất đai còn diễn biến phức tạp và chưa được giải quyết kịp thời.

3.2.3.2. Thực trạng quản lý phát triển lao động nông nghiệp

Cơ cấu lực lượng lao động phân theo 2 khu vực thành thị và nông thôn trên địa bàn có sự chênh lệch lớn, lực lượng lao động tại huyện Mường Ảng chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, chiếm khoảng gần 90% cao hơn nhiều so với trung bình trung của cả nước. Nhìn chung, số lượng lao động của toàn huyện có sự tăng lên trong 3 năm. Tuy nhiên, cơ cấu lao động giữa thành thị và nông thôn không có sự thay đổi nhiều.

Bảng 3.5: Cơ cấu lao động thành thị và nông thôn trên địa bàn huyện

Nhóm tuổi

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Thành thị 4.954 10,83 5.053 10,86 5.141 10,85 Nông thôn 40.782 89,17 41.494 89,14 42.221 89,15 Tổng số 45.736 100 46.547 100 47.362 100

Theo số liệu thống kê của Chi cục Thống Kê huyện Mường Ảng, tổng số lao động của toàn huyện tăng từ 45.736 người năm 2017 lên 47.362 người năm 2019. Trong đó, dân số lao động nông thôn tăng từ 40.782 người lên 42.221 người. Với tỷ lệ lao động tại nông thôn như hiện nay cũng là một thuận lợi cho địa phương trong việc phát triển nông nghiệp nông thôn của huyện thời gian tới.

Xét riêng về cơ cấu nguồn lao động nông nghiệp trên địa bàn Mường Ảng, trong 3 năm số lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn có sự tăng nhẹ từ 21.079 người năm 2017 lên 21.966 người năm 2019. Xét về cơ cấu lao động nông nghiệp theo độ tuổi, cũng có sự chênh lệch về tỷ lệ giữa các nhóm tuổi.

Bảng 3.6: Cơ cấu lao động nông nghiệp huyện Mường Ảng theo nhóm tuổi

Nhóm tuổi

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 15-24 6.279 29,80 6.526 29,85 6.583 29,97 25-54 8.488 40,29 7.861 35,96 7.504 34,16 55-60 4.062 19,28 4.540 20,77 4.683 21,32 Trên 60 2.240 10,63 2.934 13,42 3.196 14,55 Tổng số 21.079 100 21.861 100 21.966 100

(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Mường Ảng và tính toán của tác giả)

Số liệu từ bảng trên cho thấy nhóm tuổi 25-54 chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu lao động nông nghiệp của huyện. Tuy nhiên số lượng lao động trong nhóm tuổi này lại có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây. Cụ thể, số lượng lao động nông nghiệp ở độ tuổi 25-54 năm 2017 là 8.488 người chiếm 40,29% thì đến năm 2019 số lượng lao động nhóm này giảm xuống còn 7.504 người chiếm 34,16%.

Biểu đồ 2: Cơ cấu lao động theo nhóm tuổi

Ngược lại số lượng lao động nông nghiệp của huyện có độ tuổi từ 55 trở lên lại có xu hướng tăng lên trong 3 năm qua. Trong khi đó tỷ lệ lao động trong độ tuổi 15- 24 ít có sự thay đổi vẫn duy trì ở mức gần 30% so với tổng số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhìn chung, lao động nông nghiệp của huyện hiện nay vẫn tương đối trẻ, điều này là một lợi thế trong việc hoạch định các chương trình về phát triển nông nghiệp nông thôn của huyện. Tuy nhiên, khó khăn của huyện là lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp của huyện Mường Ảng hiện này đủ lớn nhưng trình độ, kỹ năng còn nhiều hạn chế. Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động nông nghiệp nông thôn vẫn còn nhiều hạn chế…. Đây là rào cản trong chuyển đổi ngành nghề và tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong bối cảnh tái cơ cấu nông nghiệp của huyện trong giai đoạn tới. Chính vì vậy, cần phải có những cơ chế, chính sách phù hợp cho lực lượng lao động nông nghiệp của huyện trong thời gian tới mới giải quyết được những tồn tại này.

3.2.3.3. Thực trạng quản lý các cơ sở sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện

Với mục tiêu đẩy mạnh phát triển ngành nông nghiệp của huyện, trong những năm qua huyện Mường Ảng không chỉ tập trung cho việc phát triển cây trồng vật nuôi mà còn rất quan tâm đến việc duy trì và phát triển các cơ sở sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Huyện cũng xác định rõ việc phát triển các cơ sở sản xuất không chỉ góp phần là đầu mối tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp

của người dân trong huyện mà còn là những mô hình kinh doanh để có thể nhân rộng trong thời gian tới.

Bảng 3.7: Thực trạng cơ sở sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Cơ sở sản xuất NN Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018 SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) HTX nông nghiệp 5 35,72 4 40,00 5 45,45 -1 -20,00 +1 +20,00

