Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu thuế thu nhập cá nhân đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 45)

5. Bố cục của luận văn

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

* Dân số

Tổng dân số toàn tỉnh: 593.600 người.

Số người trong độ tuổi lao động: 314.520 người, chiếm khoảng 53%; mật độ dân số bình quân: 93 người/km2.

Dân tộc: Có 25 nhóm ngành dân tộc cùng chung sống hoà thuận, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 64,09% dân số toàn tỉnh. Dân tộc Kinh chiếm 35,9%, dân tộc Hmông chiếm 22,21%, tiếp đến là dân tộc Tày 15,84%, Dao 14,05%, Giáy 4,7%, Nùng 4,4%, còn lại là các dân tộc đặc biệt ít người Phù Lá, Sán Chay, Hà Nhì, La Chí,...

* Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế tỉnh Lào Cai được duy trì ổn định. Năm 2019, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 10,32%. Cơ cấu kinh tế: Nông lâm thủy sản 12,52% (giảm 0,7% so với năm 2018); Công nghiệp – Xây dựng 44,74% (tăng 0,11% so với năm 2018);

Dịch vụ 42,74% (tăng 0,83% so với năm 2018). GRDP bình quân đầu người đạt 70,5 triệu đồng/năm, tăng 7,5 triệu đồng so năm 2018

- Sản xuất nông, lâm nghiệp và phát triển nông thôn

Sản xuất lương thực được mùa, tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm đạt 330.819 tấn (tăng 1,8% kế hoạch và tăng 3,4% so cùng kỳ), đảm bảo an ninh lương thực. Giá trị sản phẩm trên 1 đơn vị ha canh tác ước đạt 75,1 triệu đồng, tăng 8,8% (6,1 triệu đồng/ha) so với năm 2018.

- Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng nhanh, đã hình thành và phát triển các vùng sản xuất với quy mô đạt 2.409 ha, tăng 456 ha so với năm 2018; giá trị sản phẩm bình quân đạt gần 250 triệu đồng/ha/năm; sản xuất theo hướng ứng dụng một phần công nghệ cao đạt 13.223 ha

Tiếp tục quản lý, bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện có 356.328,8 ha. Trong năm 2019, trồng rừng mới đạt 3.691 ha, tăng 47,6% kế hoạch; khoanh nuôi tái sinh 4.805,7 ha, đạt 100% kế hoach (trong đó khoanh nuôi mới 400 ha). Tăng cường quản lý giống cây trồng lâm nghiệp, tập trung phát triển rừng với các loài cây trồng có năng suất, giá trị kinh tế cao. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 55,5%, bằng 100,2% kế hoạch, tăng 1,3% so cùng kỳ.

Năm 2019, kết cấu hạ tầng nông thôn được ưu tiên đầu tư, đạt nhiều kết quả quan trọng. Đẩy mạnh thực hiện các dự án cấp điện cho các thôn, bản chưa có điện giai đoạn 2019-2020, tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 95,2%. Liên kết sản xuất được mở rộng, đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn được quan tâm, đời sống nhân dân ổn định, không có di cư tự do; bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư được 237 hộ, tăng 31 hộ so với cùng kỳ

Chương trình xây dựng nông thôn mới được chỉ đạo thực hiện quyết liệt. Hết năm 2019, toàn tỉnh tăng thêm 08 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn là 52 xã, đạt 36,4% tổng số xã và thành phố Lào Cai hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới.

- Sản xuất công nghiệp

Năm 2019, sản xuất công nghiệp duy trì mức tăng trưởng khá. Cơ cấu nội ngành chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng công nghiệp khai khoáng (giảm từ 9,6% năm 2018 xuống còn 9,3%) và tăng công nghiệp chế biến (tăng từ 69,9% năm

2018 lên 72,7%). Giátrịsảnxuấtcôngnghiệp (giá so sánh 2010) tháng 12 đạt 2.956 tỷ đồng, lũy kế 32.921 tỷ đồng, bằng 101,3% kế hoạch, tăng 13,4% so với cùng kỳ. Trong năm có thêm 06 nhà máy thủy điện hoàn thành phát điện với tổng công suất lắp máy 40,8MW, nâng tổng số lên 54 nhà máy hoàn thành phát điện hòa lưới quốc gia với tổng công suất lắp máy 896,7MW. Đến nay, toàn tỉnh có 100% xã, phường, thị trấn có điện lưới quốc gia; 95,5% thôn, bản có điện lưới quốc gia.

Hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp được quan tâm phát triển. Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp cả năm ước đạt 2.624 tỷ đồng, bằng 103,7% kế hoạch, tăng 12,7% so cùng kỳ.

- Thương mại, dịch vụ: Thương mại nội địa ổn định, hàng hóa đa dạng, phong phú với giá mua bán hợp lý, cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân địa phương và khách du lịch. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 12 ước đạt 2.603,4 tỷ đồng, lũy kế 26.172,2 tỷ đồng, bằng 102,6% kế hoạch, tăng 12,6% so cùng kỳ.

Năm 2019, hoạt động XNK qua cửa khẩu quốc tế có sự tăng trưởng cao và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn (tỷ trọng năm 2019 đạt 93,9%, tăng 9,7% so với cùng kỳ). Tổng giá trị hàng hóa XNK, mua bán trao đổi hàng hóa qua địa bàn tháng 12 ước đạt 380,7 triệu USD, lũy kế 3.812,2 triệu USD, bằng 103% kế hoạch, tăng 26,7% so cùng kỳ.

- Du lịch: Tổng lượng khách du lịch đến Lào Cai đạt 5.106,9 nghìn lượt, bằng 102,1% kế hoạch, tăng 20,2% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu du lịch cả năm đạt 19,203 tỷ đồng, bằng 100,2% kế hoạch, tăng 43,3% so với cùng kỳ.

* Thu ngân sách

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 9.389 tỷ đồng, tăng gần 30% dự toán Trung ương, tăng 4,3% dự toán tỉnh giao, tăng 11,7% so cùng kỳ.

Tổng thu ngân sách địa phương ước đạt 16.736,8 tỷ đồng, bằng 143,9% dự toán Trung ương, bằng 126% dự toán tỉnh giao, tăng 12,2% so cùng kỳ.

Tổng chi ngân sách địa phương ước đạt 16.670,6 tỷ đồng, bằng 176% dự toán Trung ương, bằng 126,8% dự toán tỉnh giao, tăng 12,2% so cùng kỳ.

* Văn hoá, xã hội

Trong năm 2019, hệ thống mạng lưới trường, lớp học tiếp tục được củng cố, sắp xếp. Cơ sở vật chất trường, lớp học đầu tư theo hướng chuẩn hóa, kiên cố hóa, hiện đại hóa. Đến nay 100% các cơ sở giáo dục đã có nhà lớp học kiên cố tại trường chính, đầu tư xây dựng phòng học, tích cực triển khai theo kế hoạch, đảm bảo hoàn thành trong năm 2020. Trường học đạt chuẩn quốc gia được xây dựng theo lộ trình, đạt 60,6% tổng số trường.

Phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học – chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở được đẩy mạnh. Chất lượng, hiệu quả giáo dục có sự chuyển biến rõ nét, toàn diện. Tỷ lệ học sinh xếp loại học lực khá, giỏi đạt từ 50% trở lên; tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT đạt 97,12%.

Hoạt động thông tin văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, tuyên truyền cổ động trên địa bàn tỉnh bám sát các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, góp phần quan trọng trong việc phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước tới mọi tầng lớp nhân dân. Năm 2019, tỷ lệ gia đình đạt chuẩn văn hóa ước đạt 83%; tỷ lệ thôn, bản, tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa ước đạt 78,5%; tỷ lệ cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa ước đạt 95%; tỷ lệ doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa ước đạt 80%.

Phong trào thể thao quần chúng tiếp tục được duy trì tại các Câu lạc bộ, các điểm tập tại các huyện, thành phố và trường học trên địa bàn toàn tỉnh. Năm 2019, số người luyện tập thể thao thường xuyên đạt 32%, số hộ gia đình luyện tập thể dục thể thao thường xuyên đạt 19,5%, tỷ lệ trường học đảm bảo giáo dục thể chất đạt 100%.

Công tác giám sát dịch bệnh nguy hiểm được tăng cường. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh không xảy ra các dịch bệnh nguy hiểm; một số bệnh truyền nhiễm theo mùa.

Thực hiện tốt công tác tiêm vắc-xin định kỳ cho trẻ em: Tiêm chủng đầy đủ các loại vắc-xin cho 13.140 trẻ, đạt 96,7% số trẻ. Đẩy mạnh công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thực hiện có hiệu quả

Công tác giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động tiếp tục được triển khai đồng bộ, đạt được kết quả. Năm 2019, giải quyết việc làm cho 14.720 lao động, bằng 115% kế hoạch, tăng 0,73% so cùng kỳ. Các cơ sở giáo góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 50,32% (năm 2018) lên 52,58% (năm 2019); tỷ lệ lao

động qua đào tạo chung đạt 63,1%.

Công tác giảm nghèo được thực hiện tốt, đã đẩy mạnh triển khai các Đề án, Nghị quyết của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về giảm nghèo trên địa bàn các huyện, đặc biệt là huyện Si Ma Cai, huyện Sa Pa; Năm 2019, tỷ lệ giảm nghèo ước đạt 4,79%; tỷ lệ hộ nghèo còn lại ước đạt 11,46%; tỷ lệ hộ cận nghèo đạt 9,87%. Chế độ, chính sách đối với gia đình chính sách, người có công với cách mạng, các đối tượng xã hội, các xã khó khăn, gia đình nghèo được thực hiện tốt

3.2. Giới thiệu về các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Đến hết năm 2019, tỉnh Lào Cai có 4.603 DNVVN trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Lào Cai được phản ánh thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.1.Thực trạng phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Lào Cai Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) - Số lượng các DNVVN đang hoạt động DN 3.554 3.995 4.603 440,88 12,41 608 15,22 - Số lao động bình quân người /DN 48,25 53,12 55,34 4,87 10,09 2,2 4,18

- Tổng doanh thu của các DNVVN Tỷ đồng 117.711 132.314 152.449 14.603 12,41 20.135 15,22 - Tổng thuế nộp ngân sách Tỷ đồng 818 990 1.160 173 21,10 170 17,17 - Số thuế bình quân nộp NSNN Tỷ đồng/ DN 0,230 0,248 0,252 0,018 7,74 0,004 1,70

(Nguồn: Cục thuế tỉnh Lào Cai)

Trong giai đoạn 2017 – 2019, số lượng DNVVN tăng trưởng đều qua các năm với tốc độ tăng từ 12,41% đến 15,22%. Số lượng lao động bình quân của mỗi doanh nghiệp từ 48,25 người/DN tăng lên 55,34 người/DN. Điều này cho thấy DNVVN trên địa bàn tỉnh Lào Cai không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng về quy mô.

Về doanh thu của các doanh nghiệp cũng có sự tăng trưởng mạnh từ 117.711 tỷ đồng lên 152.449 tỷ đồng. Như vậy có thể thấy tình hình sản xuất của các DNVVN

trên địa bàn tỉnh khá khả quan. Chính vì kết quả kinh doanh tốt nên số thuế nộp NSNN của nhóm các doanh nghiệp này đã tăng từ 818 tỷ đồng lên 1.160 tỷ đồng, số thuế bình quân nộp ngân sách hàng năm tăng từ 230 triệu đồng lên 252 triệu đồng.

Nhìn chung, các DNVVN trên địa bàn tỉnh phát triển tốt, hoạt động kinh doanh đúng pháp luật, có hiệu quả, đã khai thác được tiềm năng thế mạnh của địa phương như vốn, lao động, tay nghề, bậc thợ, nhất là ở những địa phương có làng nghề truyền thống. Các DNVVN đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, giải quyết việc làm, tăng thu cho NSNN, cải thiện đời sống cho nhân dân; góp phần xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tỉnh Lào Cai luôn khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ mọi người thành lập DN; tỉnh đã quy hoạch và thành lập các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề, nhằm giúp mọi người thành lập DN có điều kiện thuê được mặt bằng để đầu tư sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, tỉnh luôn coi cải cách thủ tục hành chính là bước đột phá quan trọng và tiến hành cải cách sâu rộng trên các lĩnh vực, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp giảm đến mức thấp nhất chi phí về thời gian và chi phí về tài chính khi tham gia đầu tư phát triển SXKD. Sự phát triển hệ thống các DNNVV giai đoạn qua đã thực sự trở thành động lực cho ngành công nghiệp Lào Cai phát triển theo đúng định hướng, góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông lâm nghiệp sang công nghiệp và thương mại, giải quyết được nhiều vấn đề xã hội đặc biệt là tạo việc làm cho số lượng lớn lao động nông thôn, từ đó góp phần nâng cao dân trí và tham gia tích cực vào thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo của tỉnh.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong giai đoạn qua, các DNNVV của tỉnh Lào Cai còn bộc lộ một số tồn tại làm cản trở sự phát triển cũng như hạn chế chất lượng hoạt động của các cơ sở sản xuất, đó là:

- Đa số các DNVVN có quy mô vốn nhỏ, vì vậy việc đầu tư công nghệ và trang thiết bị hiện đại (hầu hết là phải nhập từ nước ngoài) là rất khó khăn, trong khi muốn cạnh tranh với các DN lớn ngoài thì phải không ngừng cải tiến trang thiết bị,

giảm chi phí đầu vào;

- Các DNVVN thường thiếu và khó khăn về mặt bằng sản xuất, do không được ưu tiên về mặt bằng sản xuất, thường phải sử dụng nhà riêng và thuê mướn của tư nhân với giá thuê đất cao; trình độ công nghệ thấp và chất lượng lao động còn hạn chế;

- Trình độ quản lý và tay nghề chuyên không cao, số lượng chủ các DNVVN qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất thấp và hầu như là chưa qua đào tạo chuyên môn. Còn công nhân chủ yếu là lao động thủ công, chỉ qua đào tạo nghề ngắn hạn hoặc là những lao động chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang nên trình độ tay nghề vẫn còn nhiều hạn chế. Từ những đặc điểm nêu trên, cho cho thấy việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến, hiện đại vào hoạt động SXKD của DNVVN còn gặp nhiều khó khăn.

3.3. Cơ cấu tổ chức Cục thuế tỉnh Lào Cai

Cùng với sự tái lâp tỉnh Lào Cai, Cục thuế tỉnh Lào Cai được thành lập theo Quyết định số 335TC/TCCB ngày 31/8/1991 của Bộ Tài chính và đi vào hoạt động từ ngày 1/10/1991. Trong bối cảnh của một tỉnh mới chia tách, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, nhất là về cơ sở hạ tầng, các doanh nghiệp hầu hết mới được chia tách từ tỉnh Hoàng Liên Sơn ra với số vốn kinh doanh còn hạn chế, quy mô kinh doanh của các hộ kinh doanh còn nhỏ lẻ. Tổng số thu NSNN năm 1991 do Cục thuế quản lý là 13,2 tỷ đồng. Trong bối cảnh như vậy, lãnh đạo cùng cấp ủy Cục thuế Lào Cai xây dựng chương trình, kế hoạch, biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị cho từng đơn vị một cách cụ thể.

Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức Cục thuế tỉnh Lào Cai

Nguồn: Phòng Tổ chức – cán bộ - Cục thuế tỉnh Lào Cai

BAN LÃNH ĐẠO CỤC THUẾ LÀO CAI

Phòng Tổ chức cán bộ Phòng HCQT – TV- Ấn chỉ Phòng Tuyên truyền Phòng kiểm tra thuế Phòng thanh tra thuế 01 Phòng thanh tra thuế 02 Phòng thanh tra nội bộ Phòng kê khai và kế toán Phòng QLN và CCNT Phòng quản lý TNCN Phòng tin học Phòng TH- NV- DT Các chi cục thuế

Vị trí, chức năng

Chi cục Thuế ở các huyện, thành phố, thị xã (gọi chung là Chi cục Thuế) là tổ chức trực thuộc Cục thuế Lào Cai có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của NSNN (gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Chi cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ, quyền hạn

Chi cục thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các Luật thuế, các quy định pháp luật khác có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

- Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế; quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn;

- Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao; tổng hợp, phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác lập và chấp hành dự toán thu ngân sách Nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao;

- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu thuế thu nhập cá nhân đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)