Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu thuế thu nhập cá nhân đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 37)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

+Số liệu được thu thập từ báo cáo của Cục thuế tỉnh Lào Cai qua các năm về hoạt động quản lý thu thuế TNCN đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Lào Cai

+ Số liệu được tổng hợp từ các tờ khai, chứng từ nộp tiền, số liệu thanh tra, kiểm tra hàng năm tại Cục Thuế tỉnh Lào Cai và báo cáo của các Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế quản lý.

+ Số liệu, tài liệu còn được thu thập qua các công trình khoa học của tập thể và cá nhân đã công bố, các báo cáo tổng kết, các bài viết có liên quan đến đề tài luận văn của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Cục Thuế của các địa phương, Cục Thuế và các Chi cục Thuế thuộc tỉnh Lào Cai.

+ Tài liệu thứ cấp còn được thu thập từ các báo cáo của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai, sách, báo, các tạp chí, internet…

2.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp là những dữ liệu chưa có sẵn, được thu thập lần đầu, do tác giả thu thập. Để thu thập được số liệu sơ cấp phục vụ quá trình tính toán, nghiên cứu, đánh giá thực trạng việc quản lý thu thuế TNCN đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Lào Cai, tác giả tiến hành thu thập số liệu thông qua điều tra bằng bảng hỏi.

- Đối tượng điều tra: Đối tượng điều tra của cuộc khảo sát là các doanh nghiệp

vừa và nhỏ chi trả thu nhập trên địa bàn tỉnh Lào Cai, người lao động nộp thuế TNCN tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ và cán bộ quản lý thu thuế TNCN trong Cục thuế tỉnh Lào Cai.

- Cỡ mẫu điều tra:

Do số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ chi trả thu nhập trên địa bàn tỉnh Lào Cai và số lượng cán bộ quản lý thuế TNCN trong Cục thuế tỉnh Lào Cai tương đối lớn nên tác giả tiến hành điều tra chọn mẫu.

Cỡ mẫu được xác định theo công thức Slovin: n =N/(1+N* e2) Trong đó: n: cỡ mẫu cần điều tra

N: Tổng thể mẫu e: Sai số (e=5%)

+ Với nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ có chi trả thu nhập trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Tính đến hết ngày 31/12/2019, tỉnh Lào Cai có 4.603 doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động. Áp dụng công thức trên, số mẫu điều tra tác giả thực hiện với nhóm đối tượng này là 368 doanh nghiệp. Công thức được tính như sau:

n = 4.603/(1+4.603*0,052) = 368

+ Với nhóm người lao động nộp thuế TNCN tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Lào Cai, hiện tại có 254.730 lao động. Áp dụng công thức trên, số mẫu điều tra tác giả thực hiện với nhóm đối tượng này là 399 lao động. Công thức được tính như sau:

n= 254.730/(1+254.730*0,052) = 399

+ Với nhóm cán bộ quản lý thuế TNCN, hiện nay có 125 nhân viên đang làm việc tại Cục thuế và các chi cục thuế của tỉnh Lào Cai. Áp dụng công thức trên, số mẫu điều tra tác giả thực hiện với nhóm đối tượng này là 110 công chức. Công thức được tính như sau:

n= 125/(1+125*0,052) = 110

- Nội dung phiếu điều tra:

Phần I: Thông tin cá nhân (đơn vị) của người (đơn vị) tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra như: Tên, tuổi, giới tính, đơn vị công tác, chức vụ, ...

