Nhóm các chỉ tiêu phản ánh công tác quản lý nhà nước về phát triển nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 42 - 47)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh công tác quản lý nhà nước về phát triển nông

thôn/Tổng số lao động) x 100%

6, GDP bình quân đầu người khu vực nông thôn: Thu nhập bình quân của người dân nông thôn được tính bằng GDP của toàn bộ nền kinh tế chia cho tổng dân số sống ở nông thôn trong cùng thời điểm.

GDP bình quân đầu người khu vực nông thôn = Tổng GDP khu vực nông thôn của một quốc gia/Tổng dân số khu vực nông thôn của quốc gia đó trong một năm cụ thể

7, Tổng vốn đầu tư và tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư trong nông nghiệp: Là chỉ tiêu đánh giá lượng vốn được đầu tư vào các ngành cho phát triển kinh tế tại thời điểm cụ thể; tốc độ vốn đầu tư phản ánh sự chênh lệch về mức vốn đầu tư giữa năm trước và năm sau.

- Tổng vốn đầu tư nông nghiệp = Tổng vốn đầu tư cho tất cả các lĩnh vực nông nghiệp trong một giai đoạn cụ thể

- Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư trong nông nghiệp = (Tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp cho năm sau – Tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp năm trước) x 100%

2.3.2. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh công tác quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp nghiệp

1, Nhóm chỉ tiêu về chính sách đối với nông dân: Nhằm phát huy dân chủ, mọi tiềm năng và vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới. Giải quyết tốt những bức xúc trong nhân dân trong quá trình công nghiệp hóa nông thôn, bảo đảm lợi ích cho người nông dân. Tạo điều kiện để nhân dân tham gia bàn bạc, đóng góp ý kiến và tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội trong quá trình xây dựng nông thôn mới, đồng thời phát huy vai trò tự quản của cộng đồng trong việc tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội ở địa phương.

2, Nhóm chỉ tiêu đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở nông thôn: Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị và toàn xã hội trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Tăng cường hiệu lực quản lý điều hành của chính quyền cơ sở. Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn nông thôn. Củng cố

tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở nông thôn, nhất là Hội Nông dân. Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức địa phương. Khuyến khích, thu hút cán bộ trẻ đã được đào tạo, đủ tiêu chuẩn về công tác ở các xã, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Phát huy vai trò của chính quyền cấp xã trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch về phát triển xã hội; ban hành các cơ chế, chính sách cụ thể, phù hợp để có thể thực hiện tốt công tác quản lý phát triển xã hội ở khu vực nông thôn; tổ chức thực hiện tốt các quy định của pháp luật về quản lý phát triển xã hội, thường xuyên thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và kịp thời xử lý các vi phạm đối với các vấn đề xã hội.

3, Nhóm chỉ tiêu đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn: Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã; phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn; xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế ở nông thôn. Triển khai các dự án xanh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất (cho vay vốn mua thiết bị máy móc nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, cho vay trồng rừng…).

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN

NGÀNH NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN MƯỜNG ẢNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Huyện Mường Ảng được thành lập theo Nghị định 135/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của huyện Tuần Giáo cũ và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2007. Mường Ảng có địa hình phức tạp, được hình thành bởi các dãy núi cao, sườn dốc với phần lớn là núi đá vôi, rải rác khắp địa bàn huyện, nằm xen với các dãy núi đá vôi này là những thung lũng hẹp, khá bằng phẳng. Mường Ảng nằm ở phía Đông tỉnh Điện Biên, trung tâm huyện là thị trấn Mường Ảng có vị trí địa lý 210 30' vĩ độ Bắc; 1030 15' kinh Đông.

- Phía Bắc giáp huyện Tuần Giáo - Mường Chà tỉnh Điện Biên.

- Phía Nam giáp tỉnh Sơn La và huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên. - Phía Đông giáp huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên.

- Phía Tây giáp huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên.

Đặc điểm khí hậu

Khí hậu Mường Ảng mang đầy đủ những đặc điểm cơ bản của khí hậu vùng núi Tây Bắc Việt Nam, đó là khí hậu nhiệt đới núi cao, có hai mùa rõ rệt: Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau; Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 tới tháng 10.

Nhiệt độ trung bình của Mường Ảng đạt khoảng 21 - 23oC với độ ẩm tương đối trung bình hàng năm đạt khoảng 86 - 90%.

Điều kiện khí hậu ở đây thích hợp với nhiều loại cây trồng vật nuôi, đây là một trong những điều kiện thuận lợi để huyện có thể đẩy mạnh phát triển sản xuất đa dạng các loại các loại sản phẩm hàng hoá.

Đặc điểm về thuỷ văn

Mường Ảng có hệ thống sông và suối tương đối ít và khá đơn giản. Trên toàn huyện không có sông lớn. Hệ thống suối của Mường Ảng chủ yếu bao gồm 04 con

suối chính đó là: Suối Nậm Lạn, Nậm Lịch, Nậm Cô và Nậm Ẳng. Hệ thống suối của Mường Ảng có đặc điểm đều bắt nguồn từ các đỉnh núi cao, có độ dốc lớn, do vậy về mùa mưa thường dễ gây lũ đột ngột.

