Thực trạng công tác quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 58 - 70)

5. Kết cấu luận văn

3.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tạ

tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.

3.2.1 Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt – chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

Doanh số cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt – chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.

Bảng 3.6. Doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp theo thời hạn vay giai đoạn 2016-2018

(Đơn vị: số tiền: triệu đồng; doanh nghiệp)

Chỉ tiêu Năm 2016 Tỷ trọng Năm 2017 Tỷ trọng Năm 2018 Tỷ trọng 1. Tổng Doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp 409.102,41 100 434.068,71 100 463.872,02 100 - Ngắn hạn 369.519,94 90,32 409.746,18 94,39 453.196,52 97,69 - Trung hạn 31.686,46 7,75 11.277,49 2,59 5.695,7 1,22 - Dài hạn 7.896,01 1,93 13.045,04 3,02 4.979.8 1,09 2. Số lượng doanh nghiệp vay vốn 43 55 67 (Nguồn: Phòng khách hàng)

Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua tăng rất nhanh, cùng với đó, LPB – chi nhánh tỉnh Thái Nguyên cũng định hướng phát triển tín dụng tập trung vào các khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong giai đoạn 2016-2018, số lượng khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với LPB – chi nhánh tỉnh Thái Nguyên có xu hướng tăng. Cụ thể, năm 2016 số lượng doanh nghiệp vay vốn là 43 doanh nghiệp, năm 2017 là 55 đoanh nghiệp, năm 2018 là 67 doanh nghiệp. Điều này cho thấy LPB - chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã có uy tín đối với loại hình doanh nghiệp này và phương thức cho vay linh hoạt, mềm dẻo tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này dễ dàng hơn trong việc tiếp cận vốn vay.

Doanh số cho vay của LPB -chi nhánh tỉnh Thái Nguyên tăng dần qua các năm. Doanh số cho vay năm 2016 là 409.102,41 triệu đồng, năm 2017 đạt 434.068,71 triệu đồng tăng 6,1% so năm 2016, năm 2018 đạt 463.872,02 triệu đồng tăng 29.803,31 triệu đồng (tương đương 6,8%) so năm 2017.

Để mở rộng quan hệ khách hàng, đẩy mạnh công tác tín dụng, đội ngũ cán bộ LPB- chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã chủ động tìm kiếm các khách hàng tiềm năng, các dự án, các phương án sản xuất kinh doanh khả thi. Doanh số cho vay trong những năm qua tăng nhanh. Qua đó có thể thấy, chi nhánh có xu hướng mở rộng hoạt động cho vay đối với KHDN nhằm giúp các doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh, góp phần định hướng đẩy mạnh cho vay doanh nghiệp của LPB- Chi nhánh Thái Nguyên. Đồng thời, ta cũng thấy vốn cho vay của chi nhánh chủ yếu là cho vay ngắn hạn phù hợp với định hướng của LPB – chi nhánh Thái Nguyên.

Bảng 3.7 Doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp theo phương thức cho vay giai đoạn 2016-2018

(Đơn vị: số tiền: triệu đồng; tỷ trọng: %)

Chỉ tiêu Năm 2016 Tỷ trọng Năm 2017 Tỷ trọng Năm 2018 Tỷ trọng

Hạn mức 369.519,94 90,33 409.236,18 94,28 404.297,86 87,16 Từng lần 39.582,47 9,67 24.832,53 5,72 59.574,16 12,84 Tổng DS cho vay doanh nghiệp 409.102,41 100 434.068,71 100 463.872,02 100 (Nguồn: Phòng khách hàng) Theo phương thức cho vay: Trong cơ cấu doanh số cho vay thì chi nhánh chủ yếu áp dụng các phương thức cho vay: cho vay hạn mức và cho vay từng lần. Trong đó, cho vay theo hạn mức chiếm tỷ trọng rất cao trên 85% tổng doanh số cho vay. Năm 2017 đạt 409.236,18 triệu đồng (tăng 10,7%) so với năm 2016; năm 2018 đạt 404.297,86 triệu đồng (giảm 1,2%) so với năm 2017. Các khoản cho vay theo phương thức hạn mức sẽ gặp rủi ro ít hơn vì vốn vay luôn được quay vòng và kiểm tra thường xuyên, liên tục.

