Các hoạt động thu hút vốn đầu tư vào các khu công tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 71)

5. Bố cục của luận văn

3.2.1. Các hoạt động thu hút vốn đầu tư vào các khu công tỉnh Thái Nguyên

3.2.1.1. Công tác quy hoạch, định hướng phát triển KCN

“Căn cứ vào chiến lược phát triển KTXH, chiến lược phát triển bền vững của cả nước, Quy hoạch tổng thể vùng TDMNPB, Quy hoạch phát triển các ngành kinh tế, Thái Nguyên thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển KTXH toàn tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Trong đó chú trọng phát triển KTXH dựa vào nội lực là chủ yếu, tận dụng và phối hợp tốt với nguồn lực huy động được từ bên ngoài, phát huy lợi thế so sánh của địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành các sản phẩm mũi nhọn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho tỉnh. Thực hiện thành công mục tiêu CNH, HĐH, phát huy vai trò trung tâm của vùng TDMNPB, thúc đẩy phát triển kinh tế tri thức, đào tạo nguồn lao động chất lượng cao, phát triển mạnh mẽ công nghiệp với công nghệ tiên tiến. Xây dựng Thái Nguyên trở thành trung tâm y tế, văn hóa xã hội, hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc.” (UBND Tỉnh Thái Nguyên, 2015)

Nhằm đạt được các mục tiêu trên, quy hoạch và phát triển các KCN là giải pháp then chốt. Cụ thể, “Quy hoạch chi tiết và đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng mặt bằng các cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ, thu hút các nhà đầu tư vào đầu tư sản xuất tại các khu công

nghiệp của tỉnh với quan điểm: Ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực có lợi thế so sánh trong các KCN theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực; Chú ý đến chất lượng tăng trưởng theo từng ngành và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành, yếu tố công nghệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Lấy phát triển các ngành công nghiệp gắn liền bảo vệ môi trường, sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường. Khai thác và sử dụng hiệu quả lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý và nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh.”

Bảng 3.2: Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp đến 2020

Stt KCN Vị trí Diện tích (ha) Tính chất, chức năng

1 KCN Nam Phổ Yên “Phổ Yên (xã Thuận Thành, Trung Thành, Đồng Tiến) ” 200 “Thu hút các ngành công nghiệp: Lắp ráp Ôtô, cơ khí, điện tử, Chế biến thực phẩm, đồ uống; giết mổ gia súc, gia cầm; chế biến thức ăn nhanh; chế biến rau, củ; hóa dược; dụng cụ y tế; dụng cụ thú y; dệt may, da giầy, thủ công mỹ nghệ; gốm sứ, thủy tinh; chiết nạp gas; cấu kiện bê tông, sản xuất VLXD.” 2 KCN Sông Công I “Thị xã Sông Công (Mỏ Chè và Tân Quang) ” 220 (đã QHCT 129,51 ha) “Thu hút các ngành công nghiệp: Sản xuất dụng cụ y tế, phụ tùng chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, may mặc, sản xuất hàng tiêu dùng…” 3 KCN Sông Công II “Thị xã Sông Công (Tân Quang) ” 250 “Thu hút các ngành công nghiệp: Sản xuất kim loại, máy Đi-ê-zen, phụ tùng, chế biến nông sản thực phẩm, vật liệu xây dựng, may mặc, điện tử …”

4 KCN Tây Phổ Yên

“Phổ Yên:

(Minh Đức, Đắc 200

“Thu hút các ngành công nghiệp công nghệ sao, sản xuất phụ

” nghiệp quốc phòng …” 5 KCN Quyết Thắng “Thành phố Thái Nguyên (Quyết Thắng) ” 200 “Thu hút các ngành công nghiệp: Công nghiệp công nghệ cao (vườn ươm công nghệ, công nghệ phần mềm), điện, điện tử.” 6 KCN Điềm Thụy “Phú Bình (Điềm Thụy, Thượng Đình)” 350 “Thu hút các ngành công nghiệp: Luyện kim, cơ khí, chế tạo máy, vật liệu xây dựng, sản xuất lắp ráp ôtô, điện tử, công nghiệp phần mềm.”

Cộng 1.420

(Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên)

Theo Quyết định số 341/QĐ – UBND về việc phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. ““Nội dung quy hoạch, phấn đấu tỷ lệ lấp đầy bình quân chung các khu công nghiệp và cụm công nghiệp đạt khoảng 60-65% vào năm 2025 và khoảng 70-75% vào năm 2030” (UBND Tỉnh Thái Nguyên, 2010). Đẩy mạnh kêu gọi đầu tư, xây dựng và từng bước hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; phát triển các dự án sản xuất công nghiệp trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất công nghiệp.”

