Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 37 - 39)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Đề tài sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp gồm các tài liệu, các báo cáo đã công bố của các đơn vị trên địa bàn huyện Mường Ảng: Phòng Nông nghiệp&PTNT, Phòng tài chính - Kế hoạch, Chi cục thống kê huyện Mường Ảng, UBND huyện Mường Ảng và các báo cáo chuyên ngành khác.

Tài liệu cần thu thập gồm: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Mường Ảng qua các giai đoạn 2017 - 2019, định hướng tới 2020; Niên giám thống kê của huyện qua các năm; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Mường Ảng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; các báo cáo chuyên ngành đã được công bố; các tài liệu chuyên ngành của UBND tỉnh, sở, ngành liên quan.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Phương pháp chọn địa bàn nghiên cứu:

Mường Ảng là huyện miền núi nằm ở phía đông tỉnh Điện Biên có địa bàn rộng, hộ nông dân chiếm phần lớn trên địa bàn; các hộ nông dân phát triển sản xuất trên nhiều lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, trồng cây công nghiệp, nuôi trồng và khai thác thủy sản và làm dịch vụ phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Kinh tế hộ nông dân đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội của huyện. Với đặc điểm như vậy, để đảm bảo tính đại diện và đáp ứng

những yêu cầu của đề tài tôi tiến hành điều tra số liệu tại 3 xã mang tính đại diện cho mỗi vùng của huyện.

- Đối tượng nghiên cứu: Là cán bộ quản lý, CNV một số đơn vị sự nghiệp và người dân trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.

- Nội dung: Nội dung của đề tài nhằm đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Mường Ảng cũng như chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý Nhà nước về phát triển nông nghiệp của huyện. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước của huyện trong thời gian tới.

- Phương pháp chọn mẫu: Cuộc khảo sát sẽ sử dụng bảng hỏi để thu thập thông tin. Mẫu khảo sát định lượng được xác định theo phương pháp chọn mẫu đa cấp, kết hợp chọn điển hình với chọn ngẫu nhiên nhiều cấp.

Thứ nhất: Đối với đối tượng điều tra cán bộ quản lý ngành nông nghiệp và số lượng viên chức nông nghiệp, tác giả lựa chọn những đối tượng là cán bộ lãnh đạo cấp huyện (chủ tịch, phó chủ tịch phụ trách, lãnh đạo phòng nông nghiệp, lãnh đạo các xã).

Phương pháp điều tra mẫu: Điều tra trực tiếp người lao động và cán bộ quản lý ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Mường Ảng.

Xác định số lượng mẫu:

Để có được một kết quả có cơ sở thống kê và hạn chế tối đa những sai sót trong quá trình chọn mẫu, mẫu được lựa chọn dựa trên công thức xác định cỡ mẫu của Slovin như sau:

n = N/(1+N* e2) Trong đó: n: cỡ mẫu

N: Tổng thể mẫu e2: Sai số

Do điều kiện thời gian có hạn nên trong luận văn tác giả sử dụng sai số 10%, theo tác giả đây cũng là con số đảm bảo có ý nghĩa thống kê. Như vậy e = 0,1.

Để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý Nhà nước về phát triển nông nghiệp tác giả tiến hành khảo sát cán bộ nông nghiệp và những người dân hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiêp tại huyện Mường Ảng.

Số liệu thống kê về cán bộ quản lý nông nghiệp và viên chức sự nghiệp nông nghiệp trên toàn huyện Mường Ảng là N= 50, thay vào công thức ta có n= 33 mẫu.

Thứ hai: Đối với hộ nông dân sản xuất nông nghiệp. Từ số liệu thống kê về số hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện hiện nay N = 10630, tác giả thay vào công thức Slovin ra được n = 99.

Tổng số mẫu tính toán cần điều tra cho nghiên cứu này là 132. Tuy nhiên để đảm bảo số phiếu thu về, tác giả điều tra số lượng mẫu có dư với 35 cho đối tượng là cán bộ và 105 mẫu cho đối tượng là hộ nông dân sản xuất nông nghiệp. Như vậy, số lượng mẫu cần điều tra cho nghiên cứu này là 140.

Để ước lượng mức độ đánh giá đối với thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Mường Ảng tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ. Thang đo được tính như sau: 1- Hoàn toàn không đồng ý, 2- Không đồng ý, 3- Bình thường (Không ý kiến), 4 - Đồng ý, 5- Hoàn toàn đồng ý.

Cách xác định khoảng đo bằng cách xác định giá trị khoảng như sau: Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (5 -1)/5= 0.8

Ý nghĩa của giá trị trung bình đối với thang đo đánh giá ảnh hưởng: 1.00 - 1.80: Rất không đồng ý

1.81 - 2.60: Không đồng ý 2.61 - 3.40: Bình thường 3.41 - 4.20: Đồng ý 4.21 - 5.00: Rất đồng ý

Địa điểm và thời điểm điều tra:

+ Số liệu khảo sát trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên + Thời gian điều tra được tiến hành vào quý 4 năm 2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)