Phần II: Các câu hỏi điều tra cụ thể nhằm đánh giá thực trạng quản lý thu thuế TNCN đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Lào Cai và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu thuế TNCN đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

- Thang đo của bảng hỏi:

+ Đối với việc đánh giá thực trạng quản lý thu thuế TNCN đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Lào Cai, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ. Thang đo được tính như sau:

STT Thang đo Ý nghĩa

1 1,0 đến 1,8 Rất kém

2 1,81 đến 2,6 Kém

3 2,61 đến 3,4 Trung bình

4 3,41 đến 4,2 Tốt

5 4,21 đến 5,0 Rất tốt

+ Đối với việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quản lý thu thuế TNCN đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Lào Cai, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ. Thang đo được tính như sau:

STT Thang đo Ý nghĩa

1 1,0 đến 1,8 Ảnh hưởng rất ít 2 1,81 đến 2,6 Ảnh hưởng ít 3 2,61 đến 3,4 Ảnh hưởng trung bình 4 3,41 đến 4,2 Ảnh hưởng Mạnh 5 4,21 đến 5,0 Ảnh hưởng rất mạnh 2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính. Sau khi thu thập được các thông tin, sẽ tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin.

+ Đối với các thông tin là số liệu lịch sử và số liệu khảo sát thực tế thì tiến hành lập lên, sơ đồ, hình vẽ...

+ Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Trong đề tài nghiên cứu này, phương pháp thống kê được thực hiện thông qua việc sử dụng các số liệu mà tác giả thu thập được để biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt, bao gồm các dữ liệu về số trung bình, số tương đối, tốc độ phát triển bình quân... để phân tích đánh giá kết quả quản lý thu thuế TNCN đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

2.2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh

Sau khi tính toán số liệu về công tác quản lý thu thuế TNCN đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Lào Cai, tác giả tiến hành so sánh số liệu giữa các năm, theo giai đoạn, theo mức độ hoàn thành. Từ đó đưa ra được những nhận xét, đánh giá về việc quản lý thu thuế TNCN đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

2.2.3.3. Phương pháp phân tích tổng hợp

Phân tích tổng hợp là chia toàn thể đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó. Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp nhằm phân chia các nội dung quản lý thu thuế TNCN đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thành các vấn đề nhỏ, giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy bằng cách tổng hợp và đúc kết lại.

2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu

-Chỉ tiêu phản ánh tình hình đăng ký và cấp mã số thuế: Số lượng đăng ký cấp mã số thu nhập cá nhân qua các năm (cá nhân và tổ chức chi trả thu nhập);

- Chỉ tiêu phản ánh về tình hình khấu trừ thuế:

+ Số lượng đối tượng được khấu trừ thuế + Số tiền được khấu trừ thuế

-Chỉ tiêu phản ánh tình hình về các đối tượng khai thuế và nộp thuế: Đối tượng khai thuế và nộp thuế TNCN theo tháng; Đối tượng khai thuế và nộp thuế TNCN theo quý; Đối tượng khai, nộp thuế theo từng lần phát sinh; Đối tượng kê khai thuế, nộp thuế theo năm

+ Số hồ sơ khai thuế đã nộp: Là chỉ tiêu số tuyệt đối thời kỳ phản ánh tổng số hồ sơ khai thuế đã nộp.

+ Số hồ sơ khai thuế đã nhận được: Là chỉ tiêu số tuyệt đối thời kỳ phản ánh tổng số hồ sơ khai thuế đã nhận được. Chỉ tiêu cho thấy ý thức chấp hành người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ khai thuế.

+ Tỷ lệ nộp hồ sơ khai thuế (%): Là chỉ tiêu số tương đối phản ánh tỷ lệ hồ sơ khai thuế đã được người nộp thuế nộp so với tổng số hồ sơ khai thuế phải nộp.

Tỷ lệ nộp hồ sơ khai thuế(%) = Số hồ sơ cơ quan thuế nhận được x 100 Tổng số hồ sơ khai thuế phải nộp

+ Số hồ sơ khai thuế nộp quá hạn

Số hồ sơ khai thuế người nộp thuế nộp hồ sơ quá hạn là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số hồ sơ khai thuế người nộp thuế nộp hồ sơ quá hạn so với tổng số hồ sơ khai thuế phải nộp.Chỉ tiêu phản ánh quy mô ý thức chấp hành của người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế quá hạn quy định.

