Giải pháp về quy hoạch, phát triển kết cấu hạ tầng, giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh thái nguyên (Trang 96 - 98)

5. Bố cục của luận văn

4.2.2 Giải pháp về quy hoạch, phát triển kết cấu hạ tầng, giải phóng mặt bằng

Phát triển KCN trước hết phải đảm bảo nguyên tắc tuân thủ quy hoạch đã được phê duyệt. Để đảm bảo tổ chức thực hiện tốt quy hoạch, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Phổ biến quy hoạch

Phổ biến nội dung đề án và triển khai các công việc để thực hiện đề án. Bổ sung danh mục KCN Sông Công II phát triển mới vào trong quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh để tạo cơ sở pháp lý triển khai sau này.

Quy hoạch KCN cần có sự gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, gắn kết với tiềm năng và thế mạnh của địa phương trong

phát triển các ngành nghề sản xuất, nó cũng là cơ sở quyết định việc định hướng các ngành nghề thu hút đầu tư vào các KCN.”Quy hoạch KCN cần đảm bảo sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, tránh gây ra những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân địa phương. Quy hoạch các KCN cũng cần đảm bảo có sự gắn kết về mối liên kết kinh tế với các KCN đã có của địa phương, của các vùng lân cận và với công nghiệp của địa phương.”Việc quy hoạch tốt các KCN cả về quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng và các ngành nghề thu hút đầu tư vào các KCN sẽ là cơ sở để thực hiện tốt công tác xúc tiến đầu tư.

Tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ tại các KCN, cụm công nghiệp của tỉnh, từng bước nâng cấp cơ sở hạ tầng nối với các tỉnh lân cận. Mặt khác, việc triển khai xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng cơ sở các KCN có sự gắn kết chặt chẽ với hệ thống hạ tầng xã hội sẽ đảm bảo an ninh trật tự, nhu cầu thiết yếu cho người lao động. Việc người lao động yên tâm tham gia lao động sẽ đảm bảo sự ổn định trong hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp. Đồng thời, có hệ thống cơ sở đồng bộ, hiện đại sẽ góp phần giảm thiểu đến mức tối đa các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường sống của bộ phận dân cư xung quanh KCN. Tất cả đó tạo nên niềm tin cho các nhà đầu tư vào các KCN.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp:

Căn cứ theo quy hoạch KCN được phê duyệt, quá trình thực hiện đầu tư , xây dựng kết cấu hạ tầng KCN cần được giám sát thường xuyên, chặt chẽ nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng các hạng mục công trình được đầu tư.

Đôn đốc, kiểm tra chất lượng thực hiện đầu tư thường xuyên, thực hiện theo đúng tiến độ, phát hiện sai sót kịp thời trong đảm bảo định kỹ thuật. Tìm ra điểm hạn chế và nguyên nhân để từng bước tìm ra giải pháp tháo gỡ.

Các KCN cần quan tâm xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải. Hệ thống nước thải được xử lý sẽ giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường phát sinh từ hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN.

Trong công tác giải phóng mặt bằng, vấn đề về giá đền bù, mức hỗ trợ cho các doanh nghiệp là vấn đề được quan tâm, vì vậy cần có chính sách nhất quán cho vấn đề này.

Các địa phương cần xây dựng tổ công tác chuyên trách nhằm kịp thời nắm bắt thông tin vướng mắc tại cơ sở và thực hiện giải quyết các vấn đề phát sinh kịp thời trong công tác giải phóng mặt bằng.

Tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức chính trị xã hội và tập trung chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền trong công tác giải phóng mặt bằng.

Đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn cho các địa phương có đất chuyển đổi sang làm công nghiệp theo quy định ưu đãi đầu tư để thúc đẩy tiến độ bồi thường GPMB cho các dự án sớm đi vào triển khai hoạt động.

Tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân hiểu về công tác giải phóng mặt bằng trong sự phát triển KCN nói riêng và sự phát triển kinh tế xã hội nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh thái nguyên (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)