5. Kết cấu của luận văn
4.2.2. Quản lý cơ cấu ngành nông nghiệp hợp lý
Để quản lý cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Mường Ảng hợp lý huyền cần chú trọng đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên cơ sở khai thác những lợi thế của địa phương để tạo ra những sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Nhờ đó kinh tế nông nghiệp ở huyện Mường Ảng phát triển đa dạng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên.
Bên cạnh đó huyện cần thực hiện tốt kế hoạch chuyển đổi những vùng canh tác lúa khó khăn sang các mô hình canh tác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Ở vùng đồng cao, khó khăn về nước tưới, huyện chuyển đổi sang canh tác rau màu, hoa cây cảnh; vùng đồng thấp khó khăn về tiêu thoát nước vụ mùa chuyển sang nuôi trồng thủy sản tập trung, kết hợp nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi theo phương thức sử dụng linh hoạt đất trồng lúa, chuyển đổi sang trồng cây rau màu ngắn ngày và các mô hình canh tác kết hợp... đưa giá trị sản xuất bình quân trên 1ha đất canh tác của huyện tăng lên.
Chính quyền địa phương cần tiếp tục duy trì cơ cấu mùa vụ hợp lý, khuyến khích phát triển đa dạng nhóm cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện từng vùng, có sức cạnh tranh cao. Chú trọng cải tạo hệ thống thủy lợi phù hợp với mô hình chuyển đổi. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã chuyên ngành tạo mối liên kết bền vững trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nhân rộng những điển hình nông dân sản xuất giỏi trên lĩnh vực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với chủ trương của Nhà nước là chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý nhưng không làm mất diện tích đất trồng và giúp tăng hiệu quả kinh tế - xã hội trên cùng một diện tích đất.
Hỗ trợ thông tin thị trường giúp nông dân định hướng tốt trong việc chuyển đổi; đặc biệt chú trọng xây dựng chuỗi liên kết và hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, xây dựng thương hiệu sản phẩm mang tính đặc thù của địa phương.