+ Tỷ lệ nộp hồ sơ khai thuế quá hạn (%): Là chỉ tiêu số tương đối phản ánh tỷ lệ hồ sơ khai thuế đã được người nộp thuế nộp quá hạn so với tổng số hồ sơ khai thuế phải nộp.

Tỷ lệ nộp hồ sơ khai thuế quá hạn (%) =

Số hồ sơ khai thuế nộp quá hạn

x 100 Tổng số hồ sơ cơ quan thuế nhận được

+ Số doanh nghiệp nộp thuế

+ Số doanh nghiệp nộp thuế đúng hạn

+ Tỷ lệ doanh nghiệp nộp thuế đúng hạn (%): Là chỉ tiêu số tương đối phản ánh tỷ lệ số doanh nghiệp nộp thuế đã được người nộp thuế nộp đúng hạn so với tổng số hồ sơ khai thuế phải nộp.

Tỷ lệ nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn (%) =

Số hồ sơ khai thuế nộp đúng hạn

x 100 Tổng số hồ sơ cơ quan thuế nhận được

+ Số lượng các khoản nợ/người nộp thuế: Là số khoản nợ bình quân của một người nộp thuế tại thời điểm đánh giá. Số lượng các khoản nợ càng ít thì tính tuân thủ càng cao.

+ Tỷ lệ người nộp thuế nợ thuế (%): Là chỉ tiêu số tương đối so sánh phản ánh tỷ lệ số tiền thuế còn nợ đến 31/12 hàng năm với tổng số tiền thuế đã nộp trong năm. Chỉ tiêu này tiến dần đến 0 thì tính tuân thủ pháp luật càng tốt.

Tỷ lệ nợ thuế(%) = Số tiền thuế nợ x 100 Tổng số tiền thuế phải thu

-Chỉ tiêu phản ánh tình hình về khai quyết toán thuế:

+ Tổ chức, cá nhân trả thu nhập: Số lượng và số tiền đề nghị quyết toán + Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh; Số lượng và số tiền đề nghị quyết toán.

+ Cá nhân cư trú chuyển nhượng chứng khoán nộp thuế theo mức thuế suất 20% trên thu nhập: Số lượng và số tiền đề nghị quyết toán.

- Chỉ tiêu phản ánh kết quả của công tác quản lý thu thuế TNCN đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ:

+ Kế hoạch thu thuế qua các năm (nếu có); + Số tiền thuế TNCN thu được qua các năm,

+ Tốc độ phát triển, tốc độ tăng thuế TNCN qua các năm; +Số thực thu thuế TNCN/kế hoạch thu thuế TNCN + Chỉ tiêu phản ánh công tác thanh tra, kiểm tra

+ Số cuộc đã thanh tra, kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế, tại doanh nghiệp + Số thuế phải truy thu và phạt qua hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế

Chỉ tiêu này phản ánh số thuế truy thu, xử phạt đối với doanh nghiệp, đối với người nộp thuế, từ đó thấy rõ những phạm vi cơ bản của các doanh nghiệp, người nộp thuế là cơ sở để đưa ra các biện pháp tăng cường quản lý thu thuế TNCN được tốt hơn, ngăn chặn các chính sách thuế của doanh nghiệp, của người nộp thuế.

+ Số lượng các khoản nợ/người nộp thuế: Là số khoản nợ bình quân của một người nộp thuế tại thời điểm đánh giá. Số lượng các khoản nợ càng ít thì tính tuân thủ càng cao.

+ Chỉ tiêu đánh giá nghĩa vụ cung cấp thông tin đối với kết quả thanh tra, kiểm tra: Là số thuế truy thu bình quân qua hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế. Chỉ tiêu được tính theo phương pháp bình quân số học đơn giản.

+ Chỉ tiêu về kết quả xử lý sau kiểm tra: Chỉ tiêu này phản ánh số thuế truy thu, xử phạt đối với doanh nghiệp, đối với người nộp thuế, từ đó thấy rõ những phạm vi cơ bản của các doanh nghiệp, người nộp thuế là cơ sở để đưa ra các biện pháp tăng cường quản lý thu thuế TNCN được tốt hơn, ngăn chặn các chính sách thuế của doanh nghiệp, của người nộp thuế.

