5. Kết cấu luận văn
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Đó là những thông tin có liên quan đến quá trình nghiên cứu của đề tài đã có sẵn, được công bố chính thức ở các cấp, các ngành. Thông tin chủ yếu bao gồm: Các kết quả nghiên cứu có liên quan đã tiến hành trước đó, thông tin liên quan đến hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại. Cụ thể, các thông tin được thu thập từ Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên, Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, các năm gần đây…, từ website của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt... và các tài liệu tìm kiếm trên các trang mạng internet.
- Tài liệu liên quan tới quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng; - Tài liệu từ Phòng khách hàng của ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.
- Số liệu trên báo cáo tài chính của ngân hàng để thấy được tình hình kinh doanh của Ngân hàng trong những năm vừa qua;
- Chiến lược, mục tiêu trong thời gian tới của Ngân hàng tại phòng kế hoạch của Ngân hàng.
Ngoài ra, đề tài còn tham khảo thêm một số nguồn tài liệu từ các văn bản, quy chế, nội quy của Ngân hàng liên quan đến định hướng và chính sách của ngân hàng … để phục vụ cho việc đánh giá đầy đủ về việc cho vay và quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng.
2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp là những thông tin do chính người nghiên cứu thu thập, là thông tin chưa có sẵn. Thông tin sơ cấp được thu thập một cách trực tiếp nên có độ tin cậy cao hơn.
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua quá trình khảo sát bằng câu hỏi đối với khách hàng doanh nghiệp vay vốn đối với cán bộ, nhân viên Ngân hàng
- Mục tiêu: Nhằm thu thập thông tin có cơ sở khoa học về thực trạng quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên. Từ đó tìm ra nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp và có giải pháp thích hợp
- Nội dung khảo sát:
Đối với khách hàng doanh nghiệp đến vay vốn tại LPB- chi nhánh tỉnh Thái Nguyên: cơ chế, chính sách cho vay, sản phẩm, quy trình cho vay, chất lượng cán bộ tín dụng, sự thỏa mãn của khách hàng vay…
Đối với cán bộ nhân viên làm việc tại LPB –chi nhánh Thái Nguyên: tính rõ ràng thông tin lãi suất, tính thuận lợi của thủ tục vay vốn, tính đa dang và phù hợp của sản phẩm, mạng lưới giao dịch, công nghệ, quy trình giám sát…
- Phiếu điều tra được thiết kế dựa trên cơ sở tham khảo ý kiến của cán bộ tại đơn vị và các chuyên gia am hiểu về đề tài nghiên cứu.
Những số liệu liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến quá trình nghiên cứu của đề tài được thu thập từ việc phát phiếu điều tra khảo sát, lấy ý kiến của cấp quản lý tại Ngân hàng dựa vào những số liệu này sẽ giúp có một cái nhìn khái quát và khách quan nhất từ góc độ đánh giá của cấp quản lý về thực trạng quản lý hoạt động cho vay KHDN. Từ đó, có thể rút ra được những nội dung cần phát huy hay
cách khắc phục những hạn chế này để hoàn thiện công tác quản lý hoạt động cho vay KHDN của ngân hàng.
- Mẫu bảng hỏi: Có hai mẫu phiếu điều tra đó là điều tra đối với khách hàng doanh nghiệp và phiếu điều tra đối với cán bộ, nhân viên Ngân hàng. Nội dung của mỗi phiếu điều tra gồm 2 phần:
+ Phần 1: Bao gồm thông tin cá nhân của người tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra: tên, tuổi, giới tính, số năm kinh nghiệm, vị trí…
+ Phần 2: Câu hỏi điều tra cụ thể chọn lọc từ phần vấn đề được giải quyết.
- Đối tượng và quy mô khảo sát:
Quy mô khảo sát: Cỡ mẫu được lựa chọn theo công thức Slovin: n = N/ (1 + Ne2)
Trong đó: N là tổng thể
e là sai số. Trong nghiên cứu này tác giả lựa chọn e =5%=0,05 n là cỡ mẫu.
*Đối với cán bộ nhân viên Ngân hàng LPB chi nhánh tỉnh Thái Nguyên : Tổng số cán bộ nhân viên là 135 người.
Áp dụng công thức ta có n= 135 /(1+135 x 0,052) = 100 quan sát.
Để đảm bảo số lượng phiếu điều tra, tác giả lựa chọn nhân viên để khảo sát. Số phiếu phát ra 100, phiếu thu về 100 số phiếu hợp lệ 100 phiếu.
*Đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp : Số lượng khách hàng doanh nghiệp của LPB – chi nhánh tỉnh Thái Nguyên là 67 khách hàng. Áp dụng công thức như trên để tính toán, ta có số lượng mẫu tối thiểu phải điều tra là :
n= 67 /(1+67 x 0,052) = 57 quan sát
Để đảm bảo số lượng phiếu điều tra, tác giả lựa chọn 57 KHDN để khảo sát. Số phiếu phát ra 57, phiếu thu về 57, số phiếu hợp lệ 57 phiếu
Câu hỏi trong phiếu điều tra sử dụng thang đo Likert 5: 1- rất tốt, 2 – tốt, 3- trung bình, 4- yếu, 5- kém .Với các mức độ đánh giá được quy định về thang điểm 5 sẽ giúp cho quá trình điều tra, phỏng vấn trở nên dễ dàng hơn và sau đó tác giả chỉ cần tổng hợp lại các phiếu điều tra và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel để cho ra kết quả cuối cùng về mức độ trung bình của việc đánh giá.