Tổng quan về tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh thái nguyên (Trang 39 - 41)

5. Bố cục của luận văn

3.1.1 Tổng quan về tỉnh Thái Nguyên

- Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, chính trị vùng Trung du Miền Núi Phía Bắc. Thái Nguyên là tỉnh tạo ra sự kết nối, giao lưu kinh tế chính trị, xã hội giữa vùng Đồng bằng Bắc Bộ với vùng Trung du miền núi phía Bắc. “Thái Nguyên phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội; diện tích tự nhiên 3.562,82 km² ”. (Báo Thái Nguyên, 2019)

“Tỉnh Thái Nguyên hiện có 7 huyện (Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương) và 2 thành phố (Thành phố Thái Nguyên và Thành phố Sông Công). Tổng số xã của tỉnh là 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi; 55 xã đồng bằng và trung du. Thái Nguyên có vị trí địa lý thuận lợi, khoảng cách từ Thành phố Thái Nguyên đến Sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 50 km, cách biên giới Việt Trung khoảng 200 km, cách cảng Hải Phòng khoảng 200 km. Hệ thống giao thông thuận lợi với đường cao tốc Thái Nguyên – Hà Nội, Thái Nguyên – Bắc Kan. Có hệ thống giao thông kết nối với các tỉnh như Bắc Ninh, Bắc Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn rất thuận lợi.” (Báo Thái Nguyên, 2019)

- Tiềm năng và tài nguyên thiên nhiên:

Thái Nguyên có điều kiện khí hậu và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi với 2 mùa rõ rệt. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 2000 – 2500 mm. Với địa hình thuộc trung du miền núi, Thái Nguyên có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế rừng và các dịch vụ du lịch. “Diện tích rừng tự nhiên của tỉnh là 102.190 ha, diện tích rừng trồng khoảng 44.450 ha. Đây là một lợi thế to lớn cho việc phát triển rừng nguyên liệu phục vụ chế biến gỗ nhân tạo, chế biến làm nguyên liệu giấy. Diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh chiếm 23% diện tích tự nhiên, cây hàng năm chủ yếu là cây chè. Thái Nguyên là vùng đất thích hợp để phát triển cây chè ” (Báo Thái Nguyên, 2019)

Thái Nguyên có tiềm năng phong phú về khoáng sản với nhiều chủng loại đa dạng phù hợp với phát triển các ngành công nghiệp nặng như luyện kim, khai khoáng… “Thái Nguyên được đánh giá là tỉnh có trữ lượng than lớn thứ 2 trong các cả tỉnh thành cả nước bao gồm than mỡ, than đá được phân bố tập trung ở 2 huyện Đại từ và Phú Lương. Tiềm năng than mỡ có khoảng trên 15 triệu tấn, trong đó trữ lượng tìm kiếm thăm dò khoảng 8,5 triệu tấn, chất lượng tương đối tốt, tập trung ở các mỏ: Phấn Mễ, Làng Cẩm, Âm Hồn” (Báo Thái Nguyên, 2019). Với tiềm năng lớn về tài nguyên khoáng sản như than, quặng sắt tạo lợi thế so sánh cho Thái Nguyên trong phát triển các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế biến khoáng sản như luyện kim, khai khoáng…

Thái Nguyên đã xây dựng được hệ thống hạ tầng như nước, bưu chính viễn thông, điện lực, giao thông thuận lợi, liên hoàn, cụ thể: “Tổng chiều dài Đường bộ

của Tỉnh là 2.753 km. Hệ thống Đường sắt từ Thái Nguyên đi các tỉnh khá thuận tiện. Thái Nguyên có 2 tuyến Đường sông chính là: Đa Phúc - Hải Phòng dài 161 km. Đa Phúc - Hòn Gai dài 211 km.” (Báo Thái Nguyên, 2019)

- Điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên

“Thái Nguyên là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, các chỉ tiêu vĩ mô ổn định. Chỉ số CPI ổn định dưới 4%, thu NSNN đạt 1,35 triệu tỷ đồng năm 2018, tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 1,89 triệu tỷ đồng, chiếm 34% GRDP của tỉnh. Với các khu công nghiệp hoạt động hiệu quả, giá trị xuất khẩu đạt tăng trưởng rất cao năm 2017 đạt 238 tỷ USD. Tăng trưởng GDP năm 2018 ước đạt khoảng 6,7%, chất lượng tăng trưởng kinh tế ngày càng được cải thiện, mô hình tăng trưởng chuyển dần sang chiều sâu.” (Báo Thái Nguyên, 2019)

Trong năm 2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề ra một số phương hướng, nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội như: ““Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế; duy trì đà tăng trưởng trên cơ sở cải thiện thực chất hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế gắn với đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế gắn với xây dựng Nhà nước kiến tạo, Chính phủ liêm chính, hành động và phục vụ; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường và cải thiện đời sống nhân dân”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh thái nguyên (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)