5. Bố cục của luận văn
3.1.2. Tổng quan về các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên là một điểm sáng trong thu hút vốn đầu tư và tạo việc làm. Sự thành công đó có đóng góp của các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đến nay, tỉnh Thái Nguyên có 6 KCN tập trung, trong đó nổi bật lên là KCN Yên Bình, KCN Điền Thụy, KCN Sông Công 1 và 2... với tổng số diện tích đất thu hồi của người dân là 1420ha.
Hình 3.2: Bản đồ quy hoạch các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Bảng 3.1: Thông tin chung về các khu công nghiệp tập trung
ĐVT: ha
TT Tên KCN Vị trí Tổng diện tích
1 “KCN Sông Công I” “Thị xã Sông Công” 220
2 “KCN Sông Công II” “Thị xã Sông Công” 250
3 “KCN Nam Phổ yên” “Huyện Phổ Yên” 200
4 “KCN Tây Phổ Yên” “Huyện Phổ Yên” 200
5 “KCN Quyết Thắng” “TP.Thái nguyên” 200
6 “KCN Điềm Thụy” “Huyện Phú Bình” 350
Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp Thái Nguyên Khu công nghiệp Sông Công 1:
Theo quyết định số 181/1999/QĐ-TTg ngày 01/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ, KCN Sông Công 1 được thành lập với hệ thống hạ tầng KCN đồng bộ trong diện tích 320ha. Đến năm 2009, tại văn bản số 1854/TTg-KTN ngày 08/10/2009,
diện tích KCN Sông Công 1 được điều chỉnh giảm còn 220ha. Hướng phát triển chính của KCN này là các ngành y cụ, phụ tùng, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, may mặc... Nguồn điện và nước cung ứng cho KCN đều đảm bảo.
Khu công nghiệp Sông Công 2:
KCN Sông Công 2 được thành lập và phê duyệt quy hoạch tại quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ với tổng diện tích là 250ha. Hướng phát triển chính của KCN này là các ngành y cụ, phụ tùng, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, may mặc...
Khu công nghiệp Nam Phổ Yên
“Khu công nghiệp Nam Phổ Yên đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tại văn bản số 1854/TTg-KTN ngày 08/10/2009 về điều chỉnh bổ sung các KCN tỉnh Thái Nguyên tại danh mục các KCN Việt Nam dự kiến ưu tiên thành lập mới và mở rộng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 ban hành kèm theo quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ với quy mô diện tích là 200ha. Khu công nghiệp Nam Phổ Yên được ghi trong Danh mục chương trình, dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư (giai đoạn 2006- 2010) ban hành kèm theo Quyết định số 58/2007/QĐ-TTg ngày 04/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ, Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020. KCN Nam Phổ Yên được xác định mở rộng quy mô diện tích trên cơ sở 02 KCNN xã Trung Thành; KCNN Nam Phổ Yên xã Thuận Thành và KCNN Tân Đồng theo Quyết định số 88/2004/QĐ- UB ngày 13/01/2004 về việc Phê duyệt phương án quy hoạch chung các KCNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.”(Sở xây dựng tỉnh Thái Nguyên, 2019)
Khu công nghiệp Tây Phổ Yên (Hay còn gọi là KCN Yên Bình)
“Khu công nghiệp Tây Phổ Yên đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tại Văn bản số 1854/TTg-KTN ngày 08/10/2009 về điều chỉnh bổ sung các KCN tỉnh Thái Nguyên tại danh mục các KCN Việt Nam dự kiến ưu tiên thành lập mới và mở rộng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 ban hành kèm theo quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Khu công nghiệp Tây Phổ Yên đã được UBND tỉnh Thái Nguyên quy hoạch thành KCN công nghệ cao. Diện tích được quy hoạch là 200ha nằm trên địa bàn xã Minh Đức, Đắc Sơn, Vạn
Phái huyện Phổ Yên. Mục tiêu thu hút vốn đầu tư trong KCN này nhằm vào các ngành sản xuất công nghệ cao, phụ tùng ô tô... Hạ tầng kỹ thuật KCN đây là KCN nằm phía Tây huyện Phổ Yên cách khu đông dân. Có hệ thống điện lưới Quốc gia đi qua; đường tỉnh lộ 261 tỉnh Thái Nguyên đã và đang thi công tuyến đường liên huyện: Phổ Yên - Đại Từ - Định Hoá. Với diện tích gần 500 ha nhà đầu tư sẽ có đủ diện tích thi công đầy đủ các công trình hạ tầng kinh thuật phục vụ KCN một cách độc lập: Cấp điện, cấp nước, thoát nước, và các công trình: Nhà ở cho công nhân và các công trình hạ tầng xã hội khác phục vụ KCN cũng như dân cư lân cận.” (Sở xây dựng tỉnh Thái Nguyên, 2019)
Khu công nghiệp Điềm Thuỵ
“Khu công nghiệp Điềm Thuỵ đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tại Văn bản số 1854/TTg-KTN ngày 08/10/2009 về điều chỉnh bổ sung các KCN tỉnh Thái Nguyên tại danh mục các KCN Việt Nam dự kiến ưu tiên thành lập mới và mở rộng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 ban hành kèm theo quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Khu công nghiệp Điềm Thuỵ được ghi trong Danh mục chương trình dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư (giai đoạn 2006- 2010) ban hành kèm theo Quyết định số 58/2007/QĐ-TTg ngày 04/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020. Quy mô Diện Tích: 350 ha. Những lợi thế phát triển hạ tầng kỹ thuật của KCN Điềm Thuỵ: Khu công nghiệp Điềm Thuỵ được xác định vị trí cách Khu công nghiệp Sông Công 1 khoảng 3 km, như vậy việc kết nối hệ thống cấp điện, cấp nước với KCN Sông công 1 là rất thuận lợi. UBND tỉnh Thái Nguyên đã và đang thi công đường giao thông liên huyện nối UBND huyện Phú bình với Quốc lộ 3 mới, Quốc lộ 3 cũ và sang thị xã Sông Công”(Sở xây dựng tỉnh Thái Nguyên, 2019). Tại KCN Điền Thụy, các ngành nghề như luyện kim, cơ khí chế tạo, điện tử, phần mềm... được khuyến khích đầu tư.
Khu công nghiệp Quyết Thắng
“Khu công nghiệp Quyết Thắng đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tại văn bản số 1854/TTg-KTN ngày 08/10/2009 về điều chỉnh bổ sung các KCN tỉnh Thái Nguyên tại danh mục các KCN Việt Nam dự kiến ưu tiên thành lập mới và mở
rộng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 ban hành kèm theo quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Quy mô KCN Quyết Thắng là 200 ha, được quy hoạch cho các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề như điện, điện tử, công nghệ thông tin và vườn ươm công nghệ.”(Sở xây dựng tỉnh Thái Nguyên, 2019)
Các KCN đều tập trung ở các huyện phía nam của tỉnh, nguyên nhân là do vị trí giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Giang thuận tiện cho giao lưu kinh tế. Mặt khác giao thông thuận tiện với các loại hình đường bộ, đường sắt, đường sông và cách không xa sân bay Nội Bài giúp vận chuyển hàng hóa một cách rễ ràng. Một nguyên nhân nữa là phần lớn các trường đại học, cao đẳng, dậy nghề tập trung ở các huyện này chính vì vậy rất thuận tiện cho việc tuyển chọn lao động một yếu tố rất quan trọng đối với sự phát triển của các KCN.