Đặc điểm về môi trường và thiên tai

Hiện nay môi trường của Mường Ảng đã và đang bị xâm hại, diện tích rừng bị suy giảm trong một thời gian dài, hiện tượng sói mòn, sạt lở đất đai thường xảy ra vào mùa mưa, gây thiệt hại lớn đến sản xuất và cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện. Là một huyện vùng cao của khu vực Tây Bắc, Mường Ảng cũng như nhiều huyện khác thường xuyên chịu ảnh hưởng của hiện tượng dông, mưa đá, sương muối, lũ ống…

3.1.1.2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên của huyện Mường Ảng

Tài nguyên đất đai

Huyện Mường Ảng có tổng diện tích đất tự nhiên là 44.341,44 ha. Nhìn chung đất đai của Mường Ảng khá phong phú về chủng loại, thích hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau, đặc biệt là các loại cây công nghiệp và cây lâm nghiệp. So với một số huyện khác như Tủa Chùa, Tuần Giáo, Mường Chà... thì đất đai của huyện Mường Ảng khá phì nhiêu, có độ dốc không lớn lắm, tầng canh tác dầy. Theo số liệu thống kê năm 2019, diện tích đất nông - lâm nghiệp của huyện có 39.616,83,93 ha, chiếm 89,34%; trong đó đất sản xuất nông nghiệp có 27.555,77 ha, đất lâm nghiệp có rừng là 11.795,14 ha, đất nông nghiệp khác là 5,02ha; diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 260,90 ha, chiếm 0,59%; Diện tích đất phi nông nghiệp là 1.493,56 ha, chiếm 3,37% so với tổng diện tích đất tự nhiên của huyện.

Tài nguyên khoáng sản

Nhìn chung Mường Ảng là huyện có ít tài nguyên khoáng sản, do chưa có điều kiện để thăm dò và đánh giá kỹ cho nên sơ bộ qua các tài liệu hiện có tới thời điểm này cho thấy: Tài nguyên khoáng sản của huyện Mường Ảng chỉ có một số loại chủ yếu như: Mỏ cát ở xã Búng Lao, mỏ đá ở Thị trấn Mường Ảng và xã Ẳng Nưa, đất sét làm gạch ngói ở khu vực Búng Lao, Thị trấn Mường Ảng và một số xã khác trên địa bàn. Với nguồn tài nguyên khoáng sản như vậy, Mường Ảng ít có cơ hội để phát triển mạnh các ngành công nghiệp khai khoáng và công nghiệp sử dụng tài nguyên khoáng sản trên địa bàn. Do vậy định hướng phát triển kinh tế của huyện trong thời

gian tới đối với ngành công nghiệp cần tập trung vào đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản và một số ngành công nghiệp khác.

Tài nguyên du lịch

Là một huyện miền núi, có khí hậu mát mẻ, lại có vị trí nằm trên trục đường quốc lộ 279 nối liền giữa hai đô thị lớn của tỉnh Điện Biên đó là Thành phố Điện Biên Phủ và thị trấn Tuần Giáo, mặt khác lại gần với một số điểm du lịch quan trọng của tỉnh Điện Biên cho nên Mường Ảng có điều kiện phù hợp để xây dựng các điểm nghỉ dừng chân của du khách trong các tua du lịch đường dài nằm trên tuyến du lịch đi qua huyện.

Với đặc điểm về địa hình khá đa dạng, có nhiều đồi núi và những cảnh quan đẹp, có thể khai thác để phục vụ phát triển du lịch, mặt khác Mường Ảng cũng là nơi địa bàn có con người đến cư trú khá sớm, Trong quá trình lịch sử phát triển, Mường Ảng đã từng bước đi lên với một cộng đồng dân tộc khá phong phú, hiện nay trên toàn huyện có nhiều dân tộc anh em khác nhau sinh sống như: dân tộc Thái, Mông, Khơ mú, Kinh, v.v... Mỗi dân tộc đều có những nét văn hoá đặc trưng riêng gồm cả văn hoá vật thể và phi vật thể, những thiết chế văn hoá xã hội truyền thống của từng dân tộc,v.v... tạo nên một nền văn hoá phong phú, đa dạng, như người Mông, người Thái có chữ viết riêng, có phong tục tập quán trong sản xuất, sinh hoạt, trong tín ngưỡng, hội hè... những nét văn hoá độc đáo đó chính là tài nguyên du lịch nhân văn hấp dẫn thu hút khách du lịch trong thời gian tới.

Tài nguyên rừng và đất rừng

Tính đến nay, diện tích đất lâm nghiệp có rừng của Mường Ảng là 11.795,14 ha chiếm 26,60% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện, trong đó diện tích đất rừng phòng hộ là 5.948,16 ha và đất rừng sản xuất là 5.846,98 ha.

Trong thời gian qua việc phát triển tài nguyên rừng của huyện đạt tỷ lệ chưa cao, trong đó diện tích cây phân tán chiếm tỷ lệ không đáng kể. Phần lớn rừng ở Mường Ảng hiện nay có chất lượng và trữ lượng không cao, chỉ có tác dụng phòng hộ và cung cấp chất đốt, các loại gỗ quý như: Dổi, nghiến, pơ mu, thông... hiện còn không nhiều. Các loại động vật quý hiếm đã bị suy giảm tới mức báo động.

Tài nguyên nước và thuỷ năng

Với địa hình có độ dốc không cao lắm so với một số khu vực khác của tỉnh Điện Biên, nguồn tài nguyên nước của huyện không được dồi dào, trên địa bàn huyện không có sông lớn, ngoài một số suối chính như suối Nậm Lịch, suối Nậm Cô, Nậm Lạn, Nậm Ẳng.... Thuỷ năng có thể khai thác để phục vụ phát triển thuỷ điện tại chỗ được tập trung ở khu vực các xã Xuân Lao. Nhìn chung tài nguyên nước và tiềm năng về thuỷ năng ở Mường Ảng là khá khiêm tốn, đặc biệt là nguồn nước sử dụng phục vụ sản xuất và sinh hoạt còn gặp nhiều khó khăn vào mùa khô. Hiện nay huyện đã và đang tiến hành xây dựng các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ cùng việc kiên cố hoá hệ thống kênh mương, cùng hệ thống hồ đập như hồ chứa Ảng Cang, kè Búng Lao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)