- Chỉ tiêu phản ánh công tác cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế: + Số nợ thuế TNCN

- Tổng nợ thuế

- Tỷ trọng nợ thuế tồn đọng/ Tổng thu NSNN - Tỷ trọng nợ thuế TNCN/Tổng nợ tồn đọng

- Chỉ tiêu phản ánh công tác xử lý vi phạm pháp luật về thuế:

+ Số trường hợp bị phạt do chậm nộp thuế + Số tiền phát do chậm nộp thuế

- Chỉ tiêu phản ánh công tác giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế:

+ Số vụ khiếu nại tố cáo thuế được xử lý + Tỷ lệ số vụ giải quyết khiếu nại tố cáo thuế

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI 3.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Lào Cai

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 265 km theo đường bộ. Phía đông giáp tỉnh Hà Giang; phía tây giáp tỉnh Sơn La và Lai Châu; phía nam giáp tỉnh Yên Bái, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với 203 km đường biên giới. Cách ngày nay hơn vạn năm, con người đã có mặt tại địa bàn Lào Cai.

Diện tích tự nhiên: 6.383,88 km2 (chiếm 2,44% diện tích cả nước, là tỉnh có diện tích lớn thứ 19/64 tỉnh, thành phố cả nước).

* Địa hình

Địa hình Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh. Hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi cùng có hướng Tây Bắc - Đông Nam nằm về phía đông và phía tây tạo ra các vùng đất thấp, trung bình giữa hai dãy núi này và một vùng về phía tây dãy Hoàng Liên Sơn. Ngoài ra còn rất nhiều núi nhỏ hơn phân bố đa dạng, chia cắt tạo ra những tiểu vùng khí hậu khác nhau.

Do địa hình chia cắt nên phân đai cao thấp khá rõ ràng, trong đó độ cao từ 300m - 1.000m chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh. Điểm cao nhất là đỉnh núi Phan Xi Păng trên dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao 3.143m so với mặt nước biển, Tả Giàng Phình: 3.090m.

Dải đất dọc theo sông Hồng và sông Chảy gồm thành phố Lào Cai - Cam Đường - Bảo Thắng - Bảo Yên và phần phía đông huyện Văn Bàn thuộc các đai độ cao thấp hơn (điểm thấp nhất là 80 m thuộc địa phận huyện Bảo Thắng), địa hình ít hiểm trở hơn, có nhiều vùng đất đồi thoải, thung lũng, là địa bàn thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp hoặc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng.

* Khí hậu

Lào Cai có khí hậu nhiệt đới gió mùa, song do nằm sâu trong lục địa bị chia phối bởi yếu tố địa hình phức tạp nên diễn biến thời tiết có phần thay đổi, khác biệt

theo thời gian và không gian. Đột biến về nhiệt độ thường xuất hiện ở dạng nhiệt độ chênh lệch trong ngày lên cao hoặc xuống thấp quá (vùng Sa Pa có nhiều ngày nhiệt độ xuống dưới 00C và có băng hoặc tuyết rơi).

Khí hậu Lào Cai chia làm hai mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình nằm ở vùng cao từ 15độ C - 20 độ C (riêng Sa Pa từ 14 độ C - 16 độ C và không có tháng nào lên quá 200C), lượng mưa trung bình từ 1.800mm - >2.000mm. Nhiệt độ trung bình nằm ở vùng thấp từ 23 độ C - 29 độ C, lượng mưa trung bình từ 1.400mm - 1.700mm.

Sương mù thường xuất hiện phổ biến trên toàn tỉnh, có nơi ở mức độ rất dày.Trong các đợt rét đậm, ở những vùng núi cao và các thung lũng kín gió còn xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu thuế thu nhập cá nhân đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)