5. Kết cấu luận văn
2.3. Hệ thống chỉ tiêu phân tích và đánh giá
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giá sử dụng phương pháp tính toán như sau:
So sánh tương đối: là tỉ lệ % của chỉ tiêu kì phân tích so với chỉ tiêu gốc Công thức: n là tỷ lệ % của chi tiêu kì phân tích
a là chỉ tiêu gốc b là chỉ tiêu kì phần tích n = b x100% a
- Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng KHDN: chỉ tiêu này phản ánh khả năng tăng trưởng dư nợ tín dụng KHDN và quy mô tín dụng của Ngân hàng. Đồng thời còn phản ánh khả năng duy trì và mở rộng thị phần cho vay của Ngân hàng.Chỉ tiêu
này để so sánh sự tăng trưởng dư nợ qua các năm để đánh giá khả năng cho vay và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh.
Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại nếu chỉ tiêu này thấp thì ngân hàng đang gặp khó khăn, đặc biệt là trong việc tìm kiếm khách hàng
Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay
KHDN =
Dư nợ cho vay KHDN năm nay – Dư nợ cho vay KHDN năm trước
x100% Tổng dư nợ
- Tỷ lệ dư nợ cho vay KHDN/ tổng dư nợ: Tỷ lệ này phản ánh dư nợ cho
vay KHDN trên tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng. Tỷ lệ này cao có nghĩa dư nợ cho vay KHDN cao, đáp ứng được yêu cầu phát triển.
Tỷ lệ dư nợ cho vay KHDN =
Dư nợ cho vay KHDN
x100% Tổng dư nợ
- Tỷ lệ lợi nhuận từ cho vay KHDN/ Tổng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng: Lợi nhuận càng cao càng chứng tỏ hoạt động cho vay KHDN mang lợi kết
quả tốt. Tuy nhiên, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn. Ngân hàng cần lưu tâm và xem xét tương quan giữa các yêu tố để cân nhắc.
Tỷ lệ LN từ cho vay KHDN =
Lợi nhuận từ cho vay KHDN
X 100% Tổng lợi nhuận từ hoạt động cho vay
- Sự gia tăng về quy mô và tăng trưởng tốc độ cho vay
Dư nợ cho vay: là tổng số tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay tại một thời điểm nhất định
Gia tăng quy mô DN KHDN (năm i
so với năm i-1)
= Dư nợ cho vay năm i - Dư nợ cho vay năm (i-1 ) Tốc độ tăng trưởng cho vay KHDN được tính bằng công thức sau:
Dư nợ cho vay KHDN năm i- Dư nợ cho vay KHDN năm i-1
x100% Dư nợ cho vay năm i
- Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay KHDN: Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của Ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại nếu chỉ tiêu này thấp thì ngân hàng đang gặp khó khăn.
. - Doanh số cho vay: là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng tính trong một giai đoạn/ thời kì, không kể các món vay đã được thu hồi hay chưa.
Doanh số cho vay bao gồm doanh số cho vay theo thời hạn vay (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) và doanh số cho vay theo phương thức cho vay (hạn mức, từng lần).
- Doanh số thu nợ: là tổng số tiền mà ngân hàng thu được nợ từ khách hàng trong một giai đoạn/ thời kì. Doanh số thu nợ chỉ liên quan đến khoản tiền gốc và không phụ thuộc vào kì hạn vay là bao nhiêu. Chỉ tiêu này phản ánh được lượng vốn thực tế mà các doanh nghiệp đã hoàn trả.
- Vòng quay vốn tín dụng: thể hiện tốc độ luân chuyển các khoản vay, chỉ tiêu này cho biết ngân hàng thu được nợ khách hàng bao nhiêu để có thể lại cho vay mới. Đây là chỉ tiêu thể hiện chất lượng vốn cho vay của ngân hàng, nếu doanh số thu nợ càng lớn, dư nợ bình quân càng nhỏ thì vòng quay tín dụng càng nhanh và ngược lại.
- Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ: cho ta biết một đồng dư nợ có bao nhiêu
đồng là nợ quá hạn. Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và hoặc lãi quá hạn. Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn cao sẽ bị đánh giá thấp về công tác quản lý hoạt động cho vay.
Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi = Nợ quá hạn có khả năng thu hồi/ Nợ quá han.
Tỷ lệ này cho ta biết có bao nhiêu phần trăm nợ quá hạn được thu hồi trên tổng số nợ quá hạn
- Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ cho ta biết một đồng dư nợ có bao nhiêu đồng là nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nó phản ánh rủi ro mà ngân hàng gặp phải. Nợ xấu là vấn đề khó tránh khỏi trong hệ thống ngân hàng, do đó điều quan trọng là Ngân hàng cần duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp, có thể chấp nhận được.
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
– Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2;
Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
– Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định. Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
– Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; – Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định. Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
– Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;
– Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI