5. Bố cục của luận văn
3.4.2. Những hạn chế trong công tác thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp
và đề ra các chính sách nhằm thu hút hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, ngày 15/11/2012 UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Quyết định số 41/2012/QĐ-UBND phê duyệt Chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, chính sách đã nêu rõ các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư về các mục như về đất đai, thuế, hỗ trợ đầu tư.. Theo đó, các nhà đầu tư sẽ được miễn, giảm tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu và hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng…
- Công tác xúc tiến đầu tư cũng được tích cực thực hiện dưới nhiều biện pháp. Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Thái Nguyên năm 2018 thành công chính là kết quả của một quá chuẩn bị xúc tiến đầu tư dài hạn, công phu, đúng đắn, có định hướng. Sau hội nghị, Tỉnh đã thu hút được 63 dự án của 44 nhà đầu tư với tổng số vốn đăng ký đầu tư đạt khoảng 114.012 tỷ đồng.
-“Công tác cải cách thủ tục hành được lãnh đạo Tỉnh quan tâm, để tạo điều kiện cung ứng dịch vụ hành chính công trong các khu công nghiệp, ngày 12/4, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 874/QĐ-UBND, Phê duyệt Đề án Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo hướng hiện đại tại Ban Quản lý các Khu công nghiệp Thái Nguyên số 286/ĐA-BQL ngày 31/3/2017 của Ban Quản lý các KCN” Thái Nguyên.
3.4.2. Những hạn chế trong công tác thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên
Bên cạnh những kết quả đạt được, đánh giá kết quả thu hút vốn đầu tư vào KCN tỉnh Thái Nguyên không thể không nói đến những tồn tại, trong đó có một số vấn đề chính sau:
- Một là, vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng. Ngành công nghiệp hỗ trợ chưa được phát triển nhằm tạo “hậu phương” cho các doanh nghiệp tại KCN. Những doanh nghiệp Việt Nam có đủ tiêu chuẩn cung cấp các sản phẩm phụ trợ cho Sam Sung và các các doanh nghiệp FDI khác còn rất
thấp so với kỳ vọng. Các doanh nghiệp trong nước mới chỉ tiếp cận được các khâu gia công giản đơn, chưa tiếp cận được công nghệ hiện đại của các doanh nghiệp FDI. Hơn 90% các dự án có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện dưới hình thức 100% vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, các doanh nghiệp trong nước không tiếp cận được công nghệ và kinh nghiệm quản lý của các nhà đầu tư này.
- Hai là, chất lượng công tác quy hoạch, định hướng phát triển KCN còn hạn chế.
Mục tiêu tổng quát phát triển KT – XH của tỉnh Thái Nguyên là phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH dựa trên các lợi thế về vị trí địa lý, văn hóa, lịch sử, xã hội, và điều kiện tự nhiên được vận hành trên cơ sở nền hành chính cải cách theo hướng cởi mở. Nhằm đạt được mục tiêu này, phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực nêu rõ cần thực hiện xây dựng và phát triển các khu công nghiệp. Tuy nhiên, thực tế vận động cho thấy tỷ lệ lấp đầy các KCN Thái Nguyên thấp. Quy hoạch 6 khu công nghiệp là 1.420 ha, đã giải phóng mặt bằng được 1.312 ha nhưng tỷ lệ lấp đầy chỉ 740 ha.
- Ba là, công tác đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng tại các KCN của tỉnh Thái Nguyên chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Theo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2018, Chỉ số cơ sở Hạ Tầng của Thái Nguyên đứng thứ 29/63 tỉnh thành, sau Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Lào Cai, Nam Định, Thái Bình…. Điều đó cho thấy, công tác đầu tư, xây dựng hạ tầng phục vụ cho sự phát triển nói chung và của KCN nói riêng của tỉnh Thái Nguyên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, còn rất thấp.
Hệ thống đường giao thông, mạng lưới cấp điện, mạng lưới cấp thoát nước, xử lý nước thải và rác thải, mạng lưới bưu chính, viễn thông đã được xây dựng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư, giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp.
- Bốn là, khả năng tiếp cận đất đai của Thái Nguyên ở mức thấp 56/63 tỉnh thành. Chỉ số tiếp cận đất đai của tỉnh Thái Nguyên năm 2018 là 6,37 thấp hơn mức trung vị 6,60 của cả nước. Trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp vẫn đánh giá rủi ro bị thu hồi đất vẫn còn khá cao (1,71), giải pháp mặt bằng chậm (27%), một tỷ lệ lớn doanh nghiệp cho thấy vẫn còn gặp cản trở về tiếp cận, mở rộng mặt bằng kinh doanh (73%), DN khó tiếp cận thông tin về đất đai (25%). Như vậy, mặc
dù đã có nhiều chính sách ưu đãi về đất đai, nhưng vẫn còn rất nhiều rào cản cho doanh nghiệp tiếp cận đất đai tại tỉnh Thái Nguyên nói chung và vào các KCN của tỉnh nói riêng.
- Thứ năm, các công trình hạ tầng kỹ thuật xã hội: nhà ở, giao thông, điện, bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, nhà trẻ…phục vụ KCN được triển khai chậm, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và của KCN. Điều này thể hiện vấn đề an sinh xã hội chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, đảm bảo sự phát triển tương đồng với sự phát triển của các KCN.
- Thứ sáu, chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư trong quá trình hoạt động. Nhiều doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp FDI và trong nước vẫn phải đào tạo lại một thời gian cho nhân viên của mình để có thể đáp ứng được chuyên môn công việc.
- Thứ bảy, cải cách thủ tục hành chính đã có sự chuyển biến nhưng vẫn còn tồn tại, chính sách ưu đãi vốn đầu tư chưa thực sự hấp dẫn. Hệ thống pháp luật và quy phạm pháp luật liên quan đến phát triển các KCN vẫn còn nhiều chồng chéo, trùng lắp, gây khó khăn cho các Ban quản lý khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, như: cơ chế ủy quyền thẩm định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án trong KCN chưa rõ ràng; cơ chế thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính không được quy định trong Luật Thanh tra, Luật Xử phạt vi phạm hành chính;… Các thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư, thẩm định chủ trương đầu tư,...đã được công khai, minh bạch tuy nhiên thủ tục chưa đơn giản, hồ sơ còn nhiều, doanh nghiệp phải trực tiếp đến cơ quan nhà nước thực hiện.
Các chỉ số cải cách hành chính nhằm phục vụ doanh nghiệp như chỉ số tiếp cận đất đai, tính minh bạch, chi phí không chính thức, cạnh tranh bình đẳng của tỉnh Thái Nguyên đều ở mức thấp hơn mức trung bình của cả nước, đồng thời thấp hơn các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.
3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên
a. Nguyên nhân khách quan:
pháp luật đầu tư, doanh nghiệp và các luật chuyên ngành. Điều này làm cho công tác thực hiện, hỗ trợ các nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn.
- Cải cách hành chính đã được tỉnh triển khai song hiện tại ý thức trách nhiệm, tinh thần, thái độ làm việc của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức vẫn còn nhiều hạn chế; công tác giám sát và xử lý vi phạm trách nhiệm ở một số nơi chưa nghiêm. Năng lực, trình độ và kỹ năng của đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng được những đòi hỏi của nền hành chính hiện đại, việc báo cáo kết quả rà soát TTHC để xây dựng phương án đơn giản hóa trình lên cơ quan có thẩm quyền còn chậm...Mối quan hệ phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương trong liên thông giải quyết TTHC và giải quyết khó khăn, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp chưa được thường xuyên, kịp thời.
- Sự hạn chế về nguồn nhân lực chất lượng cao, lực lượng lao động được đào tạo.
- Một số Công ty đầu tư phát triển hạ tầng KCN chưa thực sự chú trọng đến việc đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, kinh nghiệm trong thu hút đầu tư đầu tư ít, năng lực tài chính để triển khai dự án còn gặp khó khăn.
b. Nguyên nhân chủ quan:
- Sự thiếu rõ ràng trong định hướng các chính sách thu hút đầu tư, việc coi trọng số lượng dự án và số vốn đăng ký đầu tư mà chưa chú trọng đến chất lượng dự án là nguyên nhân lớn. Thiếu định hướng trong quy hoạch theo không gian của các ngành nghề, lĩnh vực thu hút trong các giai đoạn trước gây khó khăn cho các nhà đầu tư. Chính sách thu hút đầu tư vào các KCN tỉnh Thái Nguyên vẫn thiếu tính hấp dẫn, thiếu tính chọn lọc, chất lượng các dự án đầu tư chưa cao.
- Chính sách ưu đãi đầu tư vào KCN tỉnh Thái Nguyên chưa thật sự tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp KCN. Việc hỗ trợ vốn từ ngân sách theo quy định vấn thực hiện chậm làm giảm lòng tin của các nhà đầu tư. Do vậy, các chính sách ưu đãi vẫn chưa đủ sức thu hút các nhà đầu tư.
- Hiệu quả của công tác vận động xúc tiến đầu tư còn hạn chế, các hình thức vận động, thu hút đầu tư ở nước ngoài chưa đủ sức mạnh để thu hút nhiều nhà đầu tư có tiềm năng. Công tác vận động xúc tiến đầu tư chưa chuyên nghiệp, các hoạt
động còn mang tính hình thức. Công tác hỗ trợ các nhà đầu tư đang hoạt động chưa phát huy được hiệu quả.
- Sự thiếu đồng bộ và yếu kém của hệ thống cơ sở hạ tầng như nhà ở công nhân. Nên chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các nhà đầu tư làm ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư. Nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN chủ yếu dựa vào vốn hỗ trợ từ NSTW, vốn NSĐP còn hạn chế, việc huy động từ các nguồn vốn khác gặp nhiều khó khăn.
- Công tác bồi thường giải phòng mặt bằng chậm, kéo dài trong nhiều năm chưa giải quyết dứt điểm được; công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách pháp luật chưa được sâu sát; sự vào cuộc của các cấp chính quyền địa phương chưa được quyết liệt, trong khi nhận thức của một bộ phận dân cư còn hạn chế, cản trở giải phóng mặt bằng.
- Năng lực quản lý nhà nước về đất đai, quy hoạch còn nhiều yếu kém. Công tác quy hoạch KCN còn yếu, các tiêu chí khoa học để lựa chọn nhà đầu tư còn giảm đơn. Mối quan hệ giữa phát triển các ngành công nghiệp với bảo vệ môi trường chưa được xem xét cẩn trọng. Quy hoạch phát triển KCN chưa thực sự gắn quy hoạch đô thị, giáo dục và hạ tầng xã hội dẫn đến sự bị động trong công tác quản lý. Tỉnh vẫn còn thiếu tính định hướng trong lựa chọn ngành mũi nhọn, các dự án đầu tư có quy mô đầu tư lớn, có sức lan tỏa đến các ngành nghề kinh doanh khác.
CHƯƠNG 4
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG