Kết quả thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh thái nguyên (Trang 71 - 78)

5. Bố cục của luận văn

3.2.2 Kết quả thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch 6 KCN với quy mô 1.420ha cho tỉnh Thái Nguyên. Đây là cơ sở để tỉnh Thái Nguyên phát triển bền vững các KCN, thúc đẩy phát triển kinh tế, từng bước tiến tới CNH, HĐH.

- Số dự án đầu tư đăng ký

Trong giai đoạn 2016 - 2018, số lượng các dự án đăng ký đầu tư tại các khu công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên có chiều hướng giảm nhẹ qua các năm. Năm 2016 đã thu hút được 29 dự án đầu tư mới, năm 2018 số lượng các dự án đầu tư mới giảm còn 22 dự án. Các dự án đầu tư tại các khu công nghiệp của tỉnh chủ yếu tập trung vào KCN Điềm Thụy và KCN Sông Công I.

Nhìn vào bảng số liệu 3.6 cho thấy, qua ba năm nghiên cứu, năm 2016 thu hút được thêm nhiều dự án đầu tư nhất, bên cạnh đó số lượng dự án FDI nhiều hơn số dự án DDI. “KCN Điềm Thụy và KCN Sông Công I đang nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhất, hàng năm đều có thêm các dự án FDI và DDI đầu tư vào hai KCN này. Ngược lại, KCN Nam Phổ Yên hiện đang kém thu hút vốn đầu tư nhất, qua ba năm nghiên cứu không có dự án FDI nào đầu tư vào KCN này, đến năm 2017 mới có 3 dự án DDI đầu tư với tổng vốn đầu tư là 122,1 tỷ đồng.”

Bảng 3.8: Kết quả thu hút vốn đầu tư sản xuất kinh doanh mới trong các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

TT Tên KCN

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Dự án FDI Dự án DDI Dự án FDI Dự án DDI Dự án FDI Dự án DDI

Số dự án mới Tổng vốn đầu tư (triệu USD) Số dự án mới Tổng vốn đầu tư (Tỷ đồng) Số dự án mới Tổng vốn đầu tư (triệu USD) Số dự án mới Tổng vốn đầu tư (Tỷ đồng) Số dự án mới Tổng vốn đầu tư (triệu USD) Số dự án mới Tổng vốn đầu tư (Tỷ đồng) 1 KCN Điềm Thụy 18 122,9 3 617,69 9 17,39 6 459,5 10 480,9 4 506,3 2 KCN Sông Công I 3 2,03 2 42,09 2 0,48 2 94 2 4,5 4 135,2 3 KCN Yên Bình 1 5,3 2 359,6 0 0 1 925 0 0 2 44,6 4 KCN Nam Phổ Yên 0 0 0 0 0 0 3 122,1 0 0 0 0 Tổng cộng 29 23 22 (dự án)

- Thu hút vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên

Tính từ năm 2016 đến hết năm 2018 số lượng dự án trong nước và dự án nước ngoài đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên như sau:

Bảng 3.9: Tổng các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên

ĐVT: Dự án

STT Dự án đầu tư Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 Trong nước (DDI) 81 92 104

2 Nước ngoài (FDI) 83 95 105

3 Tổng 164 187 209

(Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên)

Qua bảng số liệu nhận thấy rằng tổng số dự án đầu tư vào KCN tỉnh Thái Nguyên tăng qua các năm, trong đó cả các dự án có vốn nước ngoài và vốn trong nước cũng tăng theo. Năm 2017có tổng lũy kế số dự án tăng so với năm 2016 là 23 dự án, nâng tổng số dự án lên 187, trong đó có 95 dự án FDI và 92 dự án trong nước. Đến năm 2018 lũy kế đến thời điểm báo cáo trong các KCN có 209 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, trong đó có 105 dự án FDI và 104 dự án DDI.

Tuy rằng tổng số dự án đầu tư vào KCN tỉnh Thái Nguyên tăng qua các năm nhưng tỷ lệ vốn đầu tư đăng ký và vốn đầu tư thực hiện vào các KCN tỉnh Thái Nguyên có xu hướng tăng giảm không đều:

Bảng 3.10: Tỷ lệ VĐT thực hiện so với VĐT đăng ký tại các KCN

STT Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Dự án FDI (tỷ USD) Dự án DDI (Tỷ đồng) Dự án FDI (tỷ USD) Dự án DDI (Tỷ đồng) Dự án FDI (tỷ USD) Dự án DDI (Tỷ đồng) 1 Vốn thực hiện 6,3 7.900 6,4 7.540,3 6,9 8.230 2 Vốn đăng ký 7 11.900 7,061 14.192,72 7,112 15.000 3 Vốn thực hiện/ Vốn đăng ký 0.90 0.6639 0.9064 0.5313 0.9701 0.5487

Năm 2016,”tỷ lệ vốn thực hiện/ vốn đăng ký của các dự án FDI là 0.90 tương đương 90%, của dự án DDI là 66,39%.”

Năm 2017,”tỷ lệ vốn thực hiện/ vốn đăng ký của các dự án FDI tăng lên, đạt 90,64 %, tỷ lệ vốn thực hiện/ vốn đăng ký của các dự án DDI tăng nhẹ đạt 53,13%.”

Đến năm 2018,”tỷ lệ vốn thực hiện/ vốn đăng ký của các dự án FDI tiếp tục tăng, tỷ lệ là 97,01% tuy nhiên tỷ lệ vốn thực hiện/ vốn đăng ký của các dự án DDI lại chỉ đạt 54,87%.”

Có thể thấy rằng”đối với các dự án đầu tư vào KCN tỉnh Thái Nguyên từ hai nguồn vốn nước ngoài và trong nước thì các dự án có vốn nước ngoài có tỷ lệ vốn thực hiện/ vốn đăng ký cao hơn nhiều so với các dự án có vốn trong nước, trong khi các dự án FDI luôn có tỷ lệ trên 90% thì các dự án DDI chỉ khoảng trên 53%.”

- Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo lĩnh vực

Mỗi KCN khi được quy hoạch luôn có các ngành nghề ưu tiên phát triển, ví dụ như KCN Sông Công 1 ưu tiên các nhóm ngành điện, điện tử; Nhóm ngành sản xuất và lắp ráp ô tô Ngành công nghiệp phần mềm; Các nhóm ngành cơ khí chế tạo, luyện kim; nhóm ngành may mặc và ác ngành công nghiệp khác có trình độ tiến hiện đại. Khu công nghiệp Yên Bình ưu tiên phát triển các ngành công nghệ cao nhưlắp ráp Ôtô, cơ khí, điện tử, Chế biến thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng... Hay KCN Điểm Thụy là KCN tập trung của tỉnh trong đó phát triển các ngành như sản xuất phụ tùng ô tô, lắp ráp ô tô, điện tử, chế biến thực phầm, dụng cụ y tế, dệt may, công nghiệp nhẹ ít độc hại.

Bảng 3.11: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp theo lĩnh vực đầu tư

STT

Lĩnh vực đầu tư

Công nghiệp Dịch vụ Cơ khí chế tạo

Tỷ đồng Triệu USD Tỷ đồng Triệu USD Tỷ đồng Triệu USD KCN Sông Công 1 4.737,01 28,91 22,23 0 954,7 12,5 KCN Sông Công 2 0 0 0 0 0 0 KCN Nam Phổ Yên 819,7 16,5 0 0 0 0 KCN Yên Bình 30.290 8.362,6 83,24 0 0 0

KCN Điềm Thụy 462,87 381,4 0 12 0 8,69

KCN Quyết Thắng 0 0 0 0 0 0

(Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên)

Một số KCN đã được quy hoạch các ngành nghề dựa vào đặc điểm và lợi thế so sánh của địa phương với những ngành nghề phù hợp, như KCN Điểm Thụy có thể phát triển ngành may mặc do lực lượng lao động trong vùng trẻ và dồi dào. Ngoài ra, KCN này đang được xem là tâm điểm đầu tư của các dự án phụ trợ cho Samsung.

Tính đến cuối năm 2018, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tập trung thu hút VĐT phát triển sản xuất kinh doanh chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp, đây là lĩnh vực có lợi thế của tỉnh Thái Nguyên so với các địa phương khác, việc tập trung thu hút VĐT vào lĩnh vực này là hợp lý với điều kiện cụ thể của địa phương. Thêm vào đó, lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và điều kiện tự nhiên cũng là một lợi thế mà tỉnh Thái Nguyên đã và đang tận dụng khi Thái Nguyên là cửa ngõ thủ đô, là địa phương đã và đang được đầu tư rất nhiều về hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, đây cũng là điều thuận lợi cho địa phương trong việc thu hút dòng VĐT trong và ngoài nước.

Khu công nghiệp Sông Công 2 và khu công nghiệp Quyết Thắng đang trong quá trình kêu gọi nhà đầu tư, vì vậy chưa có dòng VĐT vào hai khu công nghiệp này. Hầu hết các khu công nghiệp đều có các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, điều này là phù hợp với điều kiện và thực tế của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, trong khi đó, lĩnh vực dịch vụ và cơ khí chế tạo không thực sự là thế mạnh của tỉnh Thái Nguyên, các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này chủ yếu tập trung ở khu công nghiệp Sông Công 1 và khu công nghiệp Điềm Thụy nơi có tiền thân của các nhà máy Diesel ở khu vực này.

Việc đầu tư vào lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh Thái Nguyên đã góp phần giảm gánh nặng về trình độ lao động qua đào tạo và có chuyên môn về lĩnh vực, bởi vì với những ngành nghề đã có thế mạnh và có truyền thống việc người lao động đã được tiếp cận và biết đến kỹ năng làm việc liên quan đến công việc đó, cũng như khả năng đào tạo nghề cho lao động sẽ thuận lợi hơn, khi doanh nghiệp có nhu cầu

của doanh nghiệp về lao động có tay nghề làm việc và có thể vận hành các máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất kinh doanh.

- Hiện trạng sử dụng đất các KCN

Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên thì diện tích đất đã thu hồi, giao cho các nhà đầu tư trong KCN là 1.312 ha, nhưng diện tích đưa vào sử dụng mới đạt trên 740 ha. Nguyên nhân là do một số KCN không thu hút được nhà đầu tư, hoặc một số dự án sau khi được cấp phép không triển khai được.

Bảng 3.12: Hiện trạng sử dụng đất các KCN tỉnh Thái Nguyên từ 2016 - 2018

Khu công nghiệp

DT đất quy hoạch (ha) DT đất công có thể cho thuê (ha)

DT đất đã cho thuê (ha) Tỷ lệ lấp đầy 2016 2017 2018 2016 2017 2018 2016 2017 2018 KCN Nam Phổ Yên 200 120 185 200 63 69 69 53% 37% 35% KCN Sông Công I 220 167 192 200 81 93 132 49% 48% 66% KCN Sông Công II 250 150 170 200 56 71 71 37% 42% 36% KCN Yên Bình 200 200 200 200 200 200 200 100% 100% 100% KCN Quyết Thắng 200 150 169 200 45 58 58 30% 34% 29% KCN Điềm Thụy 350 255 267 312 132 141 210 52% 53% 67%

(Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên)

Tính đến hết năm 2018, một tỷ lệ tương đối lớn diện tích đất công nghiệp tại các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chưa thể thu hút được nhà đầu tư, việc không thể thu hút được nhà đầu tư hoặc đã có nhà đầu tư đăng ký đầu tư nhưng không triển khai hoạt động thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư đã gây ảnh hưởng lớn tới tình hình thu hút VĐT chung của cả tỉnh cũng như ảnh hưởng tới chiến lược phát triển của các KCN. Bên cạnh đó, những KCN này khó thu hút VĐT của các doanh nghiệp đầu tư vào các KCN đã làm mất cơ hội việc làm cho hàng vạn lao động tại những nơi bị thu hồi đất để đầu tư phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, đồng thời dẫn đến những hệ lụy về mặt kinh tế và về mặt xã hội trên địa bàn tỉnh.

khách đến tìm hiểu cơ hội đầu tư vào các KCN, Ban đã thực hiện thẩm định hồ sơ xin cấp mới 22 Giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐKĐT) cho 12 dự án FDI và 10 dự án DDI vào các khu công nghiệp trên địa bàn với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới là 485,389 triệu USD và 686,103 tỷ đồng.

Bảng 3.13:Giá trị nộp NSNN của các doanh nghiệp trong KCN

ĐVT: Tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 Nộp Ngân sách Nhà nước 3.800 5.397,7 6.900

(Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên)

Năm 2017, các doanh nghiệp trong KCN tỉnh Thái Nguyên đóng góp vào Ngân sách nhà nước đạt 5.397,7 tỷ đồng tăng gấp 142% lần so với cùng kỳ, năm 2018 khoản nộp Ngân sách Nhà nước của KCN là 6.900 tỷ đồng, tăng 127,83% so với năm 2017. Năm 2018 nộp ngân sách 6.900 tỷ đồng, chiếm 48% so với tổng thu ngân sách toàn tỉnh cho thấy nguồn thu từ các doanh nghiệp trong KCN rất quan trọng trong tổng nguồn thu NSNN của tỉnh.

- Lao động làm việc tại các khu công nghiệp

Việc thực hiện hoạt động đầu tư vào các KCN của doanh nghiệp có tác động không nhỏ đến việc làm của người dân địa phương cũng như người dân khu vực lân cận.

Bảng 3.14:Tác động của thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp đến việc làm của người dân

Năm Số lượng việc làm trong các khu công nghiệp

ĐVT Lao động 2014 44.735 2015 81.368 2016 90.000 2017 102.901 2018 119.753

các KCN, số lượng việc làm ngày càng tăng, cụ thể cho thấy: Từ năm 2014 đến năm 2015 có sự vận hành của hệ thống công ty Sam Sung Việt Nam tại KCN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh thái nguyên (Trang 71 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)