Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 29)

5. Bố cục của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh Bắc

Ninh

Tính đến hết năm 2018, “Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh đã cấp 1.187 Giấy chứng nhận đầu tư (trong nước là 412, FDI là 775) với tổng vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh đạt 16.387,18 triệu USD (trong nước là 38.239,81 tỷ đồng tương đương 11.841,17 triệu USD; FDI là 14.546,01 triệu USD). Trong năm 2017, tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đã có 50 doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, nâng tổng số doanh nghiệp đi vào hoạt động là khoảng 800 doanh nghiệp, thu hút 281.914 lao động làm việc. Các doanh nghiệp KCN tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp đạt 664.674 tỷ đồng, doanh thu đạt 768.523 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 28,43 tỷ USD, nộp ngân sách nhà nước là 8.700 tỷ đồng. Hoạt động của các doanh nghiệp KCN có sức lan tỏa lớn, đóng góp hiệu quả vào sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Bắc Ninh.” (Ban quản lý KCN tỉnh Bắc Ninh, 2019)

Để làm tốt việc thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh, Bắc Ninh đã thực hiện các biện pháp sau:

+ Điều chỉnh kịp thời quy hoạch phát triển các khu công nghiệp bám sát định hướng cơ bản:“Điều chỉnh nhu cầu sử dụng đất trong hệ thống các Khu công nghiệp sao cho tổng diện tích quy hoạch Khu công nghiệp được Thủ tướng chính phủ chấp thuận không đổi mà vẫn đạt được các mục tiêu đề ra. Ngoài việc các Khu công nghiệp điều chỉnh quy hoạch chi tiết về ranh giới, tính chất, phân khu chức năng, sắp xếp ngành nghề... cho phù hợp với điều kiện thực tế của Khu công nghiệp và quá trình triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, bảo đảm hoạt động vận hành của từng Khu, trong đó thực hiện điều chỉnh quy mô các khu công nghiệp.” (Ban quản lý KCN tỉnh Bắc Ninh, 2019)

+“Tập trung đầu tư, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và đưa toàn bộ 15 KCN đi vào hoạt động. Xây dựng thương hiệu các KCN gắn với thương hiệu một số tập đoàn đa quốc gia như Samsung, Canon... nhằm góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh tỉnh Bắc Ninh.”

+ Về công tác xúc tiến, thu hút đầu tư: Các ngành công nghiệp điện tử, cơ khi ... được tập trung khuyến khích. Ngoài ra, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng như nhà ở, và các dịch vụ tiện ích khác tại KCN.

+ Chú ý đến công tác thu hút nguồn nhân lực, nguồn lao động phục vụ cho sự phát triển của các KCN. Bên cạnh chính sách về lương, các chính sách dân sinh khác cần được quan tâm như nhà ở xã hội, trường học, bệnh viện...

+“Thực hiện liên kết nhanh hơn hạ tầng kỹ thuật giữa các KCN với khu đô thị để tự chuyển hoá mô hình KCN – Đô thị thành Đô thị công nghiệp trong tiến trình đô thị hoá.” (Ban quản lý KCN tỉnh Bắc Ninh, 2019)

+“Làm tốt công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh để tăng thu ngân sách, chống hoạt động chuyển giá, chuyển nhượng bất hợp pháp, chống hạch toán “Lỗ công ty con, lãi công ty mẹ”. ”

+ Củng cố, xây dựng và hoàn thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy cải cách hành chính theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)