5. Kết cấu luận văn
1.2.2. Kinh nghiệm đối với Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt –Chi nhánh tỉnh
tỉnh Thái Nguyên trong việc quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp.
Từ bài học của một số Ngân hàng, để quản lý tốt các khoản cho vay đối với
các doanh nghiệp, giảm thiểu được rủi ro thì một số chi nhánh của ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đã rút ra các bài học kinh nghiệm sau:
Thứ nhất, hoàn thiện cơ cấu bộ máy theo hướng tinh gọn, chuyên môn hóa, phân rõ các chức năng trong bộ phận, tuân thủ các khâu trong quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp: tiếp xúc khách hàng, phân tích tín dụng, thẩm định tín dụng, đánh giá rủi ro, quyết định cho vay, thủ tục giấy tờ hợp đồng, đánh giá chất lượng, xem xét lại các khoản vay, giám sát khoản vay sau giải ngân bằng cách thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng. Đảm báo kiểm soát cho vay khách hàng doanh nghiệp theo nguyên tắc: nhận biết nhu cầu vay vốn của khách hàng, phân tích thông tin và đánh giá tình trạng khoản vay, kiểm soát việc giải ngân, duy trì mối quan hệ cởi mở đối với doanh nghiệp.
Thứ hai, hoàn thiện mạng lưới các Phòng giao dịch, sắp sếp, kiện toàn, nâng cao hoạt động của mạng lưới các PGD. Việc mở rộng mạng lưới PGD sẽ giúp ngân hàng tiếp cận gần hơn với khách hàng, giúp phục vụ khách hàng doanh nghiệp vay vốn được tốt nhất. Việc mở rộng mạng lưới cũng góp phần quảng bá rộng rãi hình ảnh của Ngân hàng tới khách hàng.
Thứ ba, nâng cao năng lực chuyên môn trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng như hiện nay, cán bộ tín dụng phải là người năng động, có khả năng nắm bắt được thị trường, biết nhìn nhận đâu là khách hàng đáng tin cậy, đâu là khoản tín dụng an toàn. Vậy nên, chi nhánh không ngừng nâng cao kiến thức cho cán bộ thông qua hình thức mở các lớp tập huấn, bổ sung kiến thức cho cán bộ, cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo, lớp tập huấn kiến thức, phương pháp hạch toán…nhằm trang bị cho cán bộ kiến thức về pháp luật, về thị trường, khả năng đánh giá nắm bắt, đo lường được rủi ro, tổ chức các cuộc thi sát hạch để kiểm tra kiến thức.
mới, triển khai các công nghệ nền tảng mới, ứng dụng các giải pháp sáng tạo theo xu hướng chung về chuyển đối số, số hóa dịch vụ của ngân hàng với mục tiêu cuối cùng là cung cấp các dịch vụ. sản phẩm tốt nhất tới khách hàng.
Cuối cùng, để thực hiện tốt các bài học kinh nghiệm nêu trên cần có các hoạt động phổ biến tới nhân viên nhằm nâng cao công tác quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp. Những bài học kinh nghiệm đã tổng kết của các ngân hang trên chỉ có thể trở thành những cách thức hành động có hiệu quả khi có sự đồng thuận và vào cuộc quyết liệt có hiệu quả của các cấp lãnh đạo Ngân hàng.
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU