Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 28)

5. Bố cục của luận văn

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp

a. Môi trường kinh tế, chính trị - xã hội

Môi trường kinh tế, chính trị - xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến đầu tư. Một môi trường kinh tế xã hội ổn định là một trong những yếu tố các nhà đầu tư xét đến.Các nhà đầu tư nước ngoài chỉ yên tâm thực hiện đầu tư, hợp tác kinh doanh khi môi trường đầu tư ở đó có hệ số an toàn cao. Một khu vực chính trị - xã hội không ổn định cũng sẽ gắn với rủi ro đầu tư cao hơn.

Sự thiếu ổn định của các cam kết chính trị về các vấn đề sở hữu vốn, rút vốn, chính sách định hướng thiếu nhất quán sẽ gây ra rủi ro cho nhà đầu tư. Bên cạch việc quan tâm đến các chính sách ưu đãi đầu tư, NĐT nước ngoài rất quan tâm đến sự ổn định của môi trường chính trị, xã hội của quốc gia tiếp nhận đầu tư. Đây là nhân tố cốt lõi nhằm bảo vệ lợi ích cho các NĐT khi đầu tư vào quốc gia tiếp nhận, vào các KCN. Hệ thống môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định là lợi thế trong

thu hút vốn đầu tư vào các KCN nói riêng và các quốc gia nói chung.

b. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội là yếu tố quan trọng mà các nhà đầu tư rất quan tâm, bời vì nó liên quan đến thực hiện và quản lý chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là yếu tố cốt lõi cho sự thành công của các KCN. Bởi vì, với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi, dễ dàng trong vận chuyển hàng hóa và tiếp cận các nguồn tài nguyên, tiêu thụ hàng hóa, nguồn nhân lực là mong muốn của các nhà đầu tư, giúp tiết giảm chi phí kinh doanh, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

c. Chế độ chính sách đầu tư của địa phương

Cơ chế chính sách ưu đãi chính là một yếu tố quyết định đầu tư. “Chế độ chính sách đầu tư thể hiện qua chính sách của chính quyền địa phương về ưu đãi đối với đầu tư; tính năng động của chính quyền trong hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư về thủ tục hành chính, pháp lý, thuế; các văn bản, chính sách rõ ràng, minh bạch và được triển khai nhanh đến doanh nghiệp để cán bộ công quyền không thể trục lợi hay nhũng nhiễu doanh nghiệp” (Nguyễn Hồng Sơn & Phạm Sỹ An, 2011). Những năm trở lại đây, cơ chế chính sách và thủ tục hành chính được Nhà nước và các địa phương đặc biệt quan tâm. Một nước có cơ chế chính sách có hoàn thiện, hấp dẫn và phù hợp với thông lệ quốc tế và hệ thống pháp luật đồng bộ đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư, thủ tục hành chính thuận tiện, đơn giản,... là một trong những điều kiện thu hút đầu tư. Những yếu tố này là tiêu chí bắt buộc của một quốc gia phát triển, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.

Nhằm kích thích đầu tư, các yếu tố như chính sách ưu đãi đầu tư, cơ sở pháp lý, thủ tục hành chính … là yếu tố rất quan trọng. “Chẳng hạn, thủ tục hành chính phiền hà, tốn nhiều thời gian, nhiều rào cản là yếu tố cản trở các nhà đầu tư thực hiện đầu tư. Hiện nay, công tác cải cách thủ tục hành chính đang được thực hiện quyết liệt thông qua việc cắt giảm các giấy phép con, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính, công khai quy trình và đặc biệt là việc áp dụng chính phủ điện tử sẽ góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển” (Bộ Công Thương, 2013). Để thực hiện điều này, bên cạnh những quy định

về hệ thống pháp luật còn phụ thuộc vào trình độ, mức độ tận tụy, chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, viên chức tại các cơ quan công quyền.

d. Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nói chung và các KCN nói riêng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả thu hút VĐT vào các KCN. Số lượng và chất lượng của người lao động quyết định đến năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)