Phương thức cho vay từng lần chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay. Năm 2017 đạt 24.832,53 triệu đồng giảm 14.749,94 triệu đồng (giảm 37,26%) so với năm 2016. Năm 2018 đạt 59.574,16 triệu đồng tăng 34.741,63 (tăng 139,9%) so với năm 2017.

Tỷ trọng cho vay theo hạn mức và từng lần như bảng 3.6 là phù hợp với tỷ trọng cho vay theo thời hạn vay vốn. Do các khoản vay hạn mức luôn là những khoản vay ngắn hạn (dưới 01 năm) và các khoản vay trung dài hạn luôn là các khoản vay từng lần.

Dư nợ cho vay với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt – chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.

Tình hình dư nợ đối với khách hàng doanh nghiệp:

Bảng 3.8: Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp giai đoạn 2016-2018

(Đơn vị: số tiền: triệu đồng; tỷ trọng: %)

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Dư nợ khách hàng doanh nghiệp 169.201,84 50,89 135.190,15 22,62 177.133,5 17,04 Dư nợ khác 163.280,98 49,11 462.623,51 77,38 862.931,16 82,96 Tổng dư nợ cho vay 332.482,82 100 597.813,66 100 1.040.064,66 100

(Nguồn: Báo cáo tổng kết LPB – chi nhánh tỉnh Thái Nguyên)

Tổng dư nợ cho vay của toàn chi nhánh đều tăng qua các năm. Trong đó dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp giảm xuống ở năm 2017 và tăng lên ở năm 2018. Cụ thể, năm 2016 dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp là 169.201,84 triệu đồng chiếm tỷ trọng 50,89%, năm 2017 dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp là 135.190,15 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 22,62 % giảm so với năm 2016 là 34.011,69 triệu đồng. Năm 2018 dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp là 177.133,5 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 17,04%, so với năm 2017 dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp tăng lên 41.943,35 triệu đồng.

Dư nợ khác chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của LPB – chi nhánh Thái Nguyên. Dư nợ chỉ là con số mang tính chất thời điểm, chưa phản ánh được thực chất việc cho vay KHDN của Ngân hàng. Muốn xem xét được bản chất cần quan tâm đến doanh số cho vay đối với Khách hàng doanh nghiệp.

Cơ cấu dư nợ đối với khách hàng doanh nghiệp:

Bảng 3.9 Cơ cấu dư nợ đối với khách hàng doanh nghiệp giai đoạn 2016-2018

(Đơn vị: số tiền: triệu đồng; tỷ trọng: %)

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng dư nợ KH doanh nghiệp 169.201,84 100 135.190,15 100 177.133,5 100 1. Dư nợ theo kỳ hạn Ngắn hạn 129.277,65 76,41 86.803,34 64,21 138.860,22 78,4 Trung, dài hạn 39.924,19 23,59 48.386,81 35,79 38.273,28 21,6 2. Dư nợ theo phương thức cho vay

Hạn mức 129.277,65 76,41 85.563,34 63,3 102.985,22 58,14

Từng lần 39.924,19 23,59 49.626,81 36,7 74.148,28 41,86

(Nguồn: Báo cáo tổng kết LPB – chi nhánh tỉnh Thái Nguyên)

Cơ cấu dư nợ đối với khách hàng doanh nghiệp là một trong những chỉ tiêu phản ánh cụ thể những khoản mà ngân hàng cho các khách hàng doanh nghiệp vay. Một cơ cấu tín dụng hợp lý phải cân đối giữa các hình thức tín dụng, không bị quá lệ thuộc vào sản phẩm nào để giảm thiểu rủi ro, đồng thời phải phù hợp với cơ cấu nguồn vốn đầu vào của ngân hàng.

Sau đây ta sẽ xem xét đối với đối tượng là khách hàng doanh nghiệp thì ngân hàng LPB – chi nhánh Thái Nguyên đã tập trung cho vay theo hình thức nào.

- Tình hình dư nợ đối với khách hàng doanh nghiệp theo kỳ hạn

Qua bảng số liệu 3.8 ta cũng hoàn toàn nhận thấy dư nợ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp chủ yếu là dư nợ ngắn hạn, dư nợ ngắn hạn mỗi năm đều chiếm trên 65%. Năm 2016 dư nợ ngắn hạn đạt 129.277,65 triệu đồng, chiếm 76,4% tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp. Năm 2017, dư nợ ngắn hạn đạt 86.803,34 triệu đồng, chiếm 64,21% tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp. Năm 2018, dư nợ ngắn hạn đạt 138.860,22 triệu đồng, chiếm 78,4% tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp. Nguồn vốn ngắn hạn mà LPB – chi nhánh Thái Nguyên cung cấp cho khách hàng doanh nghiệp chủ yếu là để đầu tư vào nhu

cầu vốn lưu động, với tỷ trọng như trên là dễ thấy vì Việt Nam là nước không chú trọng đầu tư theo chiều sâu. Dư nợ ngắn hạn của LPB – chi nhánh Thái Nguyên có xu hướng tăng như vậy cho thấy ngân hàng đang đi đúng hướng, phát triển cho vay nhu cầu vốn lưu động của các khách hàng doanh nghiệp.

Dư nợ trung dài hạn cho vay khách hàng doanh nghiệp năm 2017 là 48.386,81 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 35,79% tổng dư nợ khách hàng doanh nghiệp) tăng 8.462,62 triệu đồng so với năm 2016, năm 2018 dư nợ trung dài hạn cho vay khách hàng doanh nghiệp là 38.273,28 triệu đồng (chiếm tỷ trọng là 21,6 tổng dư nợ khách hàng doanh nghiệp) giảm 10.113,53 triệu đồng so với năm 2017.

Điều này cho thấy trong năm 2016 LPB – chi nhánh Thái Nguyên đã giảm nhẹ dư nợ trung dài hạn cho vay khách hàng doanh nghiệp, nhưng với điều kiện kinh tế dần hồi phục làm cho năm 2017 dư nợ trung dài hạn cho vay khách hàng doanh nghiệp tăng lên, đây là một sự phản ứng nhanh nhạy của chính bản thân ngân hàng, đảm bảo được nguồn vốn kinh doanh dài hạn cho doanh nghiệp phát triển bền vững và tạo lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên đến năm 2018, dư nợ cho vay trung dài hạn của LPB – chi nhánh Thái Nguyên có xu hướng giảm, do LPB – chi nhánh Thái Nguyên tập trung cho vay ngắn hạn.

- Tình hình dư nợ đối với khách hàng doanh nghiệp theo phương thức vay vốn Tỷ trọng dư nợ theo phương thức cho vay hạn mức luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng dư nợ khách hàng doanh nghiệp vay vốn, luôn chiếm trên 60% tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp. Năm 2017, dư nợ theo phương thức cho vay hạn mức đạt 85.563,34 triệu đồng (chiếm 63,3%) giảm 43.714,31 triệu đồng (giảm 33,81%) so với năm 2016. Năm 2018 dư nợ theo phương thức cho vay hạn mức đạt 102.985,22 triệu đồng (chiếm 58,14%) tăng 17.421,88 triệu (tăng 20,36%) so với năm 2018.

Tỷ trọng theo phương thức vay từng lần chiếm tỷ trọng thấp hơn trong cơ cấu tổng dư nợ khách hàng doanh nghiệp vay vốn, chiếm dưới 36%. Năm 2017, dư nợ theo phương thức cho vay từng lần đạt 49.626,81 triệu đồng (chiếm 36,7%) tăng 9.702,62 triệu đồng (tăng 24,3%) so với năm 2016. Năm 2018, dư nợ theo phương thức cho vay từng lần đạt 74.148,28 triệu đồng tăng 24.521,47 triệu đồng (tăng 49,4%) so với năm 2017.

Phương thức vay hạn mức có nhiều ưu điểm vượt trội: lãi suất ưu đãi, thủ tục đơn giản rất phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ, có nhu cầu vốn thường xuyên, tốc độ luân chuyển vốn nhanh và doanh nghiệp có thể chủ động nguồn vốn khi đã được cấp hạn mức tín dụng. Phương thức cho vay hạn mức giúp ngân hàng kiểm soát được mục đich sử dụng vốn vay của doanh nghiệp, đồng thời theo sát được tình hình kinh doanh của đối tượng vay vốn và đưa ra các quyết định kịp thời đúng đắn đối với khoản vay của doanh nghiệp.

Tỷ lệ nợ quá hạn

Bảng 3.10 Tỷ lệ nợ quá hạn đối với khách hàng doanh nghiệp

giai đoạn 2016-2018

(Đơn vị: số tiền: triệu đồng; tỷ trọng: %)

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tăng/ giảm Năm 2017/2016 Tăng/ giảm Năm 2018/2017 Số tiền % Số tiền % Dư nợ KHDN 169.201,84 135.190,15 177.133,5 -34.011,6 -20,1 41.943,35 31,1 Nợ quá hạn KHDN 1.100,3 3.009,21 1.450,63 1.908,91 173,4 -1.558,58 -51,7 Tỷ lệ nợ quá hạn khách hàng doanh nghiệp(%) 0,65 2,22 0,81

(Nguồn: Báo cáo tổng kết LPB – chi nhánh tỉnh Thái Nguyên)

Nợ quá hạn là khoản nợ mà người đi vay không thể trả cả gốc và lãi vào ngày đến hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.Nợ quá hạn luôn là vấn đề nhức nhối đòi hỏi cần có nhiều biện pháp tập trung công sức và thời gian để xử lý.

Thông qua bảng số liệu 3.9 ta có thể thấy rằng tỷ lệ nợ quá hạn khách hàng doanh luôn duy trì ở mức thấp trong giai đoạn 2016-2018. Cụ thể, năm 2016 tỷ lệ nợ quá hạn của khách hàng doanh nghiệp là 0,65%, đến năm 2017, tỷ lệ nợ quá hạn của khách hàng doanh nghiệp tăng đột biến lên mức 2,22%. Đến năm 2018, tỷ lệ nợ quá hạn khách hàng doanh nghiệp giảm xuống còn 0,81%.

Sở dĩ, năm 2017, tỉ lệ nợ quá hạn đối với các món vay của khách hàng doanh nghiệp tăng vọt là do dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp năm 2017 bị sụt giảm. Bên cạnh đó qua 2 năm phát triển, LPB – chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã xuất hiện một số khách hàng phát sinh nợ khó đòi. Năm 2018, tỷ lệ nợ quá hạn đối với khách hàng doanh nghiệp đã giảm xuống là do, Ngân hàng đã kiểm soát chặt chẽ hơn các khách hàng doanh nghiệp vay vốn. Mặt khác, dư nợ khách hàng doanh nghiệp cũng tăng lên đáng kể trong năm 2018.

Công tác cho vay khách hàng doanh nghiệp và xử lý nợ đối với đối tượng khách hàng này của ngân hàng đang được kiểm soát chặt chẽ. Sau khi nhận thấy tỉ lệ nợ quá hạn năm 2017 quá cao, đến năm 2018 cùng với sự chỉ đạo sát sao của Ban giám đốc Ngân hàng và sự cố gắng, nỗ lực cán bộ nhân viên LPB – chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã làm cho công tác thu hồi nợ, xử lý nợ của ngân hàng có những chuyển biến tích cực dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn khách hàng doanh nghiệp giảm xuống. Đây là tín hiệu tích cực đối với ngân hàng, và LPB – chi nhánh Thái Nguyên cần phát huy tốt trong thời gian tới.

Bên cạnh tỷ lệ nợ quá hạn đối với riêng mảng khách hàng doanh nghiệp, ta sẽ xét thêm tỉ lệ nợ quá hạn của khách hàng doanh nghiệp / tỉ lệ nợ quá hạn chung của tất cả khách hàng vay vốn tại LPB – chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.

Cụ thể số liệu được thể hiện tại bảng 3.10

Bảng 3.11 Nợ quá hạn đối với khách hàng doanh nghiệp so với nợ quá hạn của toàn bộ khách hàng vay vốn giai đoạn 2016-2018

(Đơn vị: số tiền: triệu đồng; tỷ trọng: %)

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Nợ quá hạn KHDN 1.100,3 15,81 3.009,21 21,69 1.450,63 8,71 Nợ quá hạn của tất cả khách hàng vay 6.959,19 100 13.869,61 100 16.653,26 100

Biểu đồ 3.1 Nợ quá hạn đối với khách hàng doanh nghiệp so với nợ quá hạn của toàn bộ khách hàng vay vốn giai đoạn 2016-2018

Tỷ trọng nợ quá hạn khách hàng doanh nghiệp so với tổng nợ quá hạn luôn duy trì ở mức thấp và có xu hướng giảm trong giai đoạn 2016-2018.

Tỷ lệ nợ xấu đối với khoản vay của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt – chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

Bảng 3.12 Tỷ lệ nợ xấu đối với khách hàng doanh nghiệp giai đoạn 2016-2018

(Đơn vị: số tiền: triệu đồng; tỷ trọng: %)

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tăng/ giảm 2017/2016 Tăng/ giảm 2018/2017 Số tiền % Số tiền % Dư nợ KHDN 169.201,84 135.190,15 177.133,5 Nợ xấu KHDN 0 0 663,09 0 0 663,09 Tỷ lệ nợ xấu khách hàng doanh nghiệp (%) 0 0 0,37 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

NQH doanh nghiệp NQH chung

Bảng 3.13 Nợ xấu đối với khách hàng doanh nghiệp so với nợ xấu của toàn bộ khách hàng vay vốn giai đoạn 2016-2018

(Đơn vị: số tiền: triệu đồng; tỷ trọng: %)

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Nợ xấu KHDN 0 0 0 0 663,09 14,86 Nợ xấu của tất cả khách hàng vay 221 100 1.142,5 100 4.460,01 100 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Nợ xấu Doanh nghiệp Nợ xấu

Biểu đồ 3.2 Nợ xấu đối với khách hàng doanh nghiệp so với nợ xấu của toàn bộ

khách hàng vay vốn giai đoạn 2016-2018

Nợ xấu làm ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thanh toán của Ngân hàng, làm giảm lợi nhuận, giảm uy tín của Ngân hàng. Khi nợ xấu tăng lên đồng nghĩa với việc Ngân hàng sẽ phải chịu các khoản chi phí quản lý nợ xấu, trích lập dự phòng.Tỷ lệ nợ xấu khách hàng doanh nghiệp có xu hướng tăng trong giai đoạn 2016-2018. Năm 2016, năm 2017 tỷ lệ nợ xấu khách hàng doanh nghiệp là 0%, năm 2018 tỷ lệ nợ xấu khách hàng doanh nghiệp là 0,37%. Tỷ lệ nợ xấu khách hàng doanh nghiệp năm 2018 tăng lên đột biến một phần là do dư nợ cho vay khách hàng

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 450000 500000

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Doanh số thu nợ KH doanh nghiệp

doanh nghiệp tăng. Bên cạnh đó Ngân hàng trong giai đoạn này đã không chú trọng đến vấn đề kiểm soát rủi ro. Các khách hàng vay từ năm 2015, 2016 bắt đầu có dấu hiệu nợ khó đòi..Trong giai đoạn 2016-2018 tỷ lệ nợ xấu của khách hàng doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 58 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)