Trang trại nông

nghiệp 8 57,14 5 50,00 5 45,45 -3 -37,50 0 0,00

DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

12 7,14 7 10,00 8 9,10 -5 -41,67 +1 +14,28

Tổng số 25 100 16 100 18 100 -9 -36,00 +2 12,50

Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Mường Ảng năm 2020

Mặc dù trong những năm qua huyện đã quan tâm tới việc phát triển, tới hiệu quả của các cơ sở sản xuất nông nghiệp nhằm tạo đòn bẩy cho nền nông nghiệp của huyện phát triển. Tuy nhiên về mặt số lượng theo số liệu từ Chi cục Thống Kê huyện trong 3 năm qua số lượng cơ sở kinh doanh nông nghiệp trên toàn huyện có chiều hướng giảm từ 25 cơ sở kinh doanh trong năm 2017 xuống còn 18 cơ sở trong năm 2019. Lý giải cho điều này là trong những năm qua, một số doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông lâm thủy sản trên địa bàn hoạt động không hiệu quả do thực trạng chung là các doanh nghiệp này đều thiếu vốn, thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ quản lý nên đã giải thể. Tương tự như vậy, với chủ trương của huyện về việc phát triển mô hình trang trại điển hình để nhân rộng trong thời gian tới nên những trang trại có quy mô nhỏ đã chuyển thành các gia trại; đồng thời một số hợp tác xã hoạt động không hiệu quả, không đáp ứng được yêu cầu theo luật HTX do đó đã giải thể chuyển sang hoạt động theo hình thức gia trại và tổ hợp tác.

3.2.3.4. Thực trạng quản lý phát triển diện tích cây trồng và diện tích rừng trên địa bàn huyện

Trong những năm qua với sự quan tâm của các cấp các ngành của tỉnh và huyện, Mường Ảng đã có những chuyển dịch mạnh về cơ cấu cây trồng. Trong những năm gần đây huyện tiếp tục chỉ đạo các địa phương tập trung phát triển diện tích một số loại cây trồng được đánh giá là phù hợp với điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng của vùng, đồng thời cũng giảm diện tích một số loại cây trồng không phù hợp và cho hiệu quả kinh tế thấp. Để thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đúng theo lộ trình, kế hoạch đã đặt ra thì công tác quy hoạch trong sản xuất nông - lâm nghiệp luôn được huyện quan tâm chú trọng và đặt lên hàng đầu. Đó là việc xác định rõ các vùng sản xuất hàng hóa, và các vùng chuyên canh đối với từng loại cây trồng để đưa ra các chủ trương sát, đúng với điều kiện thực tế của địa phương. Huyện đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 toàn huyện có khoảng 1.500 - 2.000 ha các loại cây có giá trị kinh tế, cây ăn quả, định hướng đến năm 2025 có khoảng 2.000 - 2.500 ha các loại cây có giá trị kinh tế, cây ăn quả. Tiếp tục thu hút một số các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư vào lĩnh vực nông - lâm nghiệp trên địa bàn huyện nhằm tạo thành vùng phát triển hàng hóa theo hướng liên kết bền vững, góp phần tạo việc làm cho lao động trong vùng và các địa phương lân cận.

Bảng 3.8: Thực trạng phát triển cây trồng và diện tích rừng của huyện trong giai đoạn 2017-2019 Loại cây trồng ĐV T Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh 2018/2017 (%) So sánh 2019/2018 (%) Diện tích trồng lúa Ha 3.361,0 3.297,5 3.261,0 -1,89 -1,11

Diện tích cây ngô Ha 1.128,0 1.167,5 1.014,0 3,50 -13,15

Diện tích 1 số cây

CN ngắn ngày chính Ha 1.378,2 1.353,6 755,2 -1,78 -44,21

Cây ăn quả Ha 274,5 267,5 325,9 -2,55 21,83

Loại cây trồng ĐV T Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh 2018/2017 (%) So sánh 2019/2018 (%) Diện tích rừng Ha 10.621 13.299 13.388 25,21 0,67 - Rừng tự nhiên Ha 9.530 12.631 12.669 32,54 0,3 - Rừng trồng đã khép tán thành rừng Ha 1.091 668 712 -38,77 6,59 - Rừng trồng mới Ha 377 398 368 5,5 -7,54

Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Mường Ảng năm 2020

Theo số liệu thống kê cho thấy, trong giai đoạn 2017 - 2019 quy mô diện tích cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày trên địa bàn có chiều hướng giảm trong khi đó diện tích cây ăn quả có sự tăng lên, diện tích cây cao su và cây cà phê về cơ bản trong những năm này vẫn duy trì ổn định. Đối với diện tích cây lúa giảm từ 3.361 ha năm 2017 xuống còn 3.261 ha năm 2019, diện tích cây ngô mặc dù có sự tăng lên 3,5% của năm 2018 so với năm 2017 nhưng cũng dần được thu hẹp với mức giảm năm 2019 so với 2018 là 13,15%. Đối với cây ăn quả cơ cấu diện tích năm 2018/2017 có sự giảm nhẹ 2,55% nhưng với chủ chương và chính sách của huyện trong việc phát triển một số loại cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương từ năm 2019 diện tích cây ăn quả tăng lên đáng kể, diện tích cây ăn quả trên toàn huyện tăng từ 267 ha năm 2018 lên 325,9 ha năm 2019 tương ứng với mức tăng 21,83%. Đối với cây cao su, được sự chỉ đạo của các cấp ban ngành, trong những năm qua diện tích luôn được duy trì 212,04 ha. Đặc biệt, cây cà phê, mặc dù so sánh số liệu năm 2019 với hai năm trước đó, diện tích cây cà phê có giảm đi một chút là cây cằn cỗi, năng suất thấp, đã trồng và khai thác từ 10-18 năm, nhưng tổng thể cây cà phê được xem là cây trồng chủ lực của người dân địa phương. Tuy nhiên, thực tế hiện nay có khoảng 600 ha diện tích cà phê không được chăm sóc thường xuyên theo quy trình kỹ thuật bởi lý do một số diện tích trồng trên địa thế đất dốc, chi phí đầu tư và công chăm sóc lớn, đầu ra và giá cả cà phê không ổn định nên người dân không tập trung thực hiện. Chính vì vậy, huyện cần có những giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 56 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)