Nhìn chung các KCN tỉnh Thái Nguyên xây dựng theo đúng quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết.”Thực tế có nhiều biến động và theo yêu cầu của NĐT, quy hoạch các KCN tỉnh Thái Nguyên cũng phải điều chỉnh nhiều lần. Tuy nhiên có một số bất cập trong quy hoạch các KCN tỉnh Thái Nguyên như công tác xây dựng và phát triển các KCN chỉ tập trung vào xây dựng hạ tầng cơ sở thu hút đầu tư, giải quyết việc làm mà chưa quan tâm đến các công trình phúc lợi xã hội. Các doanh nghiệp trong các KCN tỉnh Thái Nguyên đa số không đáp ứng được nhu cầu về nhà ở công nhân và các nhu cầu khác cho công nhân làm việc tại đây. Hiện nay, các KCN tỉnh Thái Nguyên mới chỉ đáp ứng chỗ ở cho khoảng 20% công nhân làm việc trong các nhà máy thuộc các KCN. Đây là một con số đáng lo ngại vì việc không

đáp ứng được chỗ ở cho công nhân sẽ kéo theo nhiều hệ lụy xã hội khác như: trộm cắp, gây lộn...

3.2.1.2. Công tác đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển KCN

Với vị trí địa lý thuận lợi, là trung tâm văn hóa, giáo dục, y tế, chính trị của vùng TDMNPB, Thái Nguyên thực hiện đầu tư mạnh mẽ vào phát triển cơ sở hạ tầng như giao thông, điện …, coi đây là khâu đột phá, là điều kiện rất cần thiết để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước phát triển KTXH. Những kết quả đạt được trong những năm qua cụ thể như sau:

Thứ nhất, về mạng lưới giao thông.

Giao thông đường bộ Thái Nguyên gồm đường quốc lộ 183 km. “Đường tỉnh lộ: 105,5km. Đường huyện lộ 659 km. Đường liên xã 1.764 km. Các Đường tỉnh lộ, quốc lộ đều được dải nhựa. Hệ thống Đường quốc lộ và tỉnh lộ phân bố khá hợp lý trên địa bàn tỉnh, phần lớn các Đường đều xuất phát từ trục dọc quốc lộ 3 đi trung tâm các huyện lỵ, thị xã, các khu kinh tế, vùng mỏ, khu du lịch và thông với các tỉnh lân cận. Đường quốc lộ 3 từ Hà Nội lên Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc toàn bộ tỉnh Thái Nguyên, chạy qua Thành phố Thái Nguyên, nối Thái Nguyên với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Sông Hồng. Các quốc lộ 37, 18, 259 cùng với hệ thống Đường tỉnh lộ, huyện lộ là mạch máu quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh xung quanh.

Thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh TDMNPB, Thái Nguyên cần tập trung phát triển công nghiệp. Do đó, hình thành hệ thống giao thông kết nối liên vùng là đòi hỏi cấp thiết. Hệ thông giao thông kết nối giữa Thái Nguyên – Hà Nội qua cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, xây dựng tuyến mới Thái Nguyên – Chợ Mới đã thúc đẩy giao thương hàng hóa giữa Hà Nội với các vệ tinh phía bắc, thúc đẩy các huyện, thành, thị của tỉnh Thái Nguyên có điều kiện phát triển KTXH nhanh và bền vững.

Sự hoàn thiện về cơ sở hạ tầng giao thông tạo lợi thế cạnh tranh lớn cho tỉnh Thái Nguyên trong thu hút đầu tư. Năm 2018, với sự thành công của Hội nghị xúc tiến đầu tư với tinh thần đổi mới về tư duy, phương thức, cách làm, tỉnh Thái Nguyên đã có 38 nhà đầu tư đăng ký với 50 dự án với tổng mức đầu tư trên 46.000 tỷ đồng. Sau hội nghị xúc tiến đầu tư đã có 43 nhà đầu tư, 63 dự án, với tổng mức đầu tư trên

113.000 tỷ đồng được cam kết triển khai. Về công tác thu hút FDI, năm 2018 có 14 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 416,39 triệu USD, tương đương về số dự án nhưng tăng 400 triệu USD về vốn đăng ký so với năm 2017. Tính chung tổng số dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp phép và còn hiệu lực tính đến hết năm 2018 là 128 dự án với số vốn đăn ký đạt 7.618,54 triệu USD và vốn thực hiện đạt 6.974,13 triệu USD (chiếm 91,5%); trong đó nhà đầu tư Hàn Quốc có 95 dự án; Trung Quốc có 10 dự án; ngành nghề đầu tư chủ yếu là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với 106 dự án; nhóm ngành dịch vụ thương mại có 16 dự án; riêng nhóm ngành nông lâm thủy sản chỉ có 1 dự án.

Mặt bằng, hệ thống giao thông thuận lợi, thông thoáng, kết nối khoa học … là yếu tố rất quan trọng để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thái Nguyên có hệ thống giao thông thuận lợi kết nối các KCN như Sông Công, Phổ Yên, Phú Bình, Điền Thụy… Để duy trì lợi thế này, Thái Nguyên phải đầu tư nhiều vốn để bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo các công trình giao thông. Đặc biệt các tuyến đường huyết mạch có vai trò kết nối các trung tâm vùng luôn được ưu tiên đầu tư và gấp rút triển khai thực hiện như các dự án: Cải tạo nâng cấp đường tỉnh ĐT261 đoạn từ Km46+200 – Km49+982 và cầu Dẽo tại lý trình Km45+136; Xây dựng, tạo cảnh quan đất xen kẹp giữa đường gom QL 3 mới (Hà Nội - Thái Nguyên) với đường Quốc lộ 3 mới (Hà Nội - Thái Nguyên) thuộc Dự án Đường gom QL 3 mới (Hà Nội - Thái Nguyên) đoạn từ Khu công nghiệp Yên Bình đến đường tỉnh ĐT 266 (KCN Điềm Thụy); đường nối QL3 mới (HN-TN) - Khu công nghiệp Yên Bình (đoạn từ Km3+519 – Km5+434,18) và Đường ĐT261 (giai đoạn 1); Mở rộng Khu TĐC Tân Hoa: phục vụ GPMB đường vành đai V và đặc biệt là dự án đường vành đai 5 Vùng thủ đô Hà Nội (đoạn tuyến đi trung đại lộ Đông – Tây, khu tổ hợp Yên Bình và cầu vượt Sông Cầu) (Đức Nam, 2018). Tất cả các tuyến đường này đều tạo sự kết nối giữa trục công nghiệp Sam sung Phổ Yên, Khu công nghiệp Điềm Thụy(Phú Bình) với các xã, thị trấn, vùng tiềm năng bên kia Sông Cầu thuộc địa phận huyện Phú Bình để giảm tải cho khu công nghiệp Yên Bình. Đồng thời tạo cơ hội cho các nhà đầu tư đến đầu tư tại Thái Nguyên trong nhiều năm tới.

Với sự phát triển của các KCN, nhu cầu về điện và khả năng cung cấp điện cho khách hàng kịp thời là rất cần thiết. Mạng lưới điện trung áp của tỉnh Thái Nguyên được huy động chủ yếu là điện 110kV. Tình cũng hiện có 01 thủy điện cỡ nhỏ ở Hồ Nối Cốc. Các trạm biến áp 110kV gồm cố trạm Thái Nguyên (E6.2), Trạm Gò Đầm (E6.3), Trạm Thịnh Đán (E6.4), Trạm Lưu Xá (E6.5), Trạm Phú Lương (E6.6), Trạm Sông Công (E6.7), Trạm Xi măng Quang Sơn (E6.8), Trạm Gang Thép (E6.9), Trạm Xi măng Quán Triều (E6.ll), Trạm Núi Pháo (E6.12), Trạm Yên Bình 1 (E6.13), Trạm Yên Bình 2 (E6.14), Trạm Phú Bình (E6.17), Trạm Yên Bình 3 (E6.18)… với tổng lượng điện cung ứng tối đa ước đạt 720,5 MW. Nguồn điện ổn định, đảm bảo sẽ là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh Thái Nguyên nói riêng, và vào các KCN của tỉnh hiện nay.

Định hướng phát triển ngành điện đến năm 2025: “Quy hoạch phát triển mạng lưới điện tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 – 2025 xây dựng mới và nâng cấp một số trạm biến áp 220KV, 110KV tại: Phú Bình; Lưu Xá, Quán Triều thành phố Thái Nguyên; huyện Đại Từ. Đồng thời nâng công suất trạm biến áp 110KV Xi măng Thái Nguyên lên thành 2x40MVA. Phát triển lưới 22KV sau các trạm 110KV có cấp điện áp 22KV. Phát triển lưới 35KV và các trạm phân phối 35/0,4KV đối với các khu vực miền núi có nhu cầu lưới điện áp cao hơn 22KV. “Quy hoạch chi tiết phát triển lưới điện trung và hạ áp sau các trạm 110kV đã tính toán dự báo mức gia tăng phụ tải phù hợp với các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo đúng mục tiêu tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã được Chính phủ phê duyệt.” Đảm bảo tính thống nhất và sự phù hợp với các quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Quy hoạch đã phân tích, làm rõ hiện trạng, đánh giá tồn tại, nguyên nhân, đề ra giải pháp và mục tiêu phát triển trong những giai đoạn tiếp theo”; Quy hoạch với mục tiêu đáp ứng đầy đủ nhu cầu điện năng cho các khu, cụm công nghiệp, làng nghề, nhu cầu cơ sở dịch vụ, du lịch, phục vụ sinh hoạt của nhân dân, đảm bảo cho phát triển kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

Thứ ba, về mạng lưới cấp thoát nước, xử lý nước thải và rác thải

Theo Quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu vực dân cư, khu công nghiệp thuộc lưu vực sông Cầu đến năm 2030 tại Quyết định số 228/QĐ-TTg; Quy hoạch tổng thể phát triển kết cấu hạ tầng Thái Nguyên tại Quyết định số 2153/QĐ – UBND tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng 4 nhà máy xử lý nước thải cho các độ thị, xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước riêng nhằm thu gom nước thải xử lý tập trung theo tiêu chuẩn các đô thị loại IV, loại V, xây dựng hệ thống hồ nước sinh học nhằm xử lý nước thải của các KCN.

KCN luôn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện xử lý các tác động môi trường tập trung. Hầu hết các doanh nghiệp đều có hệ thống thu gom nước thải tập chung tại các KCN với công suất sấp xỉ 350.000 m3/ngày đêm đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường. Tất cả các doanh nghiệp tại các KCN cần phải có đấu nối với trạm xử lý nước thải theo quy định. Hầu hết các nhà máy xử lý nước thải tại KCN xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn B, nguồn nước này có thể sử dụng trong nông nghiệp nhưng chưa đủ tiêu chuẩn tái sử dụng. Do đó, có sự lãng phí nguồn tài nguyên nước khi chưa tái sử dụng được nguồn nước thải trong sản xuất.

Hình 3.3: Quy trình xử lý nước thải tại KCN

Nguồn: https://greenwater.com.vn/xu-ly-nuoc-thai-khu-cong-nghiep.html

Để đảm bảo giám sát các chỉ số môi trường tại các khu vực gần KCN, Tỉnh Thái Nguyên cũng áp dụng các biện pháp tổng hợp như: Giám sát việc xả thải, phối hợp với các tỉnh cùng lưu vực có cơ chế phối hợp quản lý nguồn nước bảo vệ hệ thống Sông Công, Sông Cầu và Hồ Núi Cốc, bảo vệ bờ sông, chống xói lở, bồi lắng, xử lý tốt ô nhiễm từ các khu dân cư, khu sản xuất và dịch vụ. Hoàn thành Dự án thoát nước và xử lý nước thải thành phố Thái Nguyên. Quy hoạch, xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý thải đô thị phía Nam thành phố Thái Nguyên và thành

Xử lý rác thải trong các KCN

Rác thải trong các KCN gồm rác thải sinh hoạt, rác thải rắn công nghiệp và rác thải y tế. Hiện nay, các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chưa xây dựng được nhà máy xử lý chất thải rắn tập trung. Các doanh nghiệp trong các KCN thực hiện sơ loại chất thải rắn ban đầu và ký kết hợp đồng với các tổ chức cá nhân thu gom và vận chuẩn chất thải rắn đi xử lý bên ngoài KCN. Tuy nhiên, việc quản lý quá trình thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn công nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn và tồn tại, sự giám sát của cơ quan quản lý còn thiếu chặt chẽ.

Thứ tư, hạ tầng thông tin truyền thông, công nghệ thông tin

Hệ thống hạ tầng thông tin về mạng lưới bưu chính được phát triển rộng khắp, hiện đại. Các xã trong tỉnh đều có hệ thống truyền dẫn quang học. Quy hoạch hạ tầng trạm thu phát sóng thông tin di động tại các phường thuộc thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên; các thị trấn thuộc các huyện: Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương, Phú Bình, Đồng Hỷ và Võ Nhai; các khu du lịch như khu vực hồ Núi Cốc, khu ATK và các khu di tích lịch sử, văn hóa; các khu công nghiệp Sông Công, Điềm Thụy, Yên Bình; dọc tuyến cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, QL.3, QL.37, QL.1B; các khu vực yêu cầu mỹ quan khác. Đối với khu vực ngoài đô thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)