5. Bố cục của luận văn
2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.2.1. Phương pháp thống kê, mô tả
Để thấy được những đặc điểm của dữ liệu phân tích, cần thực hiện mô tả những đặc trưng cơ bản của nguồn dữ liệu được thu thập bằng các cách thức khác nhau. Tương ứng với điều kiện, đặc điểm khác nhau của đối tượng nghiên cứu, cần lựa chọn phương pháp thống kê, mô tả phù hợp nhằm thu được thông tin phân tích xác đáng và phù hợp nhất.
Phương pháp thống kê, mô tả được sử dụng phổ biến trong chương 3. Số liệu thống kê về biến động số lượng dự án đầu tư, loại hình đầu tư, tổng nguồn vốn đầu
tư, nguồn vốn đầu tư từ trong nước và nước ngoài…. nhằm cung cấp tư liệu cho việc phân tích, so sánh trong các nội dung thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp.
2.2.2.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Tiến hành phân tích thực trạng về tình hình thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào các KCN trong những năm qua, về số lượng cũng như chất lượng của nguồn vốn này, cơ cấu đầu tư vào các ngành, những thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút đầu tư... Phân tích, so sánh các nguồn vốn, cơ cấu vốn,... trên cơ sở đó có thể đề ra các giải pháp phù hợp trong việc tăng cường thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong thời gian tới.
Phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng trong toàn bộ luận văn. Tuy nhiên, phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 1 và chương 3, đặc biệt trong chương 3 - Thực trạng thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Thái Nguyên. Từ các thông tin được thu thập, tiến hành phân tích những cơ hội, thách thức hay điểm mạnh, điểm yếu trong công tác thu hút vốn đầu tư vào KCN của tỉnh Thái Nguyên.
2.2.2.3. Phân tích ma trận SWOT
“Cách xây dựng ma trận thuận chiều với tiếp cận từ bên trong (nội tại của tỉnh), có nghĩa là điểm khởi đầu của ma trận sẽ được bắt đầu bằng S (điểm mạnh) và W (điểm yếu)”, rồi mới đến các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, cụ thể là O (cơ hội) và T (nguy cơ). Kết quả của quá trình phân tích tổng hợp là cơ sở để xây dựng mục tiêu, phương hướng, chiến lược trong việc thúc đẩy thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào các khu công nghiệp của tỉnh.
+ Phối hợp S/O: Các mặt mạnh, và cơ hội trong hoạt động thu hút VĐT vào các KCN được kết hợp lại.
+ Phối hợp W/O: Các mặt yếu và cơ hội trong hoạt động thu hút VĐT được phân tích nhằm đưa ra các giải pháp vượt qua những điểm hạn chế, thúc đẩy thu hút VĐT vào các KCN.
- Phối hợp W/T: Các mặt yếu và nguy cơ được kết hợp trong phân tích, qua đó đề xuất các giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của mặt yếu, tránh được các
nguy cơ trong chiến lược thu hút VĐT vào các KCN.
- Phối hợp S/T: Thu được từ sự kết hợp giữa các mặt mạnh với nguy cơ của tỉnh. Sự kết hợp này giúp cho tỉnh vượt qua được những nguy cơ bằng cách tận dụng những điểm mạnh của mình.