Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh thái nguyên (Trang 80)

5. Bố cục của luận văn

3.3.2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

“Tỉnh Thái Nguyên có diện tích 3.562,82 km² tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Thái Nguyên có hệ thống giao thông thuận lợi kết nối với các địa phương và cửa khẩu Quốc tế, đường hàng không cách sân bay Nội Bài 50 km, thời gian di chuyển khoảng 45 phút, hệ thống đường bộ với Quốc lộ 3 mới Hà Nội- Thái Nguyên, với chiều dài 62 km, đến trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 1 giờ; Quốc lộ 37 kết nối Bắc Giang- Thái Nguyên- Tuyên Quang; Quốc lộ 1B kết nối Thái Nguyên- Lạng Sơn; đường Vành đai 5 vùng thủ đô Hà Nội kết nối đường Quốc lộ 37- Quốc lộ 3 mới- Cao tốc Hà Nội Lào Cai; Hệ thống đường sắt kết nối Thái Nguyên- Hà Nội- Hải Phòng- Lào Cai- Lạng Sơn và đường sắt Bắc Nam; đường sông có cảng Đa Phúc kết nối với các tỉnh vùng Đồng Bằng sông Hồng. Cách cửa khẩu biên giới Trung Quốc và cảng Hải Phòng 200 km, có kết nối giao thông thuận lợi.” (UBND Tỉnh Thái Nguyên, 2019a)

Tài nguyên thiên nhiên: Thái Nguyên có tài nguyên thiên nhiên phong phú về khoáng sản như than, quặng sắt… điều kiện khí hậu thuận lợi phù hợp cho phát triển nông, lâm nghiệp, đặc biệt là cây chè. Với tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản phong phú của tỉnh Thái Nguyên cho phép các KCN của Thái Nguyên phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng, chế biến khoáng sản, chế biến lâm sản, phát triển nông nghiệp kỹ thuật cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh thái nguyên (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)