5. Kết cấu của luận văn
3.3.2. Các nhân tố khách quan
3.3.2.1. Ảnh hưởng của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tới quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Mường Ảng
Quá trình hội nhập cũng đồng nghĩa với việc gia tăng cạnh tranh và áp lực, làm thu hẹp một số lĩnh vực sản xuất có khả năng cạnh tranh thấp. Về mặt tích cực, sự thay đổi này làm tăng tính cạnh tranh, là động cơ chính để các cá nhân, tổ chức và cơ quan quản lý cải thiện năng lực sản xuất và để cạnh tranh trên thị trường. Đó cũng là đòn bẩy để phát huy sự năng động, sáng tạo của các bên liên quan và là động lực để phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại. Về mặt tiêu cực, sự biến động của thị trường tạo ra nhiều rủi ro cho nông dân Việt Nam nói chung và người dân huyện Mường Ảng nói riêng khi các cơ chế, chính sách, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật sản xuất và trình độ thâm canh chưa phát triển đồng bộ để phù hợp với những thay đổi đó. Do đó, sự biến động về thị trường đầu ra nông sản ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp. Mặc dù hiện nay sản phẩm nông nghiệp của người dân huyện Mường Ảng bị ảnh hưởng từ hội nhập chưa thực sự rõ
ràng, nhưng với những quy hoạch và sự phát triển như hiện nay thì việc nâng cao sự hiểu biết của cán bộ quán lý nông nghiệp và người dân là hết sức cần thiết.
Bảng 3.19: Đánh giá tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tới quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Mường Ảng
Chỉ tiêu Mức độ đánh giá TB 1 2 3 4 5
1. Cán bộ quản lý nông nghiệp hiểu biếu sâu sắc
về lợi thế và bất lợi của hội nhập kinh tế quốc tế 9 16 53 42 20 3,34 2. Các chính sách về quản lý nhà nước về phát
triển nông nghiệp trên địa bàn huyện linh hoạt phù hợp với xu thế hội nhập
8 12 58 39 23 3,41
3. Cán bộ quản lý nông nghiệp luôn có định hướng phát triển NN phù hợp với quá trình hội nhập
19 31 58 21 11 2,81
4. Người dân địa phương có nhận thức tốt về hội
nhập kinh tế quốc tế 12 31 67 19 11 2,90
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra
Số liệu khảo sát cho thấy, mức độ hiểu biết của cán bộ quản lý nông nghiệp địa phương về lợi thế và bất lợi của hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay ở mức khá với mức điểm 3,34. Cán bộ nông nghiệp cho thấy việc hội nhập sẽ tạo thêm nhiều việc làm, trình độ dân trí của người dân được nâng lên điều này cũng đòi hỏi chất lượng của cán bộ địa phương cũng được nâng cao. Tương tự mức điểm đánh giá về chính sách quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp là 3,41 tương ứng mức điểm khá trong thang đo likert. Theo khảo sát về cơ bản các chính sách về nông nghiệp của huyện được triển khai theo sự chỉ đạo từ trên tuy nhiên trong quá trình triển khai nhiều chính sách chưa được thực hiện một cách đồng bộ, chưa gắn kết chặt chẽ với quán trình nâng cao năng lực cạnh tranh của quá trình hội nhập và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đối với chỉ tiêu “Cán bộ quản lý nông nghiệp luôn có định hướng phát triển NN phù hợp với quá trình hội nhập” chỉ đạt 2,81 điểm. Khảo sát tại địa phương cho thấy cán bộ địa phương hiện chưa thực sự chủ động để định
hướng giúp người dân phát triển những loại sản phẩm đặc trưng phù hợp với điều kiện thực tế cũng như hiểu biết của người dân mà hầu hết những sản phẩm nông nghiệp đều do sự tự phát của người dân hoặc những định hướng, chỉ đạo của cán bộ cấp tỉnh. Mức điểm đánh giá về nhận thức của người dân cũng chỉ ở mức trung bình với 2,90 điểm, nhiều người dân thường chạy theo lợi nhuận trước mắt, thường chỉ quan tâm lợi ích ngắn hạn của cá nhân nên tỉ lệ hộ tuân thủ các quy trình hướng dẫn của các đơn vị tư vấn và các ban ngành liên quan. Nông dân thường ít hợp tác, không làm theo quy hoạch. Điển hình là cây lạc và cây rong riềng, người dân ồ ạt mở rộng diện tích, sau đó giá cả bấp bênh họ lại tự ý thu hẹp. Một điển hình khác là nhiều người dân chưa đủ hiểu biết về việc sử dụng thuốc hóa học trong nông nghiệp nên nhiều người còn lạm dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp.
3.3.2.2. Tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Mường Ảng
Điều kiện tài nguyên và nguồn tài nguyên đất hạn chế cũng là một yếu tố bất lợi trong quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp. Mặc dù có diện tích đất rộng nhưng đất đai không bằng phẳng, địa hình phức tạp ảnh hưởng đáng kể tới quá trình quản lý và phát triển nông nghiệp. Để thực hiện các chính sách, kế hoạch như gia tăng quy mô sản xuất, chính sách gia tăng hiệu quả trên đơn vị diện tích, sản xuất tập trung, mang tính hàng hóa và liên kết với thị trường…. thì tài nguyên đất đai là điều kiện cần thiết. Tuy nhiên, quỹ đất đai của huyện ngày càng giảm đi do phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, và giảm diện tích đất do xâm đấu giá quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó địa hình, địa mạo của huyện được xem là vùng đặc trưng với tính tổn thương rất cao vì độ dốc cao.
Bảng 3.20: Đánh giá tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Mường Ảng
Chỉ tiêu Mức độ đánh giá TB 1 2 3 4 5
1. Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp
gắn liền với điều kiện tự nhiên của huyện 15 25 61 22 17 3,01
2. Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp
gắn liền với điều kiện KTXH của huyện 10 24 73 21 12 3,00
3. Điều kiện tự nhiên – KTXH ảnh hưởng tới
quản lý và phát triển NN của huyện 5 8 18 28 81 4,23
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra
Số liệu khảo sát cho thấy 2 chỉ tiêu về quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp gắn liền với điều kiện tự nhiên và KTXH của huyện Mường Ảng chỉ đạt được mức điểm trong khoảng 3,0 trên mức điểm tối đa 5,0. Đây là mức điểm trung bình, điều này cho thấy vấn đề quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp của huyện mặc dù đã được cải thiện trong thời gian qua nhưng thực tế vẫn còn nhiều bất cập. Cụ thể nhiều địa phương việc chuyển đổi các mô hình giữa các loại cây trồng chưa có cơ sở khoa học và thực tiễn đầy đủ, chưa có nghiên cứu toàn diện để đảm bảo gia tăng hiệu quả trên đơn vị diện tích và tăng kinh tế hộ. Nên nhiều loại cây trồng, vật nuôi sau khi được người dân nuôi trồng một cách ồ ạt một thời gian nhưng sau khi không có hiệu quả lại bị chuyển đổi sang loại khác. Hầu hết các cây trồng các loại cây trồng, vật nuôi do người dân chủ động tìm kiếm thị trường khi đã đi vào sản xuất nên thường xuyên bị thương lái ép giá. Do vậy, để QLNN về nông nghiệp có hiệu quả ngoài việc cải thiện năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nông nghiệp, cần chú trọng cải thiện phương pháp tiếp cận trong quản lý. Đối với chỉ tiêu còn lại được đánh giá ở mức điểm 4,23, đây là mức điểm tốt trong thang điểm Likert, điều này cho thấy điều kiện tự nhiên - KTXH là một nhân tố rất quan trọng trong phát triển kinh tế. Chính vì vậy, để có thể nâng cao hiệu quả trong phát triển nông nghiệp của huyện, cần phải có những nghiên cứu thực tiễn về điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, khí hậu cũng như tình hình kinh tế xã hội, phong tục tập quán
của người dân địa phương, từ đó lựa chọn được những loại cây trồng, vật nuôi phù hợp góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp của huyện.