5. Kết cấu luận văn
4.2.3. Tăng cường quản lý rủi ro
Rủi ro tín dụng là rủi ro về doanh thu và tài sản bị mất do trả nợ chậm hoặc không trả nợ các khoản vay hay các sản phẩm tín dụng khác. Đây là một vấn đề quan trọng trong ngành ngân hàng, đôi khi các doanh nghiệp không thể cung cấp thông tin tài chính có thể xác minh được. Do tình trạng thiếu thông tin này, đa số các khoản vay ngân hàng đối với doanh nghiệp đều được bảo đảm, hoặc nói cách khác là đòi hỏi phải có tài sản thế chấp. Vì các doanh nghiệp thường thiếu tài sản thế chấp được yêu cầu, điều đó làm hạn chế qui mô của thị trường.
Để nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng thì ngân hàng cần xây dựng một qui trình quản lý rủi ro trong cả ba giai đoạn, tìm hiểu khách hàng, phục vụ khách hàng và quản lý thẩm định khách hàng.
Trong giai đoạn tìm hiểu khách hàng, ngân hàng có thể sự dụng các biện pháp đánh giá ban đầu thông qua tổng hợp các dữ liệu mà các doanh nghiệp cung cấp cũng như thông tin nghiên cứu được nhằm lượng hoá các rủi ro của các nhóm khách hàng từ đó có thể thiết lập mô hình lãi suất cho vay mà ngân hàng cung cấp đến các doanh nghiệp. Ví dụ, nếu các khách hàng doanh nghiệp mục tiêu phụ thuộc nhiều vào hoạt động ngoại thương, khả năng hoàn trả nợ vay của họ có thể liên quan đến tỉ giá. Bởi vậy, tình trạng dao động về tiền tệ có thể được giám sát dưới dạng đầu vào để dự báo rủi ro đối với các doanh nghiệp đó. Cuối cùng, khi thu thập và phân tích thông tin về khách hàng tổng quát, các ngân hàng có thể phân hạng doanh nghiệp theo hạng mục rủi ro, và điều chỉnh phương thức tiếp cận thích hợp.
Ở giai đoạn phục vụ khách hàng, ngân hàng có thể quản lý rủi tín dụng bằng sử dụng mô hình giá cho vay cung cấp cho các doanh nghiệp. Ngân hàng thông qua việc đánh giá hiệu quả sinh lời của từng doanh nghiệp sẽ xác định cơ cấu lãi suất vay (giá sản phẩm) và qui mô tín dụng để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ngân hàng cũng có thể quản lý rủi ro tín dụng bằng tài sản thế chấp. Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp không phải lúc nào cũng có nghĩa là cho vay theo dòng tiền. Tài sản thế chấp thường là công cụ cần thiết để khuyến khích việc trả nợ cũng như để bảo đảm thu hồi vốn trong trường hợp không thanh toán nợ. Tuy nhiên, các biện pháp sáng tạo về tài sản thế chấp, ví dụ như chấp nhận các khoản phải thu, quyền
đòi nợ có thể tạo điều kiện để các ngân hàng quản lý rủi ro tín dụng. Đồng thời, ngân hàng cần sử dụng công cụ tính điểm và đánh giá nội bộ trong quá trình phục vụ khách hàng dựa trên dữ liệu ngân hàng nhằm làm tăng mức độ chính xác cũng như hiệu quả của việc sàng lọc khách hàng phục vụ cho việc quản lý khách hàng.
Trong giai đoạn cuối cùng quản lý và thẩm định các khoản cho vay, nhiệm vụ quan trọng của việc quản lý các khoản vay tín dụng là nhận biết và giải quyết các khoản vay có vấn đề trước khi thành nợ xấu. Việc này bao gồm khả năng phản ứng nhanh đối với các trường hợp khất nợ, đồng thời duy trì một mối quan hệ thương mại tốt đẹp với khách hàng càng lâu càng tốt, và giảm thiểu tổn thất khi không thể tránh được. Để quản lý rủi ro tín dụng trong giai đoạn này một cách hiệu quả, ngân hàng cần dành riêng nhân sự để xác định các dấu hiệu không thanh toán nợ của doanh nghiệp ngay từ đầu và trực tiếp tiếp xúc với các doanh nghiệp để giảm thiểu tổn thất, đồng thời giúp các doanh nghiệp này quản lý nguồn tiền mặt hiệu quả. Để hỗ trợ cho việc quản lý rủi ro tín dụng trong giai đoạn này, ngân hàng cần thiết lập các nhóm chuyên môn để giám sát dữ liệu vay để tìm các rủi ro và các dấu hiệu cảnh báo ban đầu, áp dụng dữ liệu vào các chính sách tín dụng đã được cải tiến.