5. Kết cấu luận văn
1.2.1. Thực tiễn quản lý hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại một
một số Ngân hàng thương mại
1.2.1.1. Thực tiễn quản lý hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VietinBank.
Với việc coi quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp là trọng tâm, Vietin Bank được đánh giá là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc nỗ lực hướng tới việc phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát tốt rủi ro.
VietinBank kiện toàn mô hình cơ cấu tổ chức hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tối ưu hóa hoạt động các đơn vị mạng lưới. Bộ máy cơ cấu tổ chức VietinBank năm 2019 đã được tổ chức, sắp xếp, kiện toàn theo hướng tinh gọn, rút giảm đầu mối, chuyên môn hóa theo chức năng, hướng tới tăng cường công tác phối hợp, hướng đến KH, thúc đẩy hiệu quả hoạt động và phù hợp với chiến lược kinh doanh. Các Khối/Phòng/Ban được bố trí xuyên suốt theo chiều dọc từ Trụ sở chính đến các Chi nhánh nhằm nâng cao khả năng quản trị điều hành, quản trị rủi ro, chuyên môn hóa hoạt động kinh doanh và tiếp cận với mô hình tổ chức hoạt động ưu việt, hiện đại của các NH hàng đầu thế giới. Năm 2019, hợp nhất thành công các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ủy với các đơn vị chuyên môn có chức năng nhiệm vụ tương đồng.
Rà soát, đánh giá toàn diện hoạt động của mạng lưới các phòng giao dịch trên toàn hệ thống và triển khai quyết liệt các giải pháp đồng bộ, nhằm cơ cấu, sắp xếp, phân bổ lại mạng lưới các phòng giao dịch. Qua đó, khắc phục ngay tình trạng mất cân đối trong phân bổ mạng lưới, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy hiệu quả hoạt động kinh doanh và tăng cường quản trị rủi ro toàn diện trên các mặt hoạt động.
VietinBank triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm cơ cấu nguồn lực, thúc đẩy nâng cao năng suất lao động và đẩy mạnh xây dựng Văn hóa doanh nghiệp VietinBank. Thực hiện chiến lược nhân sự và kế hoạch nhân sự trung hạn, các nhóm giải pháp về nhân sự được tiếp tục triển khai mạnh mẽ nhằm cơ cấu nguồn nhân lực dịch chuyển phù hợp với thông lệ quốc tế, tăng tỷ lệ nhóm nhân viên trực tiếp kinh doanh và tăng năng suất lao động bình quân toàn hàng: Kiểm soát định biên lao động, tinh gọn quy trình nghiệp vụ; tinh giản cơ cấu tổ chức và lao động tại các nghiệp vụ hỗ trợ chung; gia tăng tự động hóa và đẩy mạnh thuê ngoài; giảm lao động có hiệu quả làm việc thấp, tập trung vào các nguồn lao động chất lượng cao cho các nghiệp vụ lõi, bố trí nhân sự phù hợp giữa các đơn vị.
Chủ động trong việc bố trí, sắp xếp, tuyển dụng nhân sự đáp ứng yêu cầu quản trị điều hành hệ thống, yêu cầu hoạt động kinh doanh. Trong đó, đẩy mạnh thực hiện đào tạo thông qua luân chuyển cán bộ quản lý cấp trung; chủ động trong nhận diện và đào tạo đội ngũ cán bộ nhân tài (Top 500); cải tiến công tác tuyển dụng phù hợp đặc thù địa bàn. Qua đó, năm 2019 VietinBank cơ cấu được hơn 1600 cán bộ; bố trí sắp xếp đối với 750 vị trí cán bộ chủ chốt, đảm bảo kịp thời, phát huy tốt năng lực, sở trường; nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành; tuân thủ đúng quy định của VietinBank, NHNN và Pháp luật.
Công tác đánh giá, thi đua khen thưởng tiếp tục được cải tiến, thay đổi về tư duy và văn hóa trong phân loại rõ ràng kết quả thực hiện nhiệm vụ các đơn vị, cá nhân; chú trọng đánh giá năng lực cùng với đánh giá KPI; nâng cao chất lượng công tác đào tạo gắn với thực tiễn công việc; cải thiện chế độ phúc lợi, đãi ngộ đối với CBNV và thực hiện nghiêm minh Quy chế nội quy lao động VietinBank. (theo
1.2.1.2. Thực tiễn quản lý hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Techcombank
Trong 22 năm qua, Techcombank luôn ưu tiên phát triển bền vững dựa trên hai yếu tố trọng tâm là con người và công nghệ nhằm quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp được tốt hơn.
Ông Phạm Quang Thắng - Phó Tổng giám đốc Techcombank khẳng định: Đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một yếu tố quan trọng tạo nên nội lực vững mạnh của Techcombank, là nền tảng cho sự phát triển bền vững của ngân hàng trong thời gian qua và mở đường cho thành công trong tương lai.
Về công nghệ, Techcombank không chỉ đầu tư vào công nghệ theo nghĩa đen là nền tảng công nghệ, hệ thống máy móc hiện đại. Techcombank còn đầu tư và áp dụng các “công nghệ” quản trị và phát triển kinh doanh của các nước tiên tiến một cách linh hoạt, sáng tạo theo từng giai đoạn phát triển của Ngân hàng.
Bên cạnh đó, Techcombank còn đặc biệt chú trọng đầu tư phát triển con người thông qua nhiều chương trình, hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được tổ chức định kỳ, bài bản, và dài hạn. Đặc biệt, năm 2015 được Ban lãnh đạo Ngân hàng lựa chọn là "năm phát triển nguồn nhân lực". Trong năm nay, Techcombank đã đẩy mạnh toàn diện các hoạt động nâng cao hơn nữa chất lượng “tài sản” quý giá này.
Lấy ví dụ như về hoạt động đào tạo, Techcombank được đánh giá là “cái nôi” đào tạo nhân lực ngân hàng một cách bài bản và chuyên nghiệp. Mỗi cán bộ công nhân viên khi vào làm việc với Techcombank, trước khi bắt đầu công việc đều được tham gia các khóa đào tạo để trang bị các kiến thức cơ bản. Ngoài các khóa đào tạo cơ bản, hàng năm cán bộ nhân viên còn được tham gia các khóa đào tạo nâng cao về kỹ năng và nghiệp vụ. Các hình thức đào tạo ở Techcombank cũng rất đa dạng, phong phú, thiết kế phù hợp cho từng đối tượng: có những khóa đào tạo bắt buộc, có những khóa đào tạo do nhân viên đăng ký và lựa chọn tham gia để phát triển nghiệp vụ; các khóa đào tạo này do các giảng viên tại Techcombank và các giảng viên, chuyên gia từ bên ngoài chia sẻ thông qua hệ thống E-learning, đào tạo trên lớp học và đào tạo hỗn hợp tại đơn vị. Chỉ riêng trong năm 2014, Techcombank
đã triển khai 207 khóa học nghiệp vụ; 123 khóa học kỹ năng; 78 khóa học chung cùng 230 kỳ thi và sát hạch dành cho nhân viên.
Techcombank có một chiến lược phát triển nguồn nhân lực một cách toàn diện nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng nhân sự của Techcombank ngang tầm quốc tế. Mục tiêu này xuyên suốt các chương trình hoạt động liên quan đến nhân sự, từ tuyển dụng, đào tạo, luân chuyển cán bộ, đến đãi ngộ, khen thưởng, xây dựng môi trường làm việc thân thiện, xây dựng văn hóa doanh nghiệp đặc trưng của Techcombank… Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Techcombank có sự tư vấn của các tổ chức danh tiếng trên thế giới, áp dụng một cách linh hoạt vào môi trường Techcombank, và được đầu tư thực hiện dài hạn.
Sự luân chuyển, trải nghiệm qua nhiều vị trí khác nhau trong ngân hàng là một hình thức đào tạo thực tế đặc biệt tại Techcombank. Sự luân chuyển không chỉ áp dụng với cán bộ quản lý, mà còn được thực hiện ở nhiều cấp và nhiều vị trí khác nhau trong ngân hàng, mở ra lộ trình nghề nghiệp rõ ràng với nhiều hướng phát triển cho cán bộ nhân viên.
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một yếu tố quan trọng tạo nên nội lực vững mạnh của Techcombank, là nền tảng cho sự phát triển bền vững của ngân hàng trong thời gian qua. Trong tương lai khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu hơn nữa vào thị trường khu vực và thế giới, sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp, đồng thời cũng gia tăng sự cạnh tranh. Đòi hỏi cấp thiết đối với các DN, đặc biệt trong ngành ngân hàng, là phải đổi mới, vượt qua chính mình để vươn lên tầm quốc tế. Techcombank tiếp tục cam kết đầu tư hơn nữa vào con người, bằng những cách thức mới mẻ hơn, hướng tới những tiêu chuẩn cao hơn, nhằm đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Đầu tư vào con người Techcombank chính là đầu tư cho tương lai của ngân hàng.
Kinh nghiệm thực tế qua các vị trí khác nhau trang bị cho cán bộ nhân viên và các cấp quản lý có trình độ chuyên môn tốt hơn, tư duy bao quát hơn, khả năng làm việc chất lượng hơn, từ đó mang tới các sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, góp phần tăng hiệu quả hoạt động và nâng cao vị thế của ngân hàng. Góp phàn quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp. (theo