5. Bố cục của luận văn
1.2.4. Bài học kinh nghiệm đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư vào các khu công
công nghiệp tỉnh Thái Nguyên
* Về công tác quy hoạch
+ Công khai quy hoạch các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
+ Thường xuyên quảng bá định hướng phát triển và lộ trình phát triển KCN. + Công khai các thông tin cho các nhà đầu tư về đất đai, giải phóng mặt bằng, đơn giá thuê đất.
+ Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng KCN như giao thông, điện, nước và công nghệ thông tin.
* Xây dựng và hoàn thiện mô hình quản lý các khu công nghiệp
+ Lựa chọn công nghệ tiên tiến vào các KCN cao.
+ Lựa chọn các ngành nghề, các doanh nghiệp đầu tư phát huy được lợi thế, tiền năng của địa phương.
+ Quan tâm đến vấn đề an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
* Về công tác xúc tiến đầu tư
+ Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư như tham dự hội thảo, hội nghị đầu tư trong và ngoài nước.
+ Quan tâm và đầu tư trang wed quảng bá, thu hút đầu tư của tỉnh.
+ Tăng cường trợ giúp và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. + Quan tâm và kịp thời giải quyết các vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh như về thuế, đất đai, điện...
+ Kiểm tra và kịp thời đôn đốc tiến độ của các dự án, công trình xây dựng cơ sở hạ tầng.
+ Kiên quyết xử lý các dự án triển khai chậm, ảnh hưởng đến môi trường.
* Về công tác quản lý doanh nghiệp và lao động
+ Tiến hành rà soát các doanh nghiệp ngừng hoạt động đề xuất các giải pháp giải quyết tháo gỡ khó khăn.
+ Kiểm soát chặt chẽ, phát hiện xử lý kịp thời các khó khăn trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp; tình hình thực hiện dự án đầu tư; sản xuất kinh
doanh; xuất nhập khẩu hoạt động thương mại; tuyển dụng, sử dụng, quản lý và thực hiện chế độ, chính sách về lao động.
* Về công tác tư vấn đầu tư và dịch vụ khu công nghiệp
Ban quản lý KCN cần“chỉ đạo các trung tâm đầu tư và dịch vụ KCN tiếp tục và đẩy mạnh công tác tư vấn, tuyển lao động; Đồng thời mở rộng liên kết đào tạo với các đơn vị trong và ngoài tỉnh tạo nguồn nhân lực có tay nghề sẵn sàng cho các doanh nghiệp khu công nghiệp. Thường xuyên tiếp cận để nắm bắt nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp cũng như các nhu cầu khác để có hướng phục vụ mở rộng hoạt động dịch vụ. Hơn nữa cần củng cố trật tự xã hội, xây”dựng môi trường xung quanh khu công nghiệp an toàn, an ninh tạo sự yêntâm cho nhà đầu tư và người lao động.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung trả lời một số câu hỏi chính sau:
- Thực trạng thu hút VĐT các KCN tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2016 - 2018 như thế nào?
- Những tồn tại hạn chế, nguyên nhân các tồn tại hạn chế trong các hoạt động thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Thái Nguyên?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới thu hút VĐT vào các KCN tỉnh Thái Nguyên? - Giải pháp nào tăng cường thu hút VĐT của doanh nghiệp vào các KCN tỉnh Thái Nguyên?
2.2. Nguồn số liệu và phương pháp thu thập
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Nguồn thông tin được sử dụng phục vụ phân tích thực trạng của luận văn là nguồn thông tin thứ cấp thông qua các báo cáo, công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, kết quả nghiên cứu được vận dụng trong phân tích, minh họa cho các vấn đề trong luận văn. Trong nghiên cứu này, dữ liệu thứ cấp được thu thập qua báo cáo của BQL các KCN tỉnh Thái Nguyên; Sở KH&ĐT tỉnh Thái Nguyên… Ngoải ra, dữ liệu phân tích thứ cấp còn được xác định qua các văn bản pháp luật của Nhà nước như Nghị quyết, Quyết định, Thông tư, Nghị định….
2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.2.1. Phương pháp thống kê, mô tả
Để thấy được những đặc điểm của dữ liệu phân tích, cần thực hiện mô tả những đặc trưng cơ bản của nguồn dữ liệu được thu thập bằng các cách thức khác nhau. Tương ứng với điều kiện, đặc điểm khác nhau của đối tượng nghiên cứu, cần lựa chọn phương pháp thống kê, mô tả phù hợp nhằm thu được thông tin phân tích xác đáng và phù hợp nhất.
Phương pháp thống kê, mô tả được sử dụng phổ biến trong chương 3. Số liệu thống kê về biến động số lượng dự án đầu tư, loại hình đầu tư, tổng nguồn vốn đầu
tư, nguồn vốn đầu tư từ trong nước và nước ngoài…. nhằm cung cấp tư liệu cho việc phân tích, so sánh trong các nội dung thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp.
2.2.2.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Tiến hành phân tích thực trạng về tình hình thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào các KCN trong những năm qua, về số lượng cũng như chất lượng của nguồn vốn này, cơ cấu đầu tư vào các ngành, những thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút đầu tư... Phân tích, so sánh các nguồn vốn, cơ cấu vốn,... trên cơ sở đó có thể đề ra các giải pháp phù hợp trong việc tăng cường thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong thời gian tới.
Phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng trong toàn bộ luận văn. Tuy nhiên, phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 1 và chương 3, đặc biệt trong chương 3 - Thực trạng thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Thái Nguyên. Từ các thông tin được thu thập, tiến hành phân tích những cơ hội, thách thức hay điểm mạnh, điểm yếu trong công tác thu hút vốn đầu tư vào KCN của tỉnh Thái Nguyên.
2.2.2.3. Phân tích ma trận SWOT
“Cách xây dựng ma trận thuận chiều với tiếp cận từ bên trong (nội tại của tỉnh), có nghĩa là điểm khởi đầu của ma trận sẽ được bắt đầu bằng S (điểm mạnh) và W (điểm yếu)”, rồi mới đến các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, cụ thể là O (cơ hội) và T (nguy cơ). Kết quả của quá trình phân tích tổng hợp là cơ sở để xây dựng mục tiêu, phương hướng, chiến lược trong việc thúc đẩy thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào các khu công nghiệp của tỉnh.
+ Phối hợp S/O: Các mặt mạnh, và cơ hội trong hoạt động thu hút VĐT vào các KCN được kết hợp lại.
+ Phối hợp W/O: Các mặt yếu và cơ hội trong hoạt động thu hút VĐT được phân tích nhằm đưa ra các giải pháp vượt qua những điểm hạn chế, thúc đẩy thu hút VĐT vào các KCN.
- Phối hợp W/T: Các mặt yếu và nguy cơ được kết hợp trong phân tích, qua đó đề xuất các giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của mặt yếu, tránh được các
nguy cơ trong chiến lược thu hút VĐT vào các KCN.
- Phối hợp S/T: Thu được từ sự kết hợp giữa các mặt mạnh với nguy cơ của tỉnh. Sự kết hợp này giúp cho tỉnh vượt qua được những nguy cơ bằng cách tận dụng những điểm mạnh của mình.
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu kinh tế vĩ mô a. Tốc độ tăng trưởng kinh tế a. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
- Tổng sản phẩm quốc dân (GDP) phản ánh kết quả của cải vật chất tạo ra được trong một thời kỳ (thường là 1 năm).
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức: y = dY/Y × 100(%),
Trong đó Y là quy mô của nền kinh tế, và y là tốc độ tăng trưởng.
b. Lạm phát
- Trong kinh tế vĩ mô, “lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ.” (Vũ Thị Hậu & Vũ Thị Loan, 2016)
- Lao động, việc làm
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả thu hút vốn đầu tư
- Vốn đăng kí;
-Vốn đầu tư thực hiện;
- Tỉ lệ vốn đầu tư thực hiện so với đăng kí
“Tỷ lệ vốn thực hiện so với đăng ký” (%) = “Vốn thực hiện” x 100% “Vốn đăng ký”
- “Tỷ lệ dự án thực hiện so với đăng ký”:
“Tỷ lệ dự án thực hiện so với đăng ký (%)” = Dự án thực hiện x 100% Vốn đăng ký
- Vốn đầu tư bình quân của một dự án:
“Vốn đầu tư bình quân của một dự án(%)” = Tổng số vốn đầu tư
x 100% Tổng số dự án
“Vốn đầu tư một ha đất(%)” = Tổng số vốn đầu tư
x 100% Tổng ha đất thuê
- Chỉ tiêu phát itriển icơ isở ihạ itầng, phản ánh cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội phục vụ cho phát triển kinh tế như quy mô, chất lượng hệ thống đường, điện, trường, trạm... Những chỉ tiêu này rất quan trọng đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài.
- Đóng góp NSNN
- Trình độ khoa học công nghệ
- Hệ thống chỉ tiêu về công tác quy hoạch, định hướng phát triển khu công nghiệp.
2.3.3. Nhóm chỉ tiêu về chính sách thu hút vốn đầu tư
- Các chính sách ưu đãi thuế, thuê đất, hỗ trợ tài chính, kinh phí đào tạo, bù trừ tiền GPMB,…
- Cải thiện môi trường đầu tư tại địa phương; cải cách thủ tục hành chính.
2.3.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng KCN
- Sử dụng đất của các KCN
Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong KCN, chúng ta có thể dùng công thức sau:
“Tỷ lệ lấp đầy diện tích đất KCN (%)” =
Diện tích đất KCN đã cho thuê (ha)
x 100% “Tổng diện tích đất cho thuê của KCN” (ha)
Như vậy, KCN có hiệu quả về sử dụng đất và hiệu quả KTXH khi có được tỷ lệ lấp đầy 100%
- Các chỉ tiêu phản ánh đầu tư cơ sở hạ tầng: tổng số vốn đầu tư, số vốn dự kiến để phát triển KCN đến năm 2020.
2.3.5. Nhóm các chỉ tiêu khác
- Ảnh hưởng tạo việc làm và tăng phúc lợi cho người lao động; - Góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế;
- Tác động lan tỏa của các doanh nghiệp trong KCN đến các doanh nghiệp trong tỉnh;
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1. Quá trình hình thành, phát triển các khu công nghiệp tỉnh thái nguyên
3.1.1 Tổng quan về tỉnh Thái Nguyên - Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ - Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, chính trị vùng Trung du Miền Núi Phía Bắc. Thái Nguyên là tỉnh tạo ra sự kết nối, giao lưu kinh tế chính trị, xã hội giữa vùng Đồng bằng Bắc Bộ với vùng Trung du miền núi phía Bắc. “Thái Nguyên phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội; diện tích tự nhiên 3.562,82 km² ”. (Báo Thái Nguyên, 2019)
“Tỉnh Thái Nguyên hiện có 7 huyện (Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương) và 2 thành phố (Thành phố Thái Nguyên và Thành phố Sông Công). Tổng số xã của tỉnh là 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi; 55 xã đồng bằng và trung du. Thái Nguyên có vị trí địa lý thuận lợi, khoảng cách từ Thành phố Thái Nguyên đến Sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 50 km, cách biên giới Việt Trung khoảng 200 km, cách cảng Hải Phòng khoảng 200 km. Hệ thống giao thông thuận lợi với đường cao tốc Thái Nguyên – Hà Nội, Thái Nguyên – Bắc Kan. Có hệ thống giao thông kết nối với các tỉnh như Bắc Ninh, Bắc Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn rất thuận lợi.” (Báo Thái Nguyên, 2019)
- Tiềm năng và tài nguyên thiên nhiên:
Thái Nguyên có điều kiện khí hậu và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi với 2 mùa rõ rệt. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 2000 – 2500 mm. Với địa hình thuộc trung du miền núi, Thái Nguyên có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế rừng và các dịch vụ du lịch. “Diện tích rừng tự nhiên của tỉnh là 102.190 ha, diện tích rừng trồng khoảng 44.450 ha. Đây là một lợi thế to lớn cho việc phát triển rừng nguyên liệu phục vụ chế biến gỗ nhân tạo, chế biến làm nguyên liệu giấy. Diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh chiếm 23% diện tích tự nhiên, cây hàng năm chủ yếu là cây chè. Thái Nguyên là vùng đất thích hợp để phát triển cây chè ” (Báo Thái Nguyên, 2019)
Thái Nguyên có tiềm năng phong phú về khoáng sản với nhiều chủng loại đa dạng phù hợp với phát triển các ngành công nghiệp nặng như luyện kim, khai khoáng… “Thái Nguyên được đánh giá là tỉnh có trữ lượng than lớn thứ 2 trong các cả tỉnh thành cả nước bao gồm than mỡ, than đá được phân bố tập trung ở 2 huyện Đại từ và Phú Lương. Tiềm năng than mỡ có khoảng trên 15 triệu tấn, trong đó trữ lượng tìm kiếm thăm dò khoảng 8,5 triệu tấn, chất lượng tương đối tốt, tập trung ở các mỏ: Phấn Mễ, Làng Cẩm, Âm Hồn” (Báo Thái Nguyên, 2019). Với tiềm năng lớn về tài nguyên khoáng sản như than, quặng sắt tạo lợi thế so sánh cho Thái Nguyên trong phát triển các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế biến khoáng sản như luyện kim, khai khoáng…
Thái Nguyên đã xây dựng được hệ thống hạ tầng như nước, bưu chính viễn thông, điện lực, giao thông thuận lợi, liên hoàn, cụ thể: “Tổng chiều dài Đường bộ
của Tỉnh là 2.753 km. Hệ thống Đường sắt từ Thái Nguyên đi các tỉnh khá thuận tiện. Thái Nguyên có 2 tuyến Đường sông chính là: Đa Phúc - Hải Phòng dài 161 km. Đa Phúc - Hòn Gai dài 211 km.” (Báo Thái Nguyên, 2019)
- Điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên
“Thái Nguyên là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, các chỉ tiêu vĩ mô ổn định. Chỉ số CPI ổn định dưới 4%, thu NSNN đạt 1,35 triệu tỷ đồng năm 2018, tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 1,89 triệu tỷ đồng, chiếm 34% GRDP của tỉnh. Với các khu công nghiệp hoạt động hiệu quả, giá trị xuất khẩu đạt tăng trưởng rất cao năm 2017 đạt 238 tỷ USD. Tăng trưởng GDP năm 2018 ước đạt khoảng 6,7%, chất lượng tăng trưởng kinh tế ngày càng được cải thiện, mô hình tăng trưởng chuyển dần sang chiều sâu.” (Báo Thái Nguyên, 2019)
Trong năm 2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề ra một số phương hướng, nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội như: ““Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế; duy trì đà tăng trưởng trên cơ sở cải thiện thực chất hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế gắn với đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế gắn với xây dựng Nhà nước kiến tạo, Chính phủ liêm chính, hành động và phục vụ; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường và cải thiện đời sống nhân dân”
3.1.2. Tổng quan về các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên là một điểm sáng trong thu hút vốn đầu tư và tạo việc làm. Sự thành công đó có đóng góp của các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đến nay, tỉnh Thái Nguyên có 6 KCN tập trung, trong đó nổi bật lên là KCN Yên Bình, KCN Điền Thụy, KCN Sông Công 1 và 2... với tổng số diện tích đất thu hồi của người dân là 1420ha.