Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 80 - 83)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Các nhân tố chủ quan

3.3.1.1. Nhận thức của các chủ thể về quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp của huyện

Mặc dù Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã khẳng định: Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, trong bất kỳ hoàn cảnh nào người cán bộ quản lý vẫn luôn đóng vai trò tiên phong trong tiến trình phát triển của ngành. Đối với một địa phương có mức sống dân cư, trình độ học vấn cũng như đời sống văn hóa tinh thần của người nông dân còn thấp chưa đáp ứng kịp yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trên con đường phát triển như Mường Ảng thì nhận thức của cán bộ quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp đóng một vai trò rất quan trọng. Khi người cán bộ có sự hiểu biết sâu sắc cả về chuyên môn và kinh nghiệm quản lý sẽ hỗ trợ được người dân rất nhiều trong việc thực hiện mục tiêu các nhiệm vụ của ngành.

Bảng 3.17: Đánh giá về nhận thức của các chủ thể về quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp của huyện

Chỉ tiêu Mức độ đánh giá TB 1 2 3 4 5

1. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý được đảm

bảo thực tế ngành nông nghiệp của huyện 12 22 64 22 20 3,11

2. Đội ngũ cán bộ quản lý nông nghiệp có trình

độ phù hợp với điều kiện của huyện 16 22 78 19 5 2,82

3. Đội ngũ cán bộ quản lý nông nghiệp của huyện luôn nhận thức đúng và đầy đủ về chiến lược phát triển nông nghiệp của huyện

14 16 54 31 25 3,26

4. Đội ngũ quản lý NN của huyện gần gũi và nhận

thức đúng với nguyện vọng của nhân dân. 10 12 52 36 30 3,46

Số liệu tổng hợp từ bảng trên cho thấy hai chỉ tiêu 3 và 4 ở trên có mức điểm khá với điểm lần lượt là 3,26 và 3,46. Điều này cho thấy hiện nay cán bộ quán lý nông nghiệp của huyện nắm được các chủ trương, chính sách về chiến lược phát triển nông nghiệp của huyện, cũng như cán bộ của huyện được đánh giá là những người gần dân, có trách nhiệm với người dân địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, theo ý kiến khảo sát chất lượng và trình độ của đội ngũ cán bộ quán lý nông nghiệp chỉ đạt được mức điểm trung bình, mặc dù huyện đã có các chính sách về đào tạo nâng cao năng lực và thu hút nhân tài nhưng mặt bằng trình độ chuyên môn chưa cao. Phân bổ nguồn lực ở các vị trí chưa hợp lý. Chất lượng đào tạo chưa cao, không có quy hoạch rõ ràng. Do đó, chưa có những cán bộ QLNN về nông nghiệp thể hiện đột phá thông qua việc đề xuất, thử nghiệm các mô hình sản xuất kinh doanh nông nghiệp mang tính sáng tạo, hiệu quả và bền vững cho địa phương. Xuất phát từ thực trạng năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nông nghiệp và cơ chế hoạt động của quản lý nhà nước, phương pháp tiếp cận trong QLNN về nông nghiệp vẫn mang tính truyền thống, áp đặt. Nhiều ý kiến cho rằng, các quy hoạch, kế hoạch phát triển chưa phù hợp với nhu cầu thực tế của người dân cũng như nhu cầu của thị trường về chủng loại và chất lượng sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp. Chính vì vậy, bên cạnh việc nâng cao hiểu biết của người dân thì việc nâng cao nhận thức đối với cán bộ quản lý, đặc biệt là cán bộ nông nghiệp tại các cơ sở cũng cần được coi trọng để góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp của huyện trong thời gian tới. Một số ý kiến cho rằng, trong bối cảnh ngân sách hạn chế, nguồn nhân lực mỏng thì cần ưu tiên nâng cao chất lượng và có cơ chế hoạt động phù hợp để khuyến khích sự năng động, sáng tạo của đội ngũ quản lý nông nghiệp và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về nông nghiệp của huyện.

3.3.1.2. Ảnh hưởng của hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp

Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố cơ bản cho sự phát triển của mọi ngành nghề và đặc biệt giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành nông nghiệp bao gồm: đầu tư cho thuỷ lợi, hệ thống điện, đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, kho tàng, bến bãi, chợ… Đầu tư vào cơ sở hạ tầng là đầu tư có tác động kép không chỉ là động lực để chuyển

dịch cơ cấu ngành, địa phương mà còn kéo theo sự thu hút đầu tư vào khu vực này. Cơ sở hạ tầng càng hoàn thiện thì quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế địa phương và sản xuất nông nghiệp càng có điều kiện mở rộng và nâng cao hiệu quả. Thực tế cho thấy, những địa phương nào mà cơ sở hạ tầng yếu kém thì khó thu hút các nhà đầu tư và khi không thu hút được các nhà đầu tư thì khả năng cải tạo cơ sở hạ tầng càng hạn chế tạo nên một vòng luẩn quẩn là vùng nào cơ sở hạ tầng yếu kém thì ngày càng tụt hậu tạo nên sự phát triển không đồng đều giữa các vùng.

Bảng 3.18: Đánh giá về hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp

Chỉ tiêu Mức độ đánh giá TB 1 2 3 4 5

1. Chất lượng hạ tầng phục vụ SXNN được đảm

bảo 20 25 73 12 10 2,76 2. Công tác thủy nông, tưới tiêu đáp ứng ứng yêu

cầu SXNN của người dân 14 22 78 19 7 2,88

3. Công tác cải thiện hệ thống hạ tầng phục vụ

SXNN được chú trọng 14 16 54 31 25 3,26

4. Quản lý hạ tầng phục vụ SXNN được tiến hành

chặt chẽ và thường xuyên 19 26 65 16 14 2,86

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Kết quả khảo sát cho thấy, trong 4 chỉ tiêu được đưa vào đánh giá chỉ có chỉ tiêu số 3 về công tác cải thiện hệ thống hạ tầng phục vụ SXNN được đánh giá ở mức điểm khá 3,26, còn lại các chỉ tiêu khác chỉ được đánh giá ở mức trung bình. Đối với các công trình chuẩn bị đầu tư, huyện chú trọng tới đối tượng sử dụng và quan tâm tới khâu đầu tư theo nguyên tắc đầu tư một lần nhưng chất lượng cao, đảm bảo độ bền vững của công trình, việc đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi phải bám sát quy hoạch, đồng thời đưa ra giải pháp thực hiện song song với công tác khai hoang nhằm hạn chế tối đa tình trạng thủy lợi được đầu tư nhưng người dân lại thờ ơ không tiến hành khai hoang, gây lãng phí ngân sách Nhà nước. Mặc dù cơ sở hạ tầng của ngành nông nghiệp huyện Mường Ảng đang được đầu tư cải thiện nhưng hiện nay hệ thống cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tầng nông nghiệp của huyện

còn khá thấp, điều kiện giao thông đi lại phục vụ hoạt động SXNN còn chưa đáp ứng được mục tiêu của ngành. Bên cạnh đó công tác thủy nông, tưới tiêu cũng chỉ đáp ứng được một phần diện tích đất nông nghiệp còn lại người dân vẫn phải phụ thuộc vào tình hình thời tiết, điều này cũng một phần do đặc điểm địa hình của huyện. Công tác quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng các công trình thủy lợi sau đầu tư cũng được UBND huyện Mường Ảng huy động sức dân trong việc sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng các công trình thủy lợi trước, trong và sau mùa mưa lũ. Với những công trình thủy lợi đơn giản, có năng lực tưới nhỏ, huyện giao cho bản, tổ dân phố tự quản lý, vận hành, điều tiết, những công trình lớn, phức tạp thì giao cho UBND các xã hoặc Công ty TNHH Khai thác thủy nông quản lý vận hành. Tuy nhiên, công tác quản lý hạ tầng nông nghiệp cũng chưa được giám sát chặt chẽ và thường xuyên, kết quả đánh giá cho chỉ tiêu này chỉ là mức trung bình 2,86. Thực tế là do toàn huyện có 98 công trình thủy lợi, trong đó 77 công trình đã được kiên cố nhưng việc giám sát chưa được chặt chẽ và thường xuyên nên vẫn còn sự lãng phí, thiếu đồng bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)