Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp tại Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 33)

5. Bố cục của luận văn

1.2.3. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp tại Hà Nội

-“Quyết liệt cải cách TTHC: Từ năm 2016, Ban quản lý KCN đã chủ động triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 với 12/73 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết. Một trong những yếu tố thu hút đầu tư là Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký kinh doanh, kê khai thuế, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Tỷ lệ đăng ký kinh doanh qua mạng đến nay đã đạt 70%, tỷ lệ doanh nghiệp kê khai thuế điện tử đạt 98,04%; tỷ lệ doanh nghiệp

sử dụng 10 lao động trở lên thực hiện giao dịch điện tử đạt 96,02%.

Các đoàn kiểm tra công vụ đã kịp thời chấn chỉnh lề lối làm việc của các cơ quan, đơn vị, tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực về hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan hành chính nhà nước.

Thành phố cũng cam kết tiếp tục cải cách TTHC, nâng cao mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với sự phục vụ của cán bộ, công chức quản lý; mục tiêu đến năm 2018 có 80% TTHC tại BQL được giải quyết trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.

- Để thu hút các doanh nghiệp đầu tư trong và ngoài nước, TP Hà Nội đã và đang phát triển 19 khu công nghiệp, khu công nghệ cao, với tổng diện tích quy hoạch gần 5.250ha.

- Chủ trương thu hút đầu tư theo hướng tập trung phát triển các cụm công nghiệp; các khu công nghiệp mới thành lập phải đồng bộ hạ tầng, đặc biệt phải có nhà máy xử lý nước thải tập trung trước khi chính thức đi vào hoạt động. Việc thu hút đầu tư vào khu công nghiệp có chọn lọc, ưu tiên các dự án kỹ thuật cao, sử dụng ít lao động, các dự án thân thiện môi trường; tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, sản phẩm xuất khẩu có tính cạnh tranh lớn; tạo lập thương hiệu sản phẩm công nghiệp, đặc biệt là các lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn của thành phố.

- Đối với chính sách huy động vốn, những khu công nghiệp, cụm công nghiệp được ưu tiên đầu tư trước có thể vay vốn ODA để thực hiện các hạng mục ngoài hàng rào; nhà đầu tư ứng vốn làm hạ tầng sẽ được dành một phần nguồn thu công nghiệp để hoàn vốn. Về chính sách đất đai, thành phố điều chỉnh khung giá chi phí đền bù, GPMB cho phù hợp với thực tế...”

Với những kết quả đã đạt được có thể khẳng định chủ trương lấy công nghiệp làm khâu đột phá để phát triển kinh tế là đúng đắn. Tuy nhiên “quy mô sản xuất của các doanh nghiệp còn nhỏ bé, công nghệ lạc hậu, chi phí trung gian còn cao, chất lượng một số sản phẩm còn hạn chế, thị trường tiêu thụ không ổn định, kết cấu hạ tầng của các khu công nghiệp chưa được hoàn thiện cũng ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà máy tại các khu công nghiệp. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là cơ khí nhỏ, chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây

dựng, dệt may với quy mô nhỏ lẻ, phân tán trong các hộ gia đình.”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)