Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh thái nguyên (Trang 29 - 31)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc

Theo báo cáo của Ban quản lý các KCN Vĩnh Phúc: “Trong 6 tháng đầu năm 2019, các KCN trên địa bàn tỉnh thu hút được 34 dự án FDI mới và 22 lượt tăng vốn

đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 386,35 triệu USD (cấp mới: 224,18 triệu USD, tăng vốn: 162,17 triệu USD), tăng 2,6 lần về vốn đầu tư so với cùng kỳ năm 2018 và đạt 138% kế hoạch năm 2019; 07 dự án DDI mới và 03 lượt tăng vốn với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 326,36 tỷ đồng (cấp mới: 285,8 tỷ đồng, tăng vốn: 40,56 tỷ đồng), tăng 51% về vốn đầu tư so với cùng kỳ năm 2018 và đạt 65% kế hoạch năm 2019. Các KCN trên địa bàn tỉnh thu hút được 02 dự án đầu tư trực tiếp từ đối tác đầu tư mới: 01 dự án Hoa Kỳ với tổng vốn đăng ký 10 triệu USD và 01 dự án Thụy Điển với tổng vốn đăng ký 25 triệu USD. Các dự án còn lại chủ yếu vẫn đến từ các đối tác truyền thống: Trung Quốc (13/34 dự án); Hàn Quốc (12/34 dự án) và Nhật Bản (05/34 dự án). Vốn thực hiện của các dự án DDI đạt 105,6 tỷ đồng, nâng vốn thực hiện của các dự án đến hết tháng 6/2019đạt 7.424,36 tỷ đồng, đạt50,1 % vốn đầu tư đăng ký. Vốn thực hiện của các dự án FDI đạt 151,2 triệu USD, nâng vốn thực hiện của các dự án đến hết tháng 6/2019 lên 2.099,56 triệu USD, đạt tỷ lệ 59,3% vốn đầu tư đăng ký.” (Ban quản lý các KCN Vĩnh Phúc, 2019)

Thành công trong thu hút vốn đầu tư vì tỉnh với phương châm “Các nhà đầu tư ở Vĩnh Phúc là công dân của Vĩnh Phúc, thành công của doanh nghiệp chính là thành công của tỉnh”, hệ thống chính quyền của tỉnh Vĩnh Phúc hết sức hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư vào các KCN, quan tâm và quyết liệt trong giải quyết thủ tục hành chính, chủ động tháo gỡ vướng mắc khi đầu tư, tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư…, phát triển hạ tầng KCN đồng bộ, hoàn thiện.

Thực hiện tốt các giải pháp sau:

Thứ nhất, các giải pháp liên quan đến chính sách và thực thi chính sách “Nhằm thực hiện các biện pháp thúc đẩy giải ngân,Vĩnh Phúc cũng đã chỉ đạo các cơ quan tài chính, tiền tệ đảm bảo tốt việc giải ngân cho doanh nghiệp có nhu cầu; không cấp phép cho các dự án công nghệ lạc hậu, dự án tác động xấu đến môi trường, thẩm tra kỹ các dự án sử dụng nhiều đất, giao đất có điều kiện theo tiến độ dự án; cân nhắc về tỷ suất đầu tư/diện tích đất, nhất là đất KCN, đồng thời tiến hành rà soát các dự án đã cấp giấy chứng nhận đầu tư, trên cơ sở đó có biện pháp hỗ trợ, tập trung tháo gỡ vướng mắc và tạo điều kiện để dự án sớm triển khai, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án không có khả năng triển khai thực hiện, qua đó

từng bước làm tốt công tác quản lý doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp FDI nói riêng trên địa bàn.” (Ban quản lý các KCN Vĩnh Phúc, 2019)

Thứ hai, thực hiện có hiệu quả công tác quy hoạch, tiến hành công bố công khai quy hoạch đã được phê duyệt; có kế hoạch cụ thể để thực hiện các quy hoạch; đẩy nhanh tiến độ GPMB cho các dự án đầu tư; rà soát, kiểm tra, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất một cách hiệu quả, giám sát việc xây dựng của các dự án theo đúng quy hoạch được duyệt, nhằm đảm bảo phát triển kinh tế và môi trường bền vững.

“Thứ ba, giải pháp về XTĐT, song song với việc thu hút các nhà đầu tư, tỉnh luôn chú trong việc vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia cũng như có chính sách riêng đối với tập đoàn lớn có uy tín; đồng thời chú trọng và đẩy nhanh tiến độ đàm phán với các đối tác lớn.

Thứ tư, đẩy mạnh công tác cải cách TTHC, từng bước thực hiện đơn giản hoá TTHC trên các lĩnh vực quản lý nhà nước để tiếp tục thu hút vốn đầu tư đi đôi với việc nâng cao hiệu quả việc phòng, chống tiêu cực và tình trạng nhũng nhiễu đối với nhà đầu tư. Đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân trong xử lý công việc.

Thứ năm, Tỉnh tập trung đào tạo đội ngũ lao động có trình độ, tay nghề nhằm đáp ứng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Vì vậy, ngay khi tái lập, tỉnh đã xây dựng, phát triển mạng lưới cơ sở dạy và đào tạo nghề có quy mô và chất lượng từ cấp tỉnh xuống cấp huyện nhằm cung ứng lực lượng lao động có tay nghề cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Mạng lưới các trung tâm giới thiệu việc, sàn giao dịch việc làm cũng được thiết lập để thực hiện nhiệm vụ kết nối doanh nghiệp với người lao động.” (Ban quản lý các KCN Vĩnh Phúc, 2019)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh thái nguyên (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)