5. Bố cục của luận văn
4.2.5. Giải pháp khác
Công nghiệp phụ trợ là nền tảng phát triển của các ngành công nghiệp khác, là nhân tố then chốt thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế quốc gia, tạo ra sự hấp dẫn trong thu hút vốn đầu tư của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn. Bên cạnh vai trò thu hút lao động, tạo công ăn việc làm, công nghiệp phụ trợ gia tăng năng lực cạnh tranh, thúc đẩy quá trình CNH, HĐH theo hướng hiện đại. Nhằm phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Tập trung cơ chế ưu đãi cho các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ như miễn thuế TNDN trong 4 năm đầu và trong 9 năm tiếp theo giảm 50% thuế TNDN, trong 15 năm tiếp theo áp thuế 10%. Các doanh nghiệp đầu tư vào các KCN nói riêng sẽ được miễn thuế nhập khẩu khi thực hiện nhập hàng hóa là tài sản cố định, linh kiện, vật tư phục vụ xây dựng dự án. Đối với các sản phẩm sản xuất thử nghiệm, doanh nghiệp sẽ được hưởng ưu đãi 50% kinh phí sản xuất thử.
- Hỗ trợ về lãi suất vay vốn cho các dự án đầu tư xây mới, cải tạo mở rộng, đầu tư thiết bị hiện đại cho ngành công nghiệp phụ trợ như cơ khí, nhựa, cao su, chế tạo và lắp ráp…
- Hỗ trợ cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp phụ trợ như giải phóng mặt bằng, và các điều kiện hạ tầng khác.
- Thu hút các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nhằm phục vụ nhu cầu cho đông đảo người lao động tại các doanh nghiệp thuộc KCN.
- Thu hút các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính nhằm tạo ra thị trường tài chính phát triển, cung cấp các dịch vụ thanh toán cho người lao động và các doanh nghiệp thuộc KCN.
Phúc lợi xã hội, môi trường, an ninh xã hội
Xây dựng và phát triển các tổ chức chính trị - xã hội phải tiến hành đồng bộ với xây dựng hệ thống quản lý nhà nước tại các KCN. Qua đó, các tổ chức đoàn thể nhất là tổ chức Công đoàn phối hợp chặt chẽ với chủ doanh nghiệp, Chính quyền địa phương chăm lo tốt đời sống vật chất tinh thần cho người lao động, đồng thời phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức trách nhiệm trong sản xuất cho lực lượng lao động.
và bảo vệ môi trường, xử lý các chất thải công nghiệp để tạo ra một môi trường lành mạnh. Ban quản lý cần xây dựng các nội quy về bảo vệ môi trường theo các hình thức: hướng dẫn chi tiết về quy hoạch địa điểm, cảnh quan và thiết kế kiến trúc cho các KCN; Các quy định về dòng thải và các tiêu chí về môi trường cho các dự án đầu tư vào KCN; Các dự án xây dựng mới và mở rộng KCN và kinh doanh hạ tầng KCN phải lập báo cáo tác động môi trường, phối hợp kiểm tra giám sát và xử lý các vấn đề môi trường trong KCN. Chú trọng thu hút các nhà đầu tư nhóm ngành công nghệ cao, công nghệ viễn thông,… những nhóm ngành ít gây ô nhiễm đến môi trường. Các cơ quan chức năng cần tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra pháp luật về công tác bảo vệ môi trường, xử lý các nguồn chất thải tại các khu công nghiệp. Cần thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong xử lý các vi phạm thông qua các biện pháp như đình chỉ hoạt động, không cấp giấy phép hoạt động. Đồng thời, khi dự án hoàn thành các hạng mục quan trọng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường thì mới được phép xây dựng nhà máy, dự án tại KCN. Tăng cường an ninh trật tự xã hội tại khu vực bằng cách đưa khuyến nghị các doanh nghiệp đưa thêm các quy định về sinh hoạt, chính sách kỷ luật đối với cán bộ công nhân viên gây rối, đối với chính quyền địa phương cần phải nâng cao vai trò quản lý đối với an ninh khu vực, luôn có lực lượng sẵn sàng bảo vệ an ninh khi xảy ra xô xát.
Công tác an ninh, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy cần được sự quan tâm hơn nữa của Ban quản lý các KCN thường xuyên. Cải thiện môi trường làm việc, điều kiện làm việc cho người lao động. Ngoài ra, chính bản thân người lao động phải tự giác, nâng cao ý thức kỷ luật trong lao động và bảo vệ môi trường khi thực hiện sản xuất